Liên quan giữa virus (+) và virus (-) với độ nặng cơn HPQ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiễm virut đường hô hấp với tình trạng bệnh nặng và thời gian điều trị cơn hen phế quản cấp. (Trang 55)

Virus là nguyên nhân chính gây khởi phát và làm nặng cơn HPQ, phải nhập viện nhiều hơn.

Chúng tôi tiến hành làm PCR dịch tỵ hầu cho tất cả bệnh nhân HPQ cấp dưới 5 tuổi vào điều trị và chia hai nhóm virus dương tính ( có từ 1 virus trở lên dương) và virus âm tính ( không có virus nào dương tính).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 47 bệnh nhi vào viện ở mức độ nặng chiếm 63,5% và 27 bệnh nhi mức độ nhẹ chiếm 36,5%, trong đó bệnh nhi mức độ nặng hầu hết đều nằm ở nhóm có virus dương tính, như vậy nhiễm virus đường hô hấp làm cơn HPQ nặng lên, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p= 0,001). Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:

+ Nghiên cứu của Khetsuriani: trong số bệnh nhân HPQ có mức độ nặng 46,2% có nhiễm virus [51].

+ Nghiên cứu của Wark và cộng sự (2001) [67], Murray và cộng sự [57] và nghiên cứu của Tan (2005) [64] cho thấy: virus làm khởi phát và nặng thêm cơn HPQ cấp ở 80% trẻ em và 50-76% người lớn.

+ Nghiên cứu của Wark et al (2002) [68]: so sánh giữa hai nhóm bệnh nhân có cơn HPQ cấp có virus (+) và virus (-), nhóm virus (+) làm trầm trọng hơn, FEV1% thấp hơn, nhập viện nhiều hơn.

Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ bệnh nhi nặng cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự [8] gặp chủ yếu cơn HPQ mức độ nhẹ và trung bình với tỉ lệ 68%, nghiên cứu của Lê Thị Hồng Hanh [15] hen mức độ I và II chiếm 90%, độ III 9,2%. Có thể lý giải do bệnh nhi nghiên cứu ở độ tuổi nhỏ, cấu tạo hệ hô hấp và miễn dịch chưa hoàn chỉnh, đường hô hấp nhỏ, dễ tắc ngẽn nên triệu chứng lâm sàng rầm rộ và nặng hơn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiễm virut đường hô hấp với tình trạng bệnh nặng và thời gian điều trị cơn hen phế quản cấp. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)