- Tất cả trẻ < 5 tuổi được chẩn đoán hen phế quản, đang có cơn hen phế quản cấp vào điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai.
2.1.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân được chẩn đoán hen theo GINA 2009. - Bệnh nhân đang có cơn HPQ cấp.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen theo GINA 2009. [42].
- Lâm sàng: +Khò khè thường xuyên (> 1 lần 1 tháng), không biến đổi theo mùa.
+Ho hay khò khè do vận động,ho về đêm trong các đợt không nhiễm siêu vi.
- Tiền sử :
+ Nếu trẻ có các biểu hiện dị ứng như chàm, viêm mũi dị ứng hoặc trong gia đình có bố hoặc mẹ bị chàm hoặc có các cơ địa dị ứng khác thì khả năng trẻ bị hen nhiều hơn. Một chỉ số lâm sàng đơn giản dựa trên việc xuất hiện khò khè trước 3 tuổi và sự có mặt của một yếu tố nguy cơ chính (tiền căn gia đình có cha mẹ bị hen hay chàm) hay 2 trong 3 yếu tố nguy cơ phụ (tăng bạch cầu đa nhân ái toan, khò khè trong đợt không bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng) là các triệu chứng tiên đoán xuất hiện bệnh hen khi trẻ lớn hơn.
- Các triệu chứng trên thường xảy ra và nặng hơn về đêm, làm trẻ thức giấc hoặc khi:
+ Tiếp xúc với lông súc vật + Tiếp xúc với hoá chất + Thay đổi thời tiết + Tiếp xúc với bụi nhà
+ Uống thuốc ( Aspirin hoặc các thuốc chống viêm không streroid khác) + Gắng sức, chạy nhảy đùa nghịch nhiều.
+ Tiếp xúc với dị nguyên hô hấp như phấn hoa. + Nhiễm virus đường hô hấp.
+ Hít phải khói thuốc lá, bếp than, củi, dầu….
+ Rối loạn cảm xúc mạnh như quá xúc động, quá vui, quá buồn…
2.1.1.3. Phân loại độ nặng của cơn hen cấp dựa vào các đặc điểm lâm sàng trước điều trị GINA 2009 [42].
Triệu chứng Nhẹ Nặng
1. Tinh thần Bình thường Kích thích, lơ mơ
2. SaO2 ≥ 94% < 90%
3. Nói từng câu / từng từ Từng câu Từng từ
4. Mạch < 100 lần/phút >200 lần/phút ( 0 – 3 tuổi) >180 lần/phút ( 4 – 5 tuổi)
5. Tím Không Có
- Chỉ cần 1 trong các dấu hiệu nặng thì được chẩn đoán là bệnh nặng. - SaO2 được đo trước khi thở oxy hoặc dùng thuốc dãn phế quản. - Sự phát triển của trẻ bình thường.
2.1.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh lý kèm theo khi tham gia nghiên cứu ( thiếu máu, loạn nhịp, suy tim, tim bẩm sinh, bệnh gan, thận…).
Bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn bị suy giảm miễn dịch, bị nhiễm HIV, đang diều trị thuốc ức chế miễn dịch, hoá trị liệu…
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.