- Hen phế quản là một bệnh đã biết từ lâu đời nay.Hen gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc tuy nhiên hen gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Hen ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức về chẩn đoán cũng như điều trị. Lứa tuổi này có nguy cơ nhập viện và tử vong cao nhất so với các lứa tuổi khác [24].
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: trong 74 bệnh nhân có 43 bệnh nhân nam, 31 bệnh nhân nữ, như vậy HPQ gặp ở trẻ nam nhiều hơn ở trẻ nữ với tỷ lệ 1,39/1. Nhóm bệnh nhi dưới 2 tuổi chiếm tỉ lệ 64,86%, nhóm 2-5 tuổi chiếm 35,14%, tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 20,26±10,51 tháng ,tuổi nhỏ nhất 9 tháng , tuổi lớn nhất 5 tuổi.
- Như vậy giới tính có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:
+ Theo T.Harju và tỷ lệ hen ở trẻ nam cao hơn nữ 2,37/1 ( ở trẻ 0 tuổi), 1,89/1 ( ở trẻ từ 1 – 4 tuổi) [45].
+ Theo Allan Becker và cộng sự [29] nghiên cứu 230 bệnh nhân có 46 bệnh nhân hen dưới 1 tuổi chiếm tỉ lệ 20%, 53 bệnh nhân hen dưới 2 tuổi chiếm 23%
+ Nghiên cứu của Trần Anh Tuấn, Hoàng Trọng Kim ( 2006) về đặc điểm HPQ ở trẻ dưới 2 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng I – TPHCM: tỷ lệ nam/nữ mắc HPQ 2,2/1, tuổi trung bình 14,7 ± 4,1 tháng, nhỏ nhất 7 tháng, lớn nhất 23 tháng [24].
+ Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng ( 2005) trong 50 bệnh nhân HPQ vào điều trị nội ngoại trú tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ nam nữ 1,3/1 [8].
+ Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Hanh ( 2002) tỷ lệ nam/nữ mắc HPQ 1.33/1 [15].
+ Nghiên cứu tác giả Phan Quang Đoàn, Tôn Kim Long ( 2006) về tỷ lệ mắc hen trong học sinh một số trường học ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ nam/nữ 1,34/1 [13].
Như vậy tuổi được chẩn đoán hen ở trẻ em ngày càng thấp, điều này chứng tỏ HPQ ở trẻ em đặc biệt trẻ là trẻ nhỏ ngày càng được quan tâm.