Định hƣớng về địa điểm làm việc

Một phần của tài liệu Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia (Trang 39 - 44)

ĐỊNH HƢỚNG TÌM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN 2.1 Sinh viên và những dự định sau khi tốt nghiệp

2.3. Định hƣớng về địa điểm làm việc

Sinh viên tại các trường đại học nói chung và ở hai trường đại học mà chúng tôi nghiên cứu nói riêng được quy tụ từ rất nhiều địa phương khác nhau. Chính vì vậy, chúng tôi cũng rất quan tâm đến vấn đề xem họ dự định sẽ làm việc ở đâu sau khi ra trường.

4222.1 22.1 4.3 20.3 11.3 Hà Nội Về địa phương Các thành phố lớn khác Bất cứ nơi nào miễn có việc làm

Chưa định rõ nơi làm việc

Biểu đồ 2.6: Định hướng về địa điểm làm việc (đơn vị: %)

Có đến 42% sinh viên được hỏi đã lựa chọn Hà Nội là nơi làm việc sau khi tốt nghiệp. Hà Nội là thủ đô của cả nước, là thành phố phát triển thứ hai cả nước về mặt kinh tế, sau Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội cũng là nơi tập trung lớn các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng như các tổ chức nước ngoài với nhiều hình thức kinh doanh và quy mô khác nhau, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển năng lực của sinh viên mới ra trường. Hà Nội với sự phát triển về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và là trung tâm chính trị - nơi có khả năng cung cấp cho các cá nhân một đời sống vật chất và tinh thần phong phú. Khoảng thời gian học tập 4 năm cũng đủ giúp cho sinh viên từ xa đến Hà Nội bắt nhịp với cuộc sống nơi đây và mong muốn gắn bó khi ra trường. Có không ít sinh viên rời xa gia đình khi bước chân vào giảng đường đại học. Môi trường mới giúp họ có những mối quan hệ mới, những hiểu biết mới… để từ đó họ định hình cho tương lai của mình. Về lại quê hương nơi mình từ đó ra đi không còn là lựa chọn duy nhất của họ. Họ không chỉ chịu sự tác động từ môi trường xã hội hóa là gia đình mà đã tham gia vào các môi trường xã hội hóa khác nữa.

“Sau khi ra trường em sẽ vừa đi làm và học tiếp cao học nên sẽ ở lại Hà Nội. Nếu công việc ở đây ổn định, tìm được chỗ làm tốt thì có lẽ em sẽ ở đây luôn. Về quê cũng khó xin việc”

(Nữ, năm thứ 3, nông thôn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

Những sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi cũng bày tỏ rằng, họ mong muốn ở lại Hà Nội nhưng không chắc lắm vì cơ hội xin việc của mình. Họ dự định ở lại Hà Nội một thời gian, nếu không trụ lại được thì mới về quê. Trụ lại ở đây tức là xin được một việc làm ổn định, lâu dài.

“Bố mẹ muốn em sau khi ra trường về quê, bố mẹ nhờ người quen xin cho một công việc ở cơ quan Nhà nước cho ổn định, sợ em ở ngoài này khổ. Nhưng em đang tính ở ngoài này một thời gian, nếu 1 năm đầu không xin được việc thì mới về quê. Khi nào khổ quá thì lại về với bố mẹ”

(Nữ, năm thứ 3, nông thôn, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)

Bên cạnh đó cũng có 22.1% sinh viên mong muốn được quay trở lại địa phương sau khi học xong. Họ đều đến Hà Nội từ những vùng quê khác nhau. Không có ngạc nhiên nếu họ muốn quay trở lại với gia đình sau khoảng thời gian dài xa nhà. Nếu về địa phương, với mối quan hệ của gia đình, họ có thể có được những công việc ổn định, mức thu nhập phù hợp, có đầy đủ cơ sở vật chất như nhà cửa do ở cùng bố mẹ… Ở lại Hà Nội, họ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề: phải tự trang trải, bon chen cho cuộc sống với đủ mọi chi tiêu như tiền nhà, tiền ăn… với mức sinh hoạt cao, mức độ cạnh tranh cao khi xin việc…

Có không ít sinh viên (chiếm 20.3%) cho rằng, họ sẽ đi bất cứ đâu miễn là có việc làm. Hà Nội với hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ nhà nước, tư nhân, liên doanh… nhưng số lượng người thất nghiệp cũng không ít. Sinh

áp dụng được trong thực tế công việc. Vì vậy, việc có được một chỗ làm ổn định, hợp ý không phải là dễ.

Ngoài tỷ lệ nhỏ sinh viên dự định đến các thành phố lớn khác để làm việc như Thành phố Hồ Chí Minh… vẫn còn 11.3% sinh viên chưa xác định nơi làm việc của mình.

“Anh trai em đang làm việc trong thành phố Hồ Chí Minh. Em cũng nghe thông tin trong đó phát triển lắm, dễ kiếm việc hơn ngoài này, con người sống thoáng hơn, năng động hơn nên cũng muốn thử vào đó xem cho biết. Con trai nên bố mẹ cũng đồng ý, không lo lắng gì”

(Nam, năm thứ 2, thành thị, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)

Sinh viên có khu vực sinh sống của gia đình khác nhau cũng có những sự lựa chọn về nơi làm việc sau tốt nghiệp.

Bảng 2.6: Dự định về nơi làm việc

phân theo khu vực sinh sống của gia đình (đơn vị: %)

Dự định về nơi làm việc Khu vực sinh sống của gia đình

Nông thôn Thành thị Miền núi

Hà Nội 35.9 56.1 41.9

Về lại địa phương 23.9 19.3 19.4

Các thành phố lớn khác 4.2 3.5 6.5

Bất cứ nơi nào miễn có việc

làm 20.4 17.5 25.8

Chưa định rõ nơi làm việc 15.5 3.5 6.5

Tổng 100 100 100

Những số liệu trên cho thấy, phần lớn sinh viên ở các khu vực đều mong muốn ở lại Hà Nội, trong đó những sinh viên có gia đình sinh sống ở khu vực

thành thị mong muốn ở lại Hà Nội là cao nhất trong khi tỷ lệ này ở khu vực nông thôn và miền núi là thấp hơn.

Sinh viên nông thôn muốn về quê chiếm tỷ lệ cao hơn các khu vực khác, trong khi đó có đến 25.8% sinh viên miền núi nói rằng họ có thể đi bất cứ đâu miễn là có việc làm.

Sinh viên mong muốn ở lại Hà Nội hay đến các thành phố lớn khác là do mong muốn có cơ hội tốt về việc làm, thu nhập, phát huy tối đa năng lực của bản thân… Điều này có phải là tốt? Tình trạng quá tải về lao động ở các thành phố lớn, thiếu lao động trí thức có trình độ ở các khu vực kém phát triển hơn là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Làm việc ở các thành phố lớn liệu có phải mới giúp sinh viên phát triển? Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế, sự phát triển này cần có sự trải rộng không chỉ ở khu vực thành thị mà còn cần diễn ra ở cả nông thôn, miền núi, không chỉ ở các thành phố lớn mà ở các thành thị nhỏ cũng rất cần. Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm khi hướng nghiệp cho sinh viên.

Bảng 2.7: Dự định về nơi làm việc phân theo giới tính (đơn vị: %)

Dự định về nơi làm việc Giới tính Nam Nữ

Hà Nội 40.8 42.2

Về lại địa phương 23.7 21.4

Các thành phố lớn khác 6.6 3.2

Bất cứ nơi nào miễn có việc làm 25 18.2

Chưa định rõ nơi làm việc 3.9 14.9

Tổng 100 100

được giáo dục về sự ổn định, không mạnh mẽ bằng. Quá trình giáo dục này diễn ra từ trong gia đình cho đến các môi trường xã hội hóa khác. Định hướng về việc làm, trong khi số đông nữ giới quan tâm đến khu vực Hà Nội hoặc về lại quê hương, nơi họ gắn bó và thân quen. Đối với nam giới, ngoài hai địa điểm trên, họ cũng dành nhiều sự quan tâm đến các thành phố lớn khác hoặc họ có thể đi bất cứ nơi đâu. Số lượng nữ giới chưa định rõ nơi làm việc cũng nhiều hơn nam giới.

Mỗi sinh viên đều có dự định khác nhau về địa điểm làm việc sau khi tốt nghiệp. Họ mong muốn tìm được việc làm ở những thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển bởi ở đó họ sẽ có nhiều cơ hội hơn để có thể tìm kiếm việc làm cũng như phát huy hết năng lực của mình. Ở đó, họ cũng có cơ hội tìm kiếm cho mình một điều kiện sống tốt nhất. Nhưng một vấn đề có vai trò quan trọng không kém tác động đến dự định về nơi làm việc của họ là cơ hội tìm kiếm việc làm. Để có việc làm, họ có thể đi bất cứ nơi đâu.

Một phần của tài liệu Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)