Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu tăng cường hoạt động huy động vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 49)

B THU DỊCH VỤ (trước dồn tích) 46 58.58 69

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 hạn chế

Mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan trên song với vai trò của một Ngân hàng Thương mại đa năng trong quá trình hoạt động của mình Ngân hàng gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn trung dài hạn các năm 2009, 2010 đã chiếm một tỷ trọng khá nhưng sang đến năm 2011 lại giảm xuống chiếm tỷ lệ rất thấp do biến động trên thị trường tiền tệ. Vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn nên Ngân hàng chỉ có thể dành một tỷ lệ nhỏ cho vay trung và dài hạn.

Điều này chứng tỏ chính sách huy động vốn trung và dài hạn của Ngân hàng chưa hấp dẫn, tình trạng lạm phát, giá cả biến động trên thị trường, người dân chưa thực sự tin tưởng vào sự ổn định của thị trường tiền tệ nên gửi tiền loại này rất ít, chủ yếu là không kỳ hạn hoặc ngắn hạn dưới 12 tháng.

Cơ cấu vốn chưa phù hợp, tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng khá lớn, vốn trung và dài hạn mặc dù đã có sự chuyển biến nhưng vẫn còn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn. Vốn ngắn hạn thì thừa còn vốn trung và dài hạn thì thiếu.

Mặc dù Ngân hàng nhà nước đã cho phép các Ngân hàng thương mại đa dạng hoá các loại tiền gửi với nhiều hình thức khác nhau. Nhưng nguồn vốn ngoại tệ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn.

Tỷ trọng của nguồn vốn tiết kiệm trên tổng nguồn vốn vẫn chưa lớn lắm. Đây là nguồn vốn mang tính ổn định rất tốt để Ngân hàng sử dụng cho hoạt động cho vay nhưng Ngân hàng chưa có chính sách huy động tốt. Nếu có biện pháp và chính sách hợp lý thì đây sẽ là nguồn vốn huy động dồi dào cho

Ngân hàng vì lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư là khá lớn, thị trường chưa thực sự ổn định nên người dân không dám đầu tư nhiều và có xu hướng gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi suất.

Chính sách, biện pháp, hình thức huy động vốn vẫn còn mang tính chất cổ truyền chủ yếu là các hình thức huy động đơn thuần như tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Các hình thức gửi tiền khác như việc mở tài khoản cá nhân, gửi một nơi lấy một nơi, sử dụng séc cá nhân, và các hình thức thanh toán hiện đại như thẻ thanh toán vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và phổ biến.

Điều đó cho thấy tiềm năng vốn trong xã hội hiện nay là rất lớn, nếu như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội và các Ngân hàng Thương mại khác có giải pháp đúng đắn thì sẽ huy động được nhiều vốn đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nuớc đề ra.

2.3.2.2 nguyên nhân

2.3.2.2.1. Nguyên nhân thuộc về khách hàng

Sợ tiền mất giá do những bất ổn của nền kinh tế trong và ngoài nước:

Nền kinh tế nước ta đã dần đi vào thế ổn định song vẫn còn chứa đựng những yếu tố bất ổn. Thêm vào đó nền kinh tế các nước trên thế giới bị suy thoái khủng hoảng gián tiếp tác động đến kinh tế nước ta, giá cả liên tục tăng cao, lạm phát... ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người dân. Họ cho rằng đồng tiền Việt Nam càng mất giá chính vì vậy mà nhiều người đã chuyển từ nội tệ sang USD hoặc mua vàng để dự trữ, tránh mất giá và hưởng chênh lệch tỷ giá.

Chưa quen với các sản phẩm tiện ích của Ngân hàng

Theo Ngân hàng Thế giới thì hiện nay chỉ có khoảng 20% dân số Việt Nam thực hiện giao dịch với Ngân hàng, phần lớn người dân cho rằng Ngân hàng đơn thuần chỉ là một tổ chức nhận tiền gửi và cho vay nên họ gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu là để hưởng lãi suất chứ chưa quan tâm tới việc sử dụng dịch vụ của Ngân hàng như thẻ thanh toán, séc cá nhân, máy rút tiền tự động. Mặt khác cũng do việc thanh toán không dùng tiền mặt ở việt Nam còn chưa phổ biến nên một số cơ quan khi trả lương cho nhân viên vào thẻ tín

dụng thì họ lập tức rút hết ra để lấy tiền mặt chi tiêu. Nguyên nhân này cũng đã hạn chế lượng vốn huy động trong dân cư.

Thói quen tiêu dùng và tiết kiệm

Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa và sự phát triển của cơ chế thị trường, một bộ phận không nhỏ dân cư có sự tiêu dùng vượt quá mức cần thiết và không đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó, người dân vẫn còn thói quen để tiền trong tủ hoặc tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ (chủ yếu là USD) chiếm khoảng 44%, và thời gian gần đây người ta tích trữ dưới dạng bất động sản (đất đai). Những vấn đề này là trở ngại cho quá trình huy động vốn của Ngân hàng cần phải có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

2.3.2.2.2. Những nguyên nhân thuộc về Ngân hàng

Trên đây là những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của Ngân hàng, những nguyên nhân tác động chủ yếu, hạn chế khả năng huy động vốn lại xuất phát từ chính bản thân Ngân hàng.

Chưa phát triển được những sản phẩm huy động có nội dung và hình thức hấp dẫn

Trong những năm qua, Ngân hàng không ngừng đa dạng hoá, đi sâu thử nghiệm các hình thức huy động vốn mới tuy nhiên sản phẩm huy động đó chưa hấp dẫn khách hàng. Hơn nữa chính sách sản phẩm chưa thuận tiện đối với khách hàng, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Quy trình giao dịch còn chậm

Hiện nay Ngân hàng có 17 phòng giao dịch ở những vị trí thuận lợi trong công tác giao dịch với khách hàng. Nhưng do Ngân hàng mới thực hiện chế độ giao dịch một cửa nên nghiệp vụ còn hnạ chế quy trình giao dịch đã nhanh hơn khách hàng không phải tiếp xúc với nhiều người, thủ tục bớt rườm rà nhưng cần phải có thời gian để phát huy hết điểm mạnh của phương pháp này. Mặt khác thời gian giao dịch của Ngân hàng lại trùng với giờ hành chính nên không thuận tiện với khách hàng.

Trình độ ứng dụng công nghệ tiên tiến còn hạn chế

đầy đủ nhưng việc sử dụng còn chưa hết chức năng và phổ biến. Việc Ngân hàng chưa phát triển được dịch vụ thanh toán trong dân cư là một nguyên nhân hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.

Trên đây là toàn bộ những nguyên nhân chủ yếu đã tác động tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua. Để vươn lên và đứng vững trong hệ thống Ngân hàng thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cần phải nỗ lực phấn đấu khắc phục những khó khăn hạn chế đó, không phải ngày một ngày hai mà phải thực hiện thường xuyên lâu dài và liên tục.

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng và những nguyên nhân hạn chế khả năng huy động vốn, những hạn chế còn tồn tại cần phải được nghiên cứu xem xét để rút kinh nghiệm và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do những điều kiện bất lợi. Trong thời gian tới môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt khi mà các ngân hàng nước ngoài được tự do tham gia vào thị trường Việt Nam – các đối thủ này đều rất mạnh về tiềm lực tài chính cũng như trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ mới nên các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hà nội nói riêng cần phải có những chiến lược, phương hướng hoạt động cụ thể để tồn tại và phát triển.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu tăng cường hoạt động huy động vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w