THÔN HÀ NỘ

Một phần của tài liệu tăng cường hoạt động huy động vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 30)

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội nghiệp và phát triển nông thôn hà nội

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội được mô tả theo sơ đồ sau:

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của bộ máy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội

Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng hành chính nhân sự Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng kế toán -ngân quỹ Phòng điện toán Phòng tín dụng Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng dịch vụ & marketi ng Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ 17 Phòng giao dịch trực thuộc

Nhiệm vụ của các phòng ban:

Ban lãnh đạo gồm: Một Giám đốc và bốn phó giám đốc có nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như quyết định những vấn đề liên quan đến quản lý và tổ chức trong Ngân hàng, đồng thời trực tiếp điều hành các chi nhánh được phân cấp theo uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đối với các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc trong chỉ đạo và điều hành, tham gia ý kiến một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công và thay mặt Giám đốc khi được uỷ quyền.

Phòng hành chính nhân sự: Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ sau đây:

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Ngân hàng và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Ngân hàng phê duyệt.

Xây dựng và triển khai chương trình bàn giao nội bộ Ngân hàng và các phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký cho Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp.

Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Ngân hàng.

Trực tiếp quản lý con dấu của Ngân hàng, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, y tế, bảo vệ của Ngân hàng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Phòng kế hoạch tổng hợp: Phòng kế hoạch tổng hợp có các nhiệm vụ sau đây:

Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý hệ số an toàn theo quy định.

Tham mưu cho Giám đốc Ngân hàng điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.

Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định.

Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các phòng giao dịch trực thuộc.

Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.

Tổng hợp các báo cáo chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Phòng tín dụng: phòng tín dụng có các nhiệm vụ sau đây:

Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc Ngân hàng xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

Thẩm định và cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền.

Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

Quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác,…) hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công.

Phòng kế toán - Ngân quỹ: Phòng kế toán - Ngân quỹ có nhiệm vụ sau đây:

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt.

Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. •Phòng điện toán: có các nhiệm vụ sau đây:

Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của Ngân hàng.

Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho kinh doanh.

Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, cung cấp số liệu thông tin theo quy định.

Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.

Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: có các nhiệm vụ sau đây: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.

Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác

kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh trực thuộc.

Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh Ngân hàng loại 3 (nếu có). Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi Tổ kiểm tra, kiểm soát văn phòng đại diện và ban kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho ban Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.

Phòng kinh doanh ngoại hối: Có các nhiệm vụ sau:

Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.

Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Thực hiện nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh có liên quan đến thanh toán quốc tế.

Thực hiện dịch vụ kiều hối, chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.

Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập các báo cáo theo quy định).

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Phòng dịch vụ và marketing: có các nhiệm vụ sau đây:

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…) tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.

Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, apphích… theo quy định.

Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

2.1.2 Thực trạng kinh doanh của NHNo&PTNT hà nội trong 3 năm(2009-2011) (2009-2011)

Bảng2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011

A KINH DOANH

1 Nguồn Vốn 14.487 17.367 12.121

Phân loại theo tiền

-Nội tệ 12.915 15.702 10.910

-Ngoại tệ 1.572 1.655 1.211

Phân theo đối tượng

-Tiền gửi dân cư 4.212 4.043 4.286

-TG TCKT+Ký quỹ 4.129 4.319 3.009

-TG TCTD 3.047 1.573 625

-TG KBNN 3.094 7.432 4.201

Phân theo kỳ hạn

-TG KKH 4.724 9.386 5.858 -TG CKH dưới 12T 6.418 4.587 2.278 -TG CKH từ 12-24T 266 1.032 502 -TG CKH > 24T 3.080 2.359 3.483 2 Dư nợ 4.751 4.883 4.407 +Ngắn hạn 1.788 2.869 2.717 +Trung hạn 655 410 228 +Dài hạn 2.308 1.604 1.461 -Tỷ lệ DN DH/TDN 48,58% 41,24% 33,15% -Tỷ lệ nợ xấu 2,46% 2,89%

Một phần của tài liệu tăng cường hoạt động huy động vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w