Đặc điểm chung của thuật ngữ và những yêu cầu khi xây dựng

Một phần của tài liệu Khảo sát thuật ngữ Lâm nghiệp tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt (Trang 26)

5. Bố cục của luận văn

1.1.4. Đặc điểm chung của thuật ngữ và những yêu cầu khi xây dựng

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ở nước ngoài và ở Việt Nam có nhiều quan điểm và tranh luận về các đặc điểm của thuật ngữ. Ở nước ngoài, kế thừa những công trình về thuật ngữ của nhà thuật ngữ học nổi tiếng Lotte, D.S và của Ủy ban khoa học kỹ thuật thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô, Corsunop và Xumburova đưa ra những đặc điểm của thuật ngữ như sau: 1.

Không có thuật ngữ đa nghĩa trong một ngành; 2. Không có từ đồng nghĩa; 3.

Phản ánh những đặc trưng cần và đủ của khái niệm; 4. Tính hệ thống là phải chính xác, có hệ thống, ngắn gọn, có tính dân tộc và đại chúng, dễ hiểu, dễ nhớ. Tính chính xác của thuật ngữ cũng đã được khẳng định bởi Culebakin và Cơlimovitxki [4, tr.24], Reformatxki [28, tr.253 - 271].

Có thể thấy, các nhà thuật ngữ học nước ngoài đã đề cập đến tính chính xác, tính ngắn gọn, tính hệ thống và tính đơn nghĩa của thuật ngữ và họ coi đấy là những đặc điểm tiêu biểu của thuật ngữ.

Ở Việt Nam, Hoàng Xuân Hãn đã hệ thống hóa những yêu cầu cần và đủ cho hệ thống thuật ngữ là phải có những điểm chính sau: Thuật ngữ phải chính xác, thuật ngữ phải có hệ thống, thuật ngữ phải có tính dân tộc [11, tr.11]. Ngoài ra thuật ngữ cũng phải phấn đấu càng ngắn gọn càng tốt và phải có kết cấu chặt chẽ. Theo ông trong các điều kiện đó thì điều kiện cơ bản là phải chính xác và phải có hệ thống.

23

Cũng bàn về đặc điểm của thuật ngữ, còn có những ý kiến khác. Chẳng hạn Nguyễn Thiện Giáp cho rằng thuật ngữ phải có những đặc điểm: tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế [6, tr.45]. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nếu cho tính quốc tế là tiêu chuẩn về đặc điểm của thuật ngữ thì có phần chưa bao quát. Vì khi nói đến tính quốc tế tức là nội dung và hình thức của thuật ngữ phải đạt tới sự thống nhất giữa các dân tộc. Trên thực tế đòi hỏi thuật ngữ có tính quốc tế là rất khó. Vì không có một ngôn ngữ nào làm chuẩn để đặt thuật ngữ. Chính Nguyễn Thiện Giáp cũng thừa nhận rằng: “Thực ra về hình thức cấu tạo, tính quốc tế chỉ có tính tương đối. Dường như không có thuật ngữ nào thống nhất ở tất cả các ngôn ngữ”. Đồng thời các đặc điểm tính chính xác và tính hệ thống mà Lê Khả Kế và Nguyễn Thiện Giáp đưa ra cũng có thể quy thành một tiêu chuẩn bao quát hơn là tính khoa học. Do vậy chúng tôi sẽ dựa vào sự tổng kết các tiêu chuẩn của thuật ngữ do Lưu Vân Lăng đưa ra tại hội nghị bàn về việc xây dựng thuật ngữ năm 1964 để đánh giá hệ thống thuật ngữ trong Danh từ khoa học. Các tiêu chuẩn ấy là:

1/ Tính khoa học (cụ thể là: chính xác, có hệ thống và ngắn gọn). 2/ Tính dân tộc (nghĩa là có màu sắc ngôn ngữ dân tộc, phù hợp với đặc điểm tiếng Việt). 3/ Tính đại chúng (nghĩa là quần chúng dễ dùng, dễ nhớ, dễ đọc, dễ viết, dễ hiểu) [dẫn theo 22, tr.237 - 238].

Nhìn một cách tổng quát thì chúng tôi thấy rằng các nhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước đã nêu rất nhiều đặc điểm của thuật ngữ, như thuật ngữ phải có tính chính xác, tính hệ thống, tính dân tộc, tính quốc tế, tính đại chúng, tính ngắn gọn, tính đơn nghĩa. Trong những tiêu chuẩn này, có những tiêu chuẩn trùng lặp nhau, như tính chính xác và tính đơn nghĩa. Bản thân tính chính xác đã bao hàm tính đơn nghĩa vì khi có một nghĩa, thuật ngữ sẽ trở nên chính xác và loại bỏ được những hiện tượng đồng nghĩa, nhiều nghĩa của thuật ngữ.

24

Dựa theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học đi trước, chúng tôi cho rằng, bộ tiêu chuẩn của thuật ngữ gồm tính khoa học (tính chính xác, tính hệ thống), tính quốc tế, tính đại chúng, tính dân tộc, tính ngắn gọn. Trong các tiêu chuẩn này, những tiêu chuẩn như tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế là những tiêu chuẩn quan trọng nhất, cần thiết nhất không thể thiếu được, bởi nếu thiếu một trong các tiêu chuẩn ấy, thuật ngữ sẽ cần phải được chuẩn hóa. Các tiêu chuẩn còn lại như tính dân tộc, tính đại chúng, tính ngắn gọn là những tiêu chuẩn cần, nhưng không nhất thiết phải có, và thuật ngữ càng đáp ứng những tiêu chuẩn này được bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Dưới đây là những trình bày của chúng tôi về các đặc điểm của thuật ngữ, và chúng tôi sẽ trình bày nhấn mạnh các đặc điểm mà thuật ngữ bắt buộc phải có là tính khoa học (tính chính xác, tính hệ thống), tính quốc tế, tính đại chúng, tính dân tộc, tính ngắn gọn .

1.1.4.1. Tính khoa học + Tính chính xác

Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt dùng trong một ngành khoa học cụ thể nào đó. Mọi từ trong ngôn ngữ đều liên hệ với khái niệm nhưng ý nghĩa từ vựng của các từ thông thường không đồng nhất với khái niệm mà chúng gọi tên, trong khi đó thuật ngữ phụ thuộc chặt chẽ vào khái niệm của một ngành khoa học nào đó. Nói đến thuật ngữ là nói đến tính chính xác của nghĩa hoặc khái niệm mà nó biểu hiện mà không gây nhầm lẫn. Cũng vì lẽ đó mà thuật ngữ trong các từ điển được định nghĩa chứ không giải thích như từ ngữ thông thường khác. Khác với các từ vị khác khi thuật ngữ mà bị hiểu không đúng, sai lệnh nghĩa của vỏ ngôn ngữ thì ý nghĩa của nó bị biến hóa vô cùng. Điều này tương đương là thuật ngữ phải biểu hiện đúng khái niệm chuyên môn, phản ánh được đặc trưng cơ bản, nội dung bản chất của khái niệm. Quan điểm của Lưu Văn Lăng về tính chính xác của thuật ngữ như sau:

25

Mức chính xác khoa học của thuật ngữ phải thể hiện đúng nội dung khái niệm khoa học một cách rõ ràng, rành mạch. Một thuật ngữ chính xác tuyệt đối không làm cho người nghe hiểu sai, hoặc nhầm lẫn từ khái niệm này qua khái niệm khác” [15, tr.40]. Ngoài ra, tính chính xác của một từ còn thể hiểu là từ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không mang sắc thái biểu cảm. Đối với từ ngữ thông thường ý nghĩa từ vựng có thể thay đổi trong mỗi một văn cảnh khác nhau, còn đối với thuật ngữ thì không thế. Trong mọi văn cảnh khác nhau, cũng như khi đứng một mình, thuật ngữ không thay đổi về nội dung.

Ví dụ: Trong thuật ngữ lâm nghiệp lĩnh vực cây rừng có thuật ngữ “limb” chỉ có nghĩa là “phiến lá”, trong khi đối với ngôn ngữ thông thường thì tuỳ từng ngữ cảnh mà nó mang nghĩa là: tứ chi, núi ngang, hay hoành sơn.

Và sự thống nhất trong quan điểm về đặc điểm này của thuật ngữ cũng được AA.Refomatski nói rõ trong nhận định: “Các khái niệm biểu thị trong các từ ngữ thông thường chỉ là khái niệm thông thường, còn các khái niệm biểu thị trong thuật ngữ là khái niệm chính xác của một chuyên ngành khoa học nào đó” [28, tr.49 – 51].

Vì yêu cầu về tính chính xác mà thuật ngữ trong các từ điển được định nghĩa chứ không giải thích như từ ngữ thông thường khác. Trong thời đại ngày nay có nhiều ngành nghề khoa học phát triển, vì thế ta phải hiểu và phân tích được đặc tính cơ bản của thuật ngữ để giúp người đọc, người nghe có được khái niệm chính xác về bất kỳ đối tượng khoa học nào, thuật ngữ phải có nhiệm vụ gọi tên, định nghĩa chính xác về khái niệm đó và còn được thể hiện là từ chỉ có một nghĩa (hay còn gọi là đơn nghĩa), không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái biểu cảm. Ví dụ trong thuật ngữ lâm nghiệp lĩnh vực thổ nhưỡng có cụm từ “land cover” có nghĩa là “độ che phủ của đất”, nó mang một nghĩa thông thường, không có nghĩa thứ hai cũng không có từ đồng nghĩa. Hay trong lĩnh

26

vực cây rừng có cụm từ “forest planting” có nghĩa là “trồng rừng”, không có nghĩa thứ hai.

+ Tính hệ thống

Ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đều có tính hệ thống. Chính vì vậy thuật ngữ với vai trò là một bộ phận của ngôn ngữ; là từ, cụm từ biểu đạt chính xác một khái niệm của một chuyên ngành nào đó cũng mang tính hệ thống. Thuật ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ, mà ngôn ngữ của bất kỳ một quốc gia nào cũng mang tính hệ thống. Bởi vì thuật ngữ là từ, cụm từ biểu đạt chính xác một khái niệm của một chuyên ngành nào đó, thuật ngữ phải nằm trong hệ thống từ vựng chung của một ngôn ngữ, mỗi lĩnh vực khoa học đều có một khái niệm chặt chẽ được thể hiện ra bằng hệ thống các thuật ngữ của mình. Giá trị của mỗi thuật ngữ đều được xác định bởi mối quan hệ của nó với những thuật ngữ khác trong hệ thống ấy. Khi nói đến tính hệ thống thì phải chú ý đến hai mặt: hệ thống khái niệm (tức là về nội dung) và hệ thống ký hiệu (xét về hình thức). Tính hệ thống ký hiệu thường được thể hiện rõ ràng qua mối liên hệ liên tưởng và mối quan hệ ngữ đoạn của các tín hiệu trong ngôn ngữ. Nguyễn Thiện Giáp đã chỉ ra:“Do tính hệ thống trong cách cấu tạo thuật ngữ mà người ta có thể dễ dàng nắm được khái niệm mà thuật ngữ diễn tả” [6, tr.23]. Từ tính hệ thống về nội dung dẫn đến tính hệ thống về hình thức biểu hiện. Tính hệ thống về hình thức, ngược lại giúp cho người ta biểu thị được và nhận ra được tính hệ thống trong nội dung. Nếu tách một thuật ngữ ra khỏi hệ thống của nó thì nội dung thuật ngữ của nó không còn nữa.

Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng chung của một ngôn ngữ. Và tính hệ thống của thuật ngữ còn được thể hiện ở hai phương diện: trường từ vựng và trường khái niệm. Trường từ vựng chỉ ra mối liên hệ của thuật ngữ với các từ ngữ khác trong vốn từ vựng chung của một ngôn ngữ. Trường khái

27

niệm chỉ ra mối liên hệ giữa một thuật ngữ với các thuật ngữ khác trong cùng một chuyên ngành khoa học. Bởi không có chuyên ngành khoa học nào chỉ tồn tại một khái niệm duy nhất. Vì vậy mỗi thuật ngữ phải thuộc về một hệ thống thuật ngữ của một chuyên ngành khoa học nhất định. Và cũng không thể tách rời từng khái niệm ra để đặt thuật ngữ mà phải hình dung, xác định vị trí của nó trong toàn bộ hệ thống khái niệm.

Như vậy, khi xây dựng hoặc chuyển dịch một thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại, chúng ta cần chú ý đến tính hệ thống của thuật ngữ. Chúng ta khó có thể tạo ra một cuốn sách hay một từ điển nào chứa tất cả các thuật ngữ. Quan trọng là chúng ta phải biết sắp xếp các thuật ngữ vào một hệ thống. Trong tiếng Anh, tính hệ thống của thuật ngữ thể hiện ở sự lệ thuộc lẫn nhau của các hình thái ngữ pháp phái sinh trong việc cấu tạo và biến đổi từ, chẳng hạn trong thuật ngữ lâm nghiệp lĩnh vực cây rừng ta xét ví dụ:

+) Undergrowth: Tầng cây thấp. Thuật ngữ này được cấu tạo từ từ growth và tiền tố under. Hơn nữa từ growth còn kết hợp với danh từ period tạo nên từ “growth period”, nghĩa là “thời kỳ sinh trưởng”.

Còn trong lĩnh vực khai thác và vận chuyển lâm sản ta có từ “coproduct” có nghĩa là “ sản phẩm phụ từ gỗ”. Thuật ngữ này được tạo nên bởi từ product và tiền tố co-, ngoài ra từ product còn kết hợp với fiber tạo nên từ “fiber product” mang nghĩa là “sản phẩm sợi gỗ”.

Nhìn các ví dụ trên ta thấy nếu tách undergrowth ra khỏi lĩnh vực thuật ngữ lâm nghiệp thì nó chỉ có nghĩa là chưa trưởng thành, chưa chín chắn. Tương tự, nếu tách coproduct ra khỏi lĩnh vực thuật ngữ lâm nghiệp thì nó chỉ có nghĩa là sản phẩm phụ nói chung. Và nếu tách fiber ra khỏi lĩnh vực thuật ngữ lâm nghiệp thì nó chỉ có nghĩa là “sợi, chất xơ ” (trong lĩnh vực hóa học).

28

Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Thuật ngữ là một bộ phận từ vựng đặc biệt, biểu thị những khái niệm khoa học chung cho những người nói các ngôn ngữ khác nhau, do đó, sự thống nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích, thúc đẩy tiến trình phát triển khoa học của loài người nói chung, những khái niệm khoa học mà thuật ngữ biểu thị là tài sản chung của nhân loại” [6, tr.35]. Trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” của Nguyễn Thiện Giáp đã viết : “Nếu chú ý tới mặt nội dung của thuật ngữ, thì phải thừa nhận rằng, tính quốc tế là đặc trưng quan trọng, phân biệt thuật ngữ với những bộ phận từ vựng khác: thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những người nói các thứ tiếng khác nhau. Chính điều này đã tạo nên tính quốc tế cho thuật ngữ” [8, tr.247]. Nói đến tính quốc tế của thuật ngữ là ta nghĩ đến sự biểu hiện ở hình thức cấu tạo của nó. Mặt khác, do truyền thống lịch sử hình thành các khu vực văn hóa khác nhau, có thuật ngữ thống nhất trên một phạm vi rộng nhưng cũng có thuật ngữ thống nhất trên một phạm vi hẹp hơn. Để hiểu thêm hai quan điểm này ta xét ví dụ: Thứ nhất, khái niệm “rừng” với tư cách là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Trong các ngôn ngữ Châu Âu, khái niệm này được thể hiện bằng những hình thức rất gần nhau: forest (tiếng Anh) - forêt (tiếng Pháp) - forst (tiếng Đức). Thứ hai, khái niệm “đài” cũng được thể hiện bằng những hình thức gần giống nhau: radio (tiếng Anh) - radio (tiếng Pháp) -

radio (tiếng Đức).

Tuy nhiên tính quốc tế của thuật ngữ thể hiện ở hình thức cấu tạo cũng chỉ là tương đối vì dường như không có thuật ngữ nào có sự thống nhất ở tất cả các ngôn ngữ, mức độ thống nhất của tất cả các thuật ngữ là khác nhau, tính thống nhất của mỗi ngôn ngữ phụ thuộc vào truyền thống lịch sử, như tiếng Việt và một số tiếng khác ở Đông Nam Á như Nhật Bản, Triều Tiên v.v… xây dựng thuật ngữ phần lớn dựa trên cơ sở các yếu tố gốc Hán. Tuy

29

nhiên, hiện nay tiếng Nhật lại chú trọng sử dụng thuật ngữ vay mượn trực tiếp từ tiếng Anh phiên âm ra tiếng Nhật bằng một loại chữ ghi âm chứ không sử dụng chữ Hán để chuyển dịch [33]. Mặc dù vậy, có thể nói, tính quốc tế đòi hỏi một thuật ngữ phải có tính nội dung và hình thức biểu đạt gần gũi không phải chỉ với một cộng đồng ngôn ngữ mà với các cộng đồng ngôn ngữ khác. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, tính quốc tế trong thuật ngữ được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ ngoại giao và thời kỳ hội nhập.

1.1.4.3. Tính đại chúng

Tính đại chúng của thuật ngữ được hiểu là quần chúng dễ dùng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nói, dễ viết, dễ đọc. Như vậy, tính đại chúng là đặt thuật ngữ sao cho dễ hiểu. Hoàng Xuân Hãn rất đúng khi cho rằng: “Ở tiếng nước nào cũng vậy, người chưa học một ý gì, thì có giỏi mười mươi cũng không thể thấy chữ mà đoán nghĩa được. Do đó, muốn hiểu thuật ngữ thì phải học”. Nhưng khi đặt thuật ngữ, ông đã cố gắng chọn những từ mà khi đọc người ta có thể thêm phần nào nội dung của nó. Ví dụ như các thuật ngữ: than gầy, than béo, a cít hèn, a - cít mạnh…cũng rất gần gũi với ngôn ngữ đời thường giúp người dân có thể nắm bắt được khoa học [dẫn theo 22, tr.242]. Còn đối với thuật ngữ lâm nghiệp trong lĩnh vực cây rừng thì chia ra các loại cây phổ biến là:

Drought enduring plant: cây chịu hạn

Heat resistant plant: cây chịu nóng

Dystrophic: cây nghèo dinh dưỡng

1.1.4.4. Tính dân tộc

Thuật ngữ là một lớp từ biểu thị sự vật, hiện tượng, đối tượng củamột ngành khoa học nào đó nhưng nó không hoàn toàn tách biệt mà vẫn là một bộ phận của ngôn ngữ chung, chịu sự chi phối bởi quy luật ngôn ngữ của một dân tộc nào đó. Ngôn ngữ của một dân tộc là sản phẩm giao tiếp của dân tộc

Một phần của tài liệu Khảo sát thuật ngữ Lâm nghiệp tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)