Thông qua bạn bè

Một phần của tài liệu Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia (Trang 65 - 68)

NHỮNG CON ĐƢỜNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM 3.1.Nơi sinh viên tìm hiểu các thông tin về việc làm

3.4. Thông qua bạn bè

Bạn bè có thể là những người có cùng hay không cùng định hướng việc làm với ta nhưng là những người ta tiếp xúc hàng ngày. Vậy bạn bè có giúp gì sinh viên khi tiếp cận việc làm hay không?

31.2 19.5 19.5 48.9 21.6 0.4 0 10 20 30 40 50 60 Cung cấp thông tin về nghề Cung cấp thông tin về doanh nghiệp Chia sẻ kinh nghiệm Không giúp gì Khác

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ sinh viên tiếp cận việc làm thông qua bạn bè (đơn vị: %)

Số liệu điều tra cho thấy, thông qua con đường bạn bè, điều mà sinh viên nhận được nhiều nhất đó chính là những kinh nghiệm trong khi định hướng cũng như tìm việc làm. Bạn bè thường là những người đồng trang lứa, cũng đang trong thời kỳ tìm việc làm và có thể là những kinh nghiệm thực tế sống động nhất. Bên cạnh đó, bạn bè cũng giúp ích cho sinh viên khi mà có thể chia sẻ những thông tin về nghề nghiệp hay về doanh nghiệp.

“Bạn bè có ích nhất là có thể chia sẻ những kinh nghiệm tìm việc như kinh nghiệm khi đi phỏng vấn hay chọn việc làm…”

(Nữ, năm thứ 2, thành thị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

Bên cạnh đó, việc điều tra cũng chỉ ra rằng, bạn bè cũng góp phần trong việc giúp sinh viên tìm hiểu thêm các thông tin về nghề hay doanh nghiệp… Ngoài ra, cũng có một số lượng không nhỏ sinh viên đã không có được sự giúp đỡ của bạn bè trong quá trình tiếp cận việc làm. Mặc dù vậy, chúng ta

vẫn không thể phủ nhận được rằng, bạn bè có một vai trò không thể phủ nhận trong các con đường tiếp cận việc làm của sinh viên.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nữ sinh viên có xu hướng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè hơn là nam sinh viên.

Bảng 3.5: Tiếp cận việc làm thông qua bạn bè phân theo giới tính (đơn vị: %)

Tiếp cận việc làm thông qua bạn bè Giới tính

Nam Nữ

Cung cấp thông tin về nghề 23.7 35.1

Cung cấp thông tin về doanh nghiệp 15.8 21.4

Chia sẻ kinh nghiệm 44.7 50.6

Không giúp gì 25 20.1

Khác 1.3 0

Mặc dù cả nam và nữ đều nhận được những thông tin hữu ích từ bạn bè nhưng tỷ lệ nữ nhận được sự chia sẻ thông tin về những vấn đề liên quan đến việc làm trong tất cả các phương án mà nghiên cứu đã nêu đều cao hơn nam giới. Tương ứng với điều đó chỉ có 20.1% nữ giới cho rằng họ không nhận được sự giúp đỡ gì từ bạn bè trong khi tỷ lệ này ở nam là 25%. Điều gì có thể lý giải được cho rằng vấn đề này? Liệu có phải nữ giới là những người giỏi “buôn chuyện” hơn nam giới hay nữ có sự quan tâm hơn nam trong vấn đề việc làm. Đáng tiếc rằng trong nghiên cứu này chúng tôi không thể đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.

Một lần nữa, vai trò quan trọng của môi trường xã hội hóa lại được chứng minh. Bạn bè là một môi trường xã hội hóa quan trọng, là nơi giúp sinh viên chia sẻ sở thích, quan điểm trong cuộc sống… Hơn nữa, những bạn bè

nghiệp, là kho kinh nghiệm quý báu về những trải nghiệm thực tế mà sinh viên có thể sử dụng và đúc rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)