Các kênh thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia (Trang 72 - 74)

NHỮNG CON ĐƢỜNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM 3.1.Nơi sinh viên tìm hiểu các thông tin về việc làm

3.6.Các kênh thông tin đại chúng

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các kênh thông tin đóng góp một vai trò quan trọng. Những thông tin từ các phương tiện này giúp cho sinh viên có những định hướng và quan điểm đối với các sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Những thông tin từ gia đình mang tính chủ quan với vốn kiến thức không phải là lớn của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với những sinh viên theo học những ngành nghề mà những thành viên còn lại trong gia đình không có kinh nghiệm. Những hoạt động của nhà trường không phải diễn ra mọi lúc mọi nơi mà có thời điểm và theo đợt. Những thông tin từ bạn bè chỉ dựa trên những kinh nghiệm thực tế vốn không phải là nhiều. Trong đó, các phương tiện thông tin đại chúng như internet, tivi, báo, đài… nổi lên như một kênh thông tin đa dạng, phong phú, mọi lúc mọi nơi, sinh viên có thể tiếp cận bất kỳ khi nào có nhu cầu (đặc biệt là Internet)

39.4 16.5 16.5 45.9 32 6.5 0.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Thông tin về nghề Thông tin về doanh nghiệp Thông tin tuyển dụng Kinh nghiệm tìm việc Không giúp gì Khác

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ sinh viên tiếp cận việc làm thông qua các kênh thông tin đại chúng (đơn vị: %)

Chủ yếu sinh viên sử dụng các kênh thông tin đại chúng để tiếp cận với các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp. Cũng có một số lượng không nhỏ sinh viên sử dụng thông tin đại chúng để tiếp cận gần hơn với việc làm thông qua việc tìm hiểu thêm các thông tin về nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc hay về doanh nghiệp. Chỉ có 6.5% sinh viên cho rằng các thông tin đại chúng không giúp gì cho họ trong việc tiếp cận việc làm.

“Thật sự khi vào trường là do em chọn theo bạn rủ nên cũng không biết nhiều, sau này vào rồi, học cũng hiểu một ít rồi cũng hay lên mạng tìm hiểu xem ngành nghề của mình giờ liệu có khó kiếm việc không, có thể làm những gì…”

Các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay luôn sử dụng Internet, tivi, báo viết… làm nơi đăng tải thông tin. Ngoài ra, thông qua các phương tiện này sinh viên còn có thể tìm hiểu các thông tin về nghề, những kinh nghiệm tìm việc cũng được chia sẻ không ít trên truyền thông đại chúng…

Xã hội ngày nay là xã hội thông tin, đặc biệt là thông tin điện tử, sinh viên không khó để có thể tiếp cận và tìm kiếm thông tin. Bên cạnh ưu điểm, hạn chế của môi trường xã hội hóa này là thông tin mang tính tràn lan, không có hệ thống… Để sinh viên có thể sử dụng hiệu quả cách tiếp cận này, vai trò định hướng của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia (Trang 72 - 74)