Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của các con đƣờng tiếp cận việc làm

Một phần của tài liệu Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia (Trang 74)

NHỮNG CON ĐƢỜNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM 3.1.Nơi sinh viên tìm hiểu các thông tin về việc làm

3.7. Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của các con đƣờng tiếp cận việc làm

cận việc làm

Sinh viên sử dụng nhiều cách thức, nhiều con đường khác nhau để có thể tiếp cận việc làm. Nhưng con đường nào được sinh viên tin tưởng nhất, coi trọng nhất. Để đánh giá vấn đề này, tác giả đã sử dung thang đo với mức độ từ 1 đến 6, trong đó 1 là mức độ quan trọng nhất.

Bảng 3.6:

Đánh giá mức độ quan trọng của các nguồn tiếp cận việc làm (đơn vị: %)

Các con đường Các mức độ quyết định

1 2 3 4 5 6 Tự bản thân 80.1 14.7 2.6 0 0.4 22 Gia đình 16 54.5 18.2 6.5 3 1.7 Bạn bè 1.7 10.4 35.5 29.9 14.7 7.8 Nhà trường 0 5.2 16 40.7 23.8 14.3 Các tổ chức xã hội 1.7 2.6 6.1 8.7 40.7 40.3

Truyền thông đại

Sinh viên đánh giá cao vai trò của bản thân và gia đình trong những nỗ lực cố gắng trên con đường tìm kiếm việc làm. Bạn bè và nhà trường được đánh giá ở mức độ trung bình. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông đại chúng có thể là nơi cung cấp nhiều thông tin nhưng không được đánh giá cao.

“Quan trọng nhất là tự năng lực của bản thân, bản thân có năng lực thì sẽ có được việc làm tốt. Gia đình cũng đóng vai trò quan trọng, nếu bố mẹ có quan hệ tốt thì mình cũng dễ xin việc hơn”

(Nam, năm thứ 2, nông thôn, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)

Phần trên của nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của gia đình trong việc nữ giới tiếp cận việc làm, giờ đây chúng tôi cũng thấy rằng nữ giới đánh giá cao vai trò của gia đình hơn là nam giới. Có 17.5% nữ giới đánh giá gia đình ở mức 1, đối với nam giới là 11.8%.

Nữ giới nhận được nhiều thông tin về việc làm từ bạn bè hơn là nam giới nhưng chỉ có 0.6% nữ đánh giá con đường tiếp cận này ở mức 1 trong khi tỷ lệ tương ứng ở nam là 3.9%.

Nam giới cũng đánh giá cao vai trò của nhà trường hơn nữ giới với 7.9% nam đánh giá nhà trường ở mức 2, đối với nữ là 3.9%. Ngoài ra, chỉ có 6.6% nam đánh giá nhà trường ở mức 6, trong khi đối với nữ là 18.2%.

Mỗi con đường khác nhau trong quá trình sinh viên tiếp cận việc làm cũng mang trong mình những ưu điểm và nhược điểm riêng, điều quan trọng là sinh viên phải nhận thức được điều đó và sử dụng một cách hiệu quả để có thể tăng ưu, giảm nhược. Cho dù sử dụng bất kỳ con đường nào thì mục đích cuối cùng cũng chỉ là một việc làm ưng ý mà thôi.

Sinh viên sau khi ra trường vấn đề quan tâm đầu tiên và hàng đầu là tìm việc làm. Có rất nhiều cách thức khác nhau để sinh viên có thể tiếp cận với việc làm như từ sự nỗ lực của bản thân, thông qua gia đình, nhà trường, bạn

là phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của mỗi sinh viên. Mạng xã hội đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận việc làm của sinh viên.

Một phần của tài liệu Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)