Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu tăng cường hoạt động huy động vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 26)

- Môi trường chính trị - pháp lí

Đây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới toàn bộ nền kinh tế chứ không phải chỉ riêng ngành ngân hàng. Chính trị và kinh tế là hai phạm trù có sự tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau rõ rệt. Chính trị ảnh hưởng tới nền kinh tế và các hoạt động chính trị cũng mang mục đích kinh tế và tạo ra những biến động về chính trị. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính trị cũng có thể tạo ra một tác động to lớn với nền kinh tế. Tình hình chính trị ổn định tạo điều kiện cho kinh tế vận hành trôi chảy và ổn định. Nếu tình hình chính trị bất ổn sẽ tạo ra tâm lý hoang mang, bất an trong dân cư, việc họ rút tiền ồ ạt hoặc chuyển tiền ra các ngân hàng nước ngoài là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu họ quá lo lắng về tình hình biến động trong nước.

Ngoài các yếu tố chính trị, hoạt động ngân hàng còn chịu sự chi phối của hành lang pháp lý bao gồm thể chế trong và ngoài quốc gia (đối với các ngân hàng có phạm vi hoạt động mở rộng ra ngoài biên giới ).Như chúng ta đã biết, ngân hàng là một ngành có ảnh hưởng quan trọng đối với cả nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng còn mang tính xã hội hoá cao. Do đó, sự sụp đổ của một ngân hàng sẽ kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của cả hệ thống ngân hàng gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, thậm chí gây ra khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, ngân hàng cần phải được quản lí chặt chẽ, nghiêm ngặt để tránh hậu quả đáng tiếc cho nền kinh tế. Khung pháp lý áp dụng đối với ngành ngân hàng cần phải đảm bảo mức độ an toàn cho các ngân hàng, ngăn ngừa ngân hàng tham gia vào các vụ đầu tư và hoạt động mạo hiểm có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Pháp luật về ngân hàng thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện tốt các chức năng của mình và kinh

doanh có hiệu quả. Một môi trường pháp lí không rõ ràng minh bạch, nhiều trở ngại cho nhiều hoạt động ngân hàng chắc chắn sẽ gây ra khó khăn cho các Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động của mình. Bên cạnh các quy định của pháp luật còn phải nhắc đến các quy định của Ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại. Quy định về quy mô các khoản vay, về điều kiện tín dụng, phát hành các loại giấy nợ…đều gây ra ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng thương mại.

-Môi trường kinh tế - xã hội

Một nền kinh tế ổn định luôn là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của ngân hàng. Một nền kinh tế được coi là ổn định khi lạm phát được kiểm soát, không có dấu hiệu của khủng hoảng hay suy thoái, mức sống của người dân được bảo đảm…Khi đó đời sống của người dân ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có điều kiện phát triển hơn, nguồn vốn sẽ chảy vào ngân hàng nhiều hơn. Với một nền kinh tế ổn định, giá cả hàng hoá - dịch vụ cũng như sức mua của đồng tiền được đảm bảo người dân sẽ ít quan ngại về rủi ro trong tương lại, tạo cho người dân cảm giác tin tưởng nhờ đó họ mới an tâm gửi tiền vào ngân hàng. Ngược lại, một nền kinh tế suy thoái hay có lạm phát cao thì người dân sẽ có xu hướng giữ tiền mặt hoặc mua vàng hay ngoại tệ mạnh để dự trữ.

Bên cạnh các yếu tố vĩ mô như lạm phát hay suy thoái…hoạt động huy động vốn còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như mật độ dân cư trong địa bàn hoạt động, thu nhập trung bình của dân cư, của các tổ chức kinh tế trong địa bàn…Nếu ngân hàng có địa bàn hoạt động ở khu vực tập trung đông dân cư và các tổ chức kinh tế thì sẽ có khả năng huy động được nhiều vốn hơn các ngân hàng hoạt động ở địa bàn miền núi hay hải đảo xa xôi. Mức thu nhập của dân cư cũng là tác nhân quyết định đến quy mô của nguồn vốn huy được, điều này có thể dễ dàng thấy được rằng nếu như người dân có thu nhập tương đối cao, sau khi đã chi trả cho các nhu cầu của cuộc sống mà vẫn còn lại một khoản tiền thì họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng…

Ngoài ra còn một yếu tố nữa đó là thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của người dân. Ví dụ như Việt Nam là một quốc gia mà người dân vẫn quen giao dịch bằng tiền mặt,họ chưa biết nhiều đến việc giao dịch thông qua ngân hàng cũng như chưa hiểu rõ 1 cách đầy đủ những thuận lợi của cách giao dịch này đem tới. Một phần nữa là do trình độ khoa học công nghệ, luật pháp ở Việt nam chưa đủ để đáp ứng yêu cầu thanh toán qua chuyển khoản nhưng nhìn chung tâm lý của người Việt Nam vẫn “thích” tiền mặt hơn là sử dụng các loại dịch vụ ngân hàng và điều này cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhất là trong lĩnh vực thanh toán.

- Các đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi và cạnh tranh được coi là động lực của sự phát triển trong bất kỳ lĩnh vực nào. Ngày nay, môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng khốc liệt khi thị trường tài chính ngày càng đa dạng, phức tạp do có sự tham gia của nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Để cạnh tranh được với các đối thủ các ngân hàng phải nghiên cứu kỹ các điều kiện thị trường và đưa ra mức lãi suất phù hợp, cải tiến chất lượng phục vụ…

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng là yếu tố cạnh tranh đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Sự phát triển của những thị trường này đã giúp người dân ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn các hình thức đầu tư. Để làm cho tài sản của mình sinh lời họ không nhất thiết phải gửi tiền vào ngân hàng mà họ có thể đầu tư vào bất động sản hay chứng khoán… Thậm chí, những thị trường này còn mở ra cho họ những cơ hội có thu nhập cao hơn đầu tư vào ngân hàng.

Vì vậy cạnh tranh vừa là thách thức vừa là cơ hội thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng.

- Các nhân tố thuộc về khách hàng

Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại đó là những người gửi tiền vào ngân hàng, người vay

tiền và các khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Khách hàng vừa là nguồn cung về vốn tín dụng đồng thời cũng là nguồn cầu vốn vay. Với tư cách là bên cung về vốn tín dụng, họ mong nhận được từ ngân hàng một khoản lãi từ tiền gửi, dịch vụ liên quan. Vì chất lượng tạo vốn phụ thuộc vào cả 3 yếu tố khách hàng, ngân hàng và uy tín của ngân hàng. Ngân hàng có uy tín càng cao thì càng thu hút được càng nhiều khách hàng đến với mình. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, khách hàng càng có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức đầu tư của mình. Họ chỉ tìm đến địa chỉ để gửi hay để vay tiền ở những nơi họ thấy thuận tiện nhất. Trong điều kiện ít có sự khác biệt như hiện nay nếu ngân hàng nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với thái độ thân thiện, thủ tục đơn giản sẽ thu hút được nhiều khách hàng tốt tạo điều kiện cho hoạt động huy vốn được thuận lợi, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ cao.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu tăng cường hoạt động huy động vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w