THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘ

Một phần của tài liệu tăng cường hoạt động huy động vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 36)

B THU DỊCH VỤ (trước dồn tích) 46 58.58 69

2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘ

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI

Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã tận dụng thuận lợi, khắc phục khó khăn để góp phần phát triển kinh tế Thủ đô. Với mục tiêu không ngừng hỗ trợ các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng đã liên tục khai thác nguồn vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, mở rộng và nâng cấp mạng lưới, mở rộng đầu tư tín dụng đặc biệt đầu tư cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra, trong năm 2011 ngân hàng cũng không ngừng mở rộng các loại hình dịch vụ, khai thác nguồn ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu, cung ứng ngoại tệ cho các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng.

•Huy động vốn:

Vốn là một trong những điều kiện kiên quyết quan trọng để hoạt động kinh doanh. Vốn của ngân hàng thương mại quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng, do đó ngân hàng cần phải đủ mạnh để có thể đảm bảo với những người đi vay rằng ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của họ ngay ca trong điều kiện kinh tế gặp khó khăn. Vốn còn được xem là một yếu tố để quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thương trường nhất là trong điều kiện kinh tế như hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn NHNo&PTNT TP Hà nội đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn nhằm đảm bảo nhu cầu của khách hàng: Thời gian linh hoạt, lãi suất linh hoạt…, các chương trình tiết kiệm có quà tặng, tiết kiệm dự thưởng……

Một số hình thức huy động vốn tại NHNo&PTNT hà nội

•Tiền gửi không kỳ hạn : TG thanh toán có thể PH séc •TG có kỳ hạn:áp dụng cho các TCTD, TCKT

•TG tiết kiệm KKH

• Tiết kiệm lĩnh lãi sau: áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng •Tiết kiệm lĩnh lãi tháng: áp dụng cho các kỳ hạn từ 6 đến 36 tháng • Tiết kiệm lĩnh lãi Quý: áp dụng cho các kỳ hạn từ 6 đến 36 tháng •Tiết kiệm bậc thang: khách hàng gửi tiền vào một lần và có thẩn rút ra

nhiều lần mà không ảnh hưởng đến phần gốc còn lại, lĩnh tại thời gian nào tính lãi tương đương kỳ hạn đó.

Bậc 1: Từ khi gửi đến dưới 3 tháng – hưởng lãi suất KKH Bậc 2: Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng – hưởng lãi suất 3 tháng Bậc 3: Từ 6 tháng đến dưới 9 tháng – hưởng lãi suất 6 tháng Bậc 4: Từ 9 tháng đến dưới 12 tháng – hưởng lãi suất 9 tháng Bậc 5: Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng – hưởng lãi suất 12 tháng Bậc 6: Từ 24 tháng trở lên – hưởng lãi suất 24 tháng

•Tiết Kiệm gửi góp: áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 đến 36 tháng •Tiết kiệm tự điều chỉnh Theo LS cơ bản của NHNN

•Kỳ phiếu ngắn hạn •Chứng chỉ tiền gửi…….

=> Tuỳ theo nhu cầu vốn của từng thời kỳ mà ngân hàng có thê đưa thêm một số hình thức huy động vốn hấp dẫn: lãi suất cao, có thưởng, tặng quà….. nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng tại thời điểm đó.

Nguồn vốn huy động tính đến thời điểm 31/12/2011 đạt đươc 12.121tỷ đồng giảm so với năm 2009 là 14.487 và năm 2010 là 17.376 nhưng nguồn vốn huy động được là không nhỏ và đáng được đánh giá cao trong khi tình hình kinh tế khủng hoảng và do cuối năm 2011 Ngân hàng nhà nước khống chế lãi suất trần nên khách hàng bị chi phối bởi lãi suất cao của một số ngân hàng cổ phần trên cùng địa bàn.

Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn qua các năm

Đơn vị : Tỷ đồng

Năm Nguồn vốn huy động Tăng giảm so với các năm trước Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)

2009 14.487

2010 17.367 +2.880 +12,14

2011 12.121 −2.366 −19,38

(Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp)

Từ đó ta có thể thấy rõ tổng nguồn vốn của ngân hàng có sự thây đổi rõ rệt qua các năm về cả số tuyệt đối và tỷ lệ phần tram. Năm 2010

cùng với đà phát triển của kinh tế và thị trường tài chính thì ngân hàng đã huy động được nguồn vốn lớn 17.367 tỷ đồng tăng 2.880 tỷ đồng tương đương với tăng 19,88% . Nhưng đến năm 2011 do sự biến đông kinh tế cùng với sự khó khăn của thị trường tài chính ngân hàng huy động được 12.121 tỷ đồng , giảm về số tuyệt đối là 2.366 tỷ đồng tương ướng với giảm 13,62% so với năm 2010. Nhưng đây cũng là một thành tính đáng ghi nhận trong thời buổi khó khăn chung của nền kinh tế.

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm của Ngân hàng

Sau khi nhìn tổng quan về nguồn vốn huy động được chúng ta sẽ xem xét cơ cấu vốn huy động qua từng năm:

Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Số tiền2009 % Số tiền2010 % Số tiền2011 %

1. Nội tệ 12.915 89,2 15.702 90,0 10.910 90

2. Ngoại tệ 1.572 10,8 1.665 10,0 1.211 10

Kêt cấu nguồn vốn .

TGTCKT & ký quỹ 4.212 29,1 4.319 24,9 4.286 35,4

Tiền gửi tiết kiệm, GTCG 4.129 28,5 4.043 23,3 3.009 24,8

Tiền gửi TCTD 3.047 21,3 1.573 9,0 625 5,2

Tiền gửi Kho Bạc 3.094 21,1 7.432 42,8 4.201 34,6

Tổng nguồn 14.487 100 17.367 100 12.121 100

Nhìn vào bảng số liệu kết cấu nguồn vốn huy động trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn này có sự thay đổi qua các năm. . Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng một cách cụ thể.

Một phần của tài liệu tăng cường hoạt động huy động vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w