5. Bố cục của luận văn
3.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh
Chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm định danh bậc 2 của thuật ngữ lâm nghiệp trong tiếng Anh. Cụ thể, chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu các vấn đề sau:
- Đặc điểm định danh của các thuật ngữ - đơn vị định danh tổng hợp tính.
- Đặc điểm định danh của các thuật ngữ - đơn vị định danh miêu tả. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiến hành khảo sát được 158/ 1148 (chiếm 13,76%) đơn vị thuật ngữ có định danh bậc 2.
69
Các đặc trưng được lựa chọn để định danh khá phong phú, gồm 6 đặc trưng. Các đặc trưng được lựa chọn để định danh trong lâm nghiệp bao gồm: sản phẩm + tính chất (53 lần), hoạt động + phương thức (46 lần), thiết bị + công dụng (33 lần), vị trí + chức năng (13 lần), sản phẩm + danh pháp (12 lần), sản phẩm + vị trí (1 lần). Như vậy, đối với thuật ngữ chuyên ngành lâm nghiệp, đặc trưng tính chất đem lại giá trị khu biệt nhiều nhất. Các đặc trưng: chức năng, danh pháp, vị trí ít được quan tâm. Để tiện theo dõi chúng tôi sắp xếp các công thức có tần số từ lớn tới nhỏ.
Công thức 1: Sản phẩm + tính chất
Công thức này bao gồm 53 thuật ngữ. Đây là công thức có số lượng thuật ngữ nhiều nhất tập trung ở lĩnh vực cây rừng. Ví dụ: bareroot seedling
(cây con rễ trần), basic crop (giống cây trồng cơ bản)…Xin xem (Bảng 29, trang 39 phần Phụ lục 1).
Công thức 2: Hoạt động + phƣơng thức
Công thức này gồm 46 thuật ngữ mô tả lại các hoạt động thường thấy trong lâm nghiệp và cách thức thực hiện. Đây là công thức có số lượng thuật ngữ nhiều thứ hai trong số các thuật ngữ đưa vào khảo sát định danh. Ví dụ:
ball planting (trồng cả bầu), checkrow planting (trồng theo ô vuông)…Xin xem (Bảng 30, trang 41 phần Phụ lục 1).
Công thức 3: Thiết bị + công dụng
Công thức này bao gồm 33 thuật ngữ về một số loại thiết bị và công dụng của chúng trong lâm nghiệp. Ví dụ: band dendrometer (băng đo vòng thân cây), bar cutting machine (máy cắt khúc), bark gauge (dụng cụ đo vỏ)…Xin xem (Bảng 31, trang 43 phần Phụ lục 1).
Công thức 4: Vị trí + chức năng
Công thức này bao gồm 13 thuật ngữ. Ví dụ: break section (khu gieo hạt),
70
Công thức 5: Sản phẩm + danh pháp
Đây là công thức của 12 thuật ngữ là danh pháp của một số loài cây trong thuật ngữ lâm nghiệp. Ví dụ: banian-tree (cây đa), bearing tree (cây kiểm chứng), chocolate tree (cây ca cao)…Số liệu cụ thể xin xem (Bảng 33, trang 45 phần Phụ lục 1).
Công thức 6: Sản phẩm + vị trí
Đây là công thức có số lượng thuật ngữ ít nhất: một thuật ngữ được định danh theo công thức này. Đó là thuật ngữ: cold deck (gỗ trong bãi).
Nhận xét:
Như đã khảo sát ở chương trước, đặc trưng cấu tạo bốn nhóm thuật ngữ có sự khác biệt cả về số lượng, từ loại, cấu tạo. Tương tự, đặc điểm định danh ở bốn lĩnh vực cũng có sự khác biệt. Lĩnh vực cây rừng thì xuất hiện nhiều công thức: sản phẩm + tính chất (53 thuật ngữ), lĩnh vực kỹ thuật lâm sinh thì nhiều công thức: hoạt động + phương thức (46 thuật ngữ), lĩnh vực khai thác và vận chuyển lâm sản thì nhiều công thức: thiết bị + công dụng (33 thuật ngữ). Như vậy số lượng thuật ngữ được đưa vào khảo sát định danh cũng giống như số lượng thuật ngữ được đưa vào khảo sát đặc điểm cấu tạo. Đó là ở hai lĩnh vực cây rừng và lĩnh vực kỹ thuật lâm sinh luôn có số lượng nhiều hơn cả.
3.3. Việc chuyển dịch thuật ngữ lâm nghiệp Anh - Việt
Ta có thể thấy rằng thuật ngữ cũng là một phần của ngôn ngữ nên việc dịch thuật ngữ có một ý nghĩa lớn đối với các ngành khoa học nói chung và đối với thuật ngữ lâm nghiệp nói riêng. Trong những phần trước, chúng tôi đã khảo sát đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh xét trên bình diện cấu tạo từ. Từ vị trí của một một giáo viên tiếng Anh tôi nhận thấy rằng cần thiết phải khảo sát thêm việc chuyển dịch thuật ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt để phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành lâm nghiệp
71
cho sinh viên Việt Nam. Vì tiếng Anh và tiếng Việt luôn có sự khác biệt nhau về hình thức, cấu trúc, ngữ nghĩa, hệ thống, độ dài cho nên trong quá trình học tập các sinh viên học chuyên ngành luôn gặp những khó khăn nhất định trong quá trình dịch thuật từ Anh sang Việt. Cụ thể như đối với một số thuật ngữ lâm nghiệp được chuyển đổi từ tiếng Anh sang tiếng Việt buộc phải dịch theo cách gọi là thuật ngữ giải thích. Ví dụ: breast high age (tuổi tính ở độ cao ngang ngực).
Đặc biệt là trong lĩnh vực cây rừng có những loài cây không có ngôn ngữ tiếng Anh gốc để sử dụng mà phải mượn từ tiếng La Tinh, các cụm từ này rất khó đọc và khó nhớ. Ví dụ: Alstonia scholaris (Cây sữa), Anogeis acuminate (Cây chò nhai), Antidesma montanum (Cây chòi mòi núi),
Atalantia guillauminii (Cây quýt hôi)…
Những khó khăn khi dịch sẽ xảy ra khi không có thuật ngữ tương đương giữa thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh và tiếng Việt. Trong trường hợp này, khi chuyển dịch thường phải giải thích nên rất dài dòng không đảm bảo độ ngắn gọn, chính xác. Có những thuật ngữ học sinh chuyên ngành bắt gặp rất nhiều cách dịch khác nhau. Điều này làm cho người học luôn bối rối, do dự để lựa chọn thuật ngữ dịch tương đương đúng.
Trong phần sau đây chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề trong việc chuyển dịch thuật ngữ lâm nghiệp Anh Việt. Trước khi khảo sát cụ thể, chúng tôi đi vào một số điểm tương đồng và khác biệt trong thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh với tiếng Việt.
3.3.1. Vài nét so sánh thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh với tiếng Việt và việc chuyển dịch Anh - Việt chuyển dịch Anh - Việt
3.3.1.1. Sự tương đồng
Cả hai thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh và tiếng Việt đều có một số lượng lớn thuật ngữ vay mượn. Nguồn vay mượn chủ yếu của thuật ngữ lâm
72
nghiệp tiếng Anh là từ tiếng La Tinh, Hy Lạp…còn tiếng Việt chủ yếu xây dựng thuật ngữ lâm nghiệp bằng việc sử dụng từ thuần Việt và yếu tố Hán Việt là chủ yếu. Về hiện tượng vay mượn, thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt đều vay mượn từ các ngôn ngữ khác: tiếng Anh vay mượn phụ tố và căn tố để cấu tạo từ và từ phái sinh, các phụ tố cũng chủ yếu đến từ tiếng La Tinh và Hy Lạp; trong khi tiếng Việt không vay mượn căn tố và phụ tố, nhưng sử dụng các yếu tố từ vựng tiếng Hán để tạo tương đương. Đây là những yếu tố góp phần tạo thuật ngữ tiếng Việt mang tính hệ thống.
Một điểm trùng nhau nữa là trong hai ngôn ngữ, thuật ngữ được cấu tạo bằng phương thức ghép là chủ yếu. Thuật ngữ là từ ghép đều được phân loại dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố.Trong từ ghép đẳng lập, các thành tố đều có nghĩa tương đương nhau. Trong từ ghép phân nghĩa, thành tố trung tâm bao giờ cũng biểu thị ý nghĩa phạm trù và giữ vai trò chính, vai trò trung tâm, còn thành tố phụ biểu thị thuộc tính khu biệt của sự vật, quá trình, hay tính chất do thành tố trung tâm biểu thị, từ loại của thành tố trung tâm quyết định từ loại của thuật ngữ. Số lượng thuật ngữ là từ ghép trong tiếng Anh và tiếng Việt chiếm tỷ lệ lớn.
3.3.1.2. Sự khác biệt
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai ngôn ngữ là trật tự từ. Điều này được thể hiện rõ nhất ở hình thức từ ghép chính phụ, trật tự từ là nhân tố quan trọng trong cả hai ngôn ngữ. Nếu thành tố thứ nhất là thành tố trung tâm thì thành tố thứ hai là thành tố phụ và ngược lại. Tuy nhiên, trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt hoàn toàn ngược nhau. Trong tiếng Anh tất cả các trường hợp thành tố trung tâm luôn đứng sau, thành tố phụ đứng trước. Ngược lại, trong tiếng Việt thành tố trung tâm đứng trước, thành tố phụ đứng sau.
Tiếng Anh và tiếng Việt thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau cho nên cách thức cấu tạo thuật ngữ giữa hai ngôn ngữ khác nhau.Trong tiếng
73
Anh có hiện tượng từ phái sinh (thêm tiền tố hậu tố) để cấu tạo thuật ngữ, còn tiếng Việt chỉ dùng phương thức ghép từ để cấu tạo thuật ngữ. Sau đây là bảng tổng hợp những nét tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh và tiếng Việt:
Bảng 3.1: Tổng hợp những nét tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh và tiếng Việt
Đặc điểm của thuật ngữ
Tiếng Anh Tiếng Việt
Điểm tương đồng
vay mượn yếu tố cấu tạo từ
vay mượn phụ tố vay mượn từ vựng
Điểm khác biệt
hình thức biến hình không biến hình hệ thống có tính hệ thống về hình thức cao tính hệ thống về hình thức yếu cấu trúc - thuật ngữ đơn (ít) - thuật ngữ phức (nhiều) - thuật ngữ đơn (ít) - thuật ngữ là từ ghép - thuật ngữ là cụm từ (tuyệt đại đa số)
độ dài ngắn gọn chưa ngắn gọn
3.3.2. Một số lý thuyết về vấn đề dịch thuật
Dịch thuật là quá trình làm việc với ngôn ngữ, là sự thay thế của một văn bản ở ngôn ngữ nguồn bằng một văn bản tương đương ở ngôn ngữ đích, đây là công việc quan trọng giúp người đọc, người nghe có thể hiểu rõ về văn bản ngôn ngữ. Các thuật ngữ nước ngoài được chuyển dịch sang tiếng Việt vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn, nguyên tắc của thuật ngữ – đó là tính một nghĩa
74
và tính chặt chẽ về cấu trúc. Ví dụ: telephone: điện thoại; formula: công thức; reaction: phản ứng; electron: điện tử; telecommunication: viễn thông…
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dịch thuật ngữ khác nhau như: Dịch thuật tương đương (equivalence)
Dịch thuật tương đương (equivalence) là một khái niệm trung tâm của lý thuyết dịch.Trong lý thuyết dịch, tương đương dịch thuật là quy trình chuyển dịch, thay thế một văn bản trong ngôn ngữ nguồn bằng một văn bản trong ngôn ngữ đích. Đó là mối quan hệ tương ứng giữa các đơn vị dịch thuật của hai văn bản, văn bản nguồn và văn bản đích trên cơ sở chú ý đến các yếu tố ngoài ngôn ngữ, các điều kiện ngữ dụng, văn bản và phong cách ở người tiếp nhận. Trong dịch thuật ngữ tồn tại hai khả năng: có tương đương và không có tương đương. Nếu có tương đương thì mới chuyển dịch thuật ngữ một cách chính xác, nếu không có tương đương thì phải vay mượn nguyên dạng, phiên âm, chuyển tự, hoặc dịch ý. Nguyễn Hồng Cổn cho rằng có hai loại tương đương trong dịch thuật: tương đương hoàn toàn và tương đương bộ phận [2, tr.3].
Tương đương hoàn toàn gồm có: tương đương hoàn toàn tuyệt đối và tương đương hoàn toàn tương đối. Tương đương hoàn toàn tuyệt đối là các tương đương dịch thuật, tương đương với nhau trên cả 4 bình diện: ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Những thuật ngữ có tương đương hoàn toàn là những từ mà ngôn ngữ đích vay mượn ngôn ngữ nguồn, ví dụ từ acid. Tương đương hoàn toàn tương đối là những tương đương dịch thuật trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Trong thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh và tiếng Việt tương đương hoàn toàn tương đối chủ yếu rơi vào các từ đơn. Ví dụ:
axe : rìu clay: đất sét
75
cliff: vách đá flat: đồng bằng
+ Tương đương bộ phận: tương đương ngữ pháp - ngữ nghĩa, tương đương ngữ nghĩa - ngữ dụng. Số lượng thuật ngữ lâm nghiệp có tương đương ngữ nghĩa – ngữ dụng tương đối nhiều vì trong quá trình chuyển dịch người ta chú ý đến nội dung thông báo của thuật ngữ.
Có hai loại tương đương: Tương đương hình thức (formal equivalence) và tương đương năng động (dynamic equivalence). Tương đương hình thức tập trung sự chú ý vào bản thân thông điệp cả về hình thức và nội dung. Người ta chú ý sao cho thông điệp ở ngôn ngữ đích tương xứng càng sát càng tốt với các yếu tố khác nhau ở ngôn ngữ nguồn. Như vậy, tương đương hình thức chỉ đạt được khi cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích tồn tại những từ gần giống nhau nhất cả về dạng thức và nội dung. Tương đương năng động nghĩa là mối quan hệ giữa người đọc bản dịch và thông điệp phải gần giống như mối quan hệ giữa người đọc nguyên tác và thông điệp nguyên tác. Thông điệp ở bản dịch phải phù hợp với các nhu cầu ngôn ngữ và mong đợi văn hoá của người đọc bản dịch. Như vậy, mục tiêu của tương đương năng động là tìm kiếm những tương đương tự nhiên và gần nhất với thông điệp của ngôn ngữ nguồn. Tương đương năng động đạt được khi thông điệp trong ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích có những ảnh hưởng tương tự nhau đối với người đọc. Tương đương không phải là chỉ sự bằng nhau về nghĩa mà là một quy trình chuyển dịch, và quy trình này được gọi là quy tắc chuyển dịch.
a. Các thuật ngữ có tương đương 1:1
Tương đương 1: 1 tức là một thuật ngữ gốc chỉ có duy nhất một thuật ngữ dịch tương đương. Đây là trường hợp lí tưởng khi dịch thuật ngữ. Ví dụ: knife – dao; backcross – lai ngược; bract – lá bắc; … Đó là những từ, cụm từ trong ngôn ngữ nguồn được thể hiện bằng những từ, cụm từ có nội dung
76
tương ứng trong ngôn ngữ đích. Tức là cứ một thuật ngữ gốc chỉ có một thuật ngữ dịch tương ứng. Trong chuyên ngành tiếng Anh lâm nghiệp có nhiều thuật ngữ có tương đương 1: 1. Điều cần lưu ý ở đây là sự khác nhau về trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Thường trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt ngược nhau. Từ đứng cuối cùng trong thuật ngữ tiếng Anh là thành tố chính, thành tố trung tâm của thuật ngữ, rồi đến thành tố phụ xếp theo thứ tự ưu tiên thành tố đứng gần thành tố chính. Trong tiếng Việt thường thành tố đầu là thành tố trung tâm.
Ví dụ: age tuổi
absolute age tuổi tuyệt đối Ttp Tttt Tttt Ttp
b. Dịch các thuật ngữ có tuơng đương 1>1
Tức là khi có một thuật ngữ gốc có nhiều hơn một thuật ngữ dịch tương đương. Ví dụ: transfer – chuyển giao, chuyển nhượng, chuyển ngân, sang tên, điều động, chuyển vận, sự dời chuyển; industrial relation – quan hệ tư bản, lao động, quan hệ lao tư, quan hệ chủ nợ, quan hệ con người trong xí nghiệp;
turkey contract – hợp đồng chìa khoá trao tay, hợp đồng mở khoá bao thầu toàn bộ (thuật ngữ kinh tế thương mại); acces – truy cập, truy nhập, truy xuất, truy đạt; computer – máy tính điện tử, máy điện toán, máy tính, máy vi tính;
acceptor – mạch nhận, mạch cộng hưởng nối tiếp, nguyên tử nhận, phần tử nhận (thuật ngữ điện tử – tin học); co - occurrence – sự đồng hiện, sự cùng xuất hiện; core rule – quy tắc lõi, quy tắc hạt nhân; place – vị trí, chỗ, nơi chốn (thuật ngữ ngôn ngữ học). Còn đối với lĩnh vực thuật ngữ lâm nghiệp ta thấy:
Breed 1. gây giống
2. chăn nuôi
77
4. sinh sản
Cross 1. lai giống
2. pha tạp Timber 1. cây gỗ 2. gỗ xây dựng 3. thớ gỗ Bark 1. vỏ cây 2. sự lột vỏ Branch 1. cành cây 2. sự phân cành
Những từ được dịch ra nhiều biến thể khác nhau như vậy đã gây không ít khó khăn cho người sử dụng. Điều này đòi hỏi người sử dụng cần phải cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp căn cứ vào nội dung ngữ nghĩa của từ ngữ trong ngôn ngữ đích.
c. Tương đương > 1: xảy ra khi trong ngôn ngữ gốc có nhiều thuật ngữ chỉ một khái niệm khoa học, nhưng chỉ có một thuật ngữ dịch tương đương.
1. 1. cross sự lai giống
2. atavistic 3. hybridization
2. 1. overboiled quá chín
2. overmature
3. 1. seed tree cây giống
2. seedling tree
Dịch không có tương đương (non - equivalence)
Khi một thuật ngữ tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt dịch sang tiếng Anh, điều cần thiết là chúng ta cần phải xem xét liệu thuật ngữ đó có từ tương đương không và nó có thoả mãn tiêu chí của thuật ngữ không. Và trong trường hợp không có từ tương đương (vì thực tế sự khác nhau giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích là điều không thể tránh khỏi) thì