- Phát triển thêm các dịch vụ đi kèm tiền gửi để thu hút nguồn vốn Triển khai ứng dụng tốt chương trình hiện đại hoá ngân hàng, tiếp tục nâng cấp và bổ
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước có chức năng quản lý và điều hành là “Ngân hàng của các Ngân hàng” có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược huy động vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Chính sách đúng đắn và phương cách điều hành hợp lý là tiền đề quan trọng và có tác động tích cực đến việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau. Cần phải năng động hướng đến mở rộng nguồn vốn huy động đầu tư trong nước, thúc đẩy các Ngân hàng Thương mại cạnh tranh lành mạnh, sôi nổi
năng động trong kinh doanh. Phối hợp với Bộ tài chính trong việc huy động vốn trung dài hạn, tránh sự trùng lặp giữa các đợt phát hành trái phiếu của Ngân hàng Thương mại với các đợt phát hành công trái, trái phiếu kho bạc.
Tiếp tục chỉ đạo lãi suất theo nguyên tắc thị trường: để công cụ lãi suất phát huy vai trò tác dụng của mình trong cơ chế thị trường thì Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục xử lý theo hướng sau: Chỉ đạo lãi suất theo nguyên tắc thị trường và mối quan hệ cung cầu về vốn. Lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, căn cứ lãi suất sử dụng vốn để quyết định lãi suất huy động vốn. Lãi suất cho vay bình quân cao hơn lãi suất huy động bình quân, khoản chênh lệch đó là lãi gộp của Ngân hàng, để Ngân hàng bù đắp chi phí thuế, dự trữ bắt buộc đề phòng rủi ro và có lãi suất. Mức lãi suất ở nước ta cao hơn mức lãi suất bình quân trên thế giới, điều này là cần thiết và phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Tuy nhiên về lâu dài, Ngân hàng cần có biện pháp hạ thấp dần mức lãi suất trong nền kinh tế để hoà nhập với mặt bằng lãi suất trên thế giới. Vì trong tương lai tiến tới tự do hoá lãi suất, lợi nhuận sẽ giảm dần theo quy luật tỷ suất lợi nhuận giảm dần. Mức lãi suất rất cao có thể làm cho các doanh nghiệp chịu thua lỗ dẫn đến vỡ nợ, phá sản, đặt Ngân hàng trước tình thế không thu được nợ. Trong khi mức lãi suất thấp dễ dẫn đến chi phí thấp, tạo sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước đối với nước ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Cùng với Chính phủ Ngân hàng Nhà nước cần sớm áp dụng công cụ thị trường mở để điều hành chính sách tiền tệ thay vì tập trung sử dụng các công cụ mang tính quản lý hành chính (công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc), đây là những nhân tố phải được duy trì tương đối ổn định vì nó ảnh hưởng trực tiếp và gây biến động rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng Thương mại cũng như nền kinh tế, khi nhà nước điều chỉnh lãi suất lập tức các Ngân hàng Thương mại gặp rủi ro có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ hoặc không thu hồi được vốn.
Nghiên cứu và đưa vào sử dụng trung tâm thanh toán điện tử và tiến tới thực hiện thanh toán bù trừ tự động qua mạng máy tính trong cả nước đẩy
nhanh tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt. Nghiên cứu và đưa ra hệ thống ký hiệu mật trong toàn quốc đối với séc bảo chi khác hệ thống để việc thanh toán giữa các đơn vị được an toàn và nhanh chóng.