ĐỊNH HƢỚNG TÌM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN 2.1 Sinh viên và những dự định sau khi tốt nghiệp
2.5. Định hƣớng về môi trƣờng làm việc
Môi trường làm việc đóng góp có một ý nghĩa quan trọng đối với những người lao động. Đó là nơi họ tiêu tốn khoảng thời gian ít nhất là tám giờ mỗi lao động, là nơi họ thiết lập các mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè... Các nhân viên thông minh ngày càng hiểu rõ tầm quan trọng của một môi trường
làm việc tốt. Vậy những sinh viên hiện nay muốn làm việc trong một môi trường như thế nào?
42.930.3 30.3 2.2 10 14.7 Thu nhập cao Việc làm ổn định Được ông chủ và đồng nghiệp tôn trọng
Được thừa nhận năng lực
Được phát huy tối đa năng lực
Biểu đồ 2.8: Định hướng của về môi trường làm việc (đơn vị: %)
Mức lương là một yếu tố quan trọng khi sinh viên định hướng việc làm. Biểu đồ trên cho ta thấy, 42.90% sinh viên chọn một môi trường làm việc có thu nhập cao. Sinh viên đi học lấy bằng cấp vì đây là một trong những điều kiện quan trọng để họ có thể xin việc và có thu nhập. Không quá ngạc nhiên nếu đây là yếu tố được sinh viên đề cao khi chọn môi trường làm việc.
Bên cạnh đó, một công việc ổn định cũng được sinh viên đánh giá cao. Như vậy, hai tiêu chí quan trọng nhất để sinh viên chọn môi trường làm việc là lương cao và ổn định. Có lẽ, đây là mong muốn của bất cứ một người lao động nào trên thị trường lao động hiện nay. Các yếu tố khác như được phát huy tối đa năng lực, được thừa nhận năng lực, được ông chủ và đồng nghiệp tôn trọng không nhận được nhiều sự lựa chọn từ sinh viên. Điều này thể hiện nhu cầu “cơ bản” gắn với việc làm ngay sau khi ra trường của sinh viên. Do bản thân cuộc sống sinh viên cơ bản thiếu thốn vật chất, nên trước hết họ muốn bù lại sự thiếu hụt này.
“Nếu được lựa chọn em mong có được một công việc có thu nhập cao, các yếu tố khác cũng quan trọng nhưng vấn đề tiền lương vẫn được để ý hơn”
(Nữ, năm thứ 2, thành thị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
“Em mong muốn được làm việc trong một môi trường có lương cao và việc làm ổn định. Nếu chọn một trong hai thì em sẽ chọn là việc làm ổn định”
(Nữ, năm thứ 2, miền núi, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
“Em hy vọng sau này có thể kiếm được nhiều tiền, càng nhiều càng thiếu, có thể gửi về quê cho bố mẹ. Các yếu tố khác thì có cũng tốt”
(Nam, năm thứ 2, thành thị, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)
Như ở trên chúng tôi đã trình bày, hiện nay nền kinh tế của chúng ta có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau với những ưu, nhược điểm khác nhau. Mỗi thành phần kinh tế có những đặc điểm đặc trưng riêng của mình. Chính vì vậy định hướng nghề của sinh viên lựa chọn những thành phần kinh tế khác nhau cũng dẫn đến lựa chọn những môi trường làm việc khác nhau.
Bảng 2.10: Định hướng của về môi trường làm việc phân theo dự định về khu vực kinh tế làm việc (đơn vị: %)
Định hướng môi trường làm việc
Định hướng khu vực kinh tế làm việc
Cơ quan Nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Khu vực có yếu tố nước ngoài Tổ chức xã hội Kinh tế hộ gia đình Thu nhập cao 31 67.4 46.3 18.8 50 Việc làm ổn định 48.3 4.3 22.5 43.8 50 Được ông chủ và đồng nghiệp tôn trọng 4.6 2.2 0 0 0 Được thừa nhận năng lực 8 13 11.3 6.3 0
Được phát huy tối
đa năng lực 8 13 20 31.3 0
Tổng 100 100 100 100 100
Nhìn vào bảng tương quan trên ta thấy, những sinh viên chọn khu vực kinh tế nhà nước, các tổ chức xã hội thì quan tâm đến môi trường làm việc mang tính ổn định. Những sinh viên chọn khu vực kinh tế doanh nghiệp tư nhân và khu vực có yếu tố nước ngoài thì lại quan tâm đến một môi trường làm việc mang lại thu nhập cao.
“Ngành của em cũng không phải là ngành dễ xin việc nên em cũng chỉ mong một công việc ổn định. Sau này em cũng dự định xin vào nhà nước”
(Nữ, năm thứ 3, nông thôn, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)
Để có thể tìm được một công việc tốt thì các yếu tố như công việc đó phải phù hợp với năng lực của cá nhân, phải hiểu rõ các yêu cầu của công
việc hay phải biết theo dõi những nhu cầu của thị trường lao động - yếu tố này đóng vai trò quan trọng. Chúng tôi đã phỏng vấn sinh viên xem liệu để những định hướng về nghề nghiệp của họ có thể trở thành hiện thực thì yếu tố nào là cốt lõi trong những yếu tố trên.
“Theo em, yếu tố năng lực đóng vai trò quan trọng nhất. Chúng ta có năng lực, có khả năng làm được việc thì đi đến đâu cũng không sợ. Nếu mình có năng lực thì họ sẽ tuyển mình thôi”
(Nam, năm thứ 2, miền núi, Trường Đại học Dân lập Phương Đông) “Em nghĩ là mình chỉ cần học nghề nào đang “hot” nhất hiện nay thì mình học, sau này ra trường tha hồ kiếm tiền thôi. Ví dụ, bây giờ đất nước mình đang phát triển kinh tế nên mình cứ học các ngành kinh tế thì sẽ kiếm được nhiều tiền”
(Nam, năm thứ 2, thành thị, Trường Đại học Dân lập Phương Đông) “Theo em thì mình chỉ cần biết mình phù hợp với nghề nào, có thể làm được nghề nào thì mình theo nghề ấy, thế là được. Bây giờ em cứ học thôi, sau này thấy nghề nào mà phù hợp mà mình có thể làm được thì được. Chọn việc nào mà tính chất công việc phù hợp với mình là được”
(Nam, năm thứ 4, miền núi, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Kết quả phỏng vấn cho thấy sinh viên chỉ chọn một yếu tố hoặc hai yếu tố cho câu trả lời của mình. Trên thực tế khi lựa chọn công việc, cho dù đó là một công việc thu nhập cao, ổn định hay được phát huy năng lực thì cả ba yếu tố trên đều đóng góp vai trò quan trọng. Mỗi chúng ta khi lựa chọn đều nên xem xét về đặc điểm cá nhân của bản thân (năng lực, sở thích, tính cách…) phù hợp với đặc điểm công việc nào và công việc ấy liệu đang có nhu cầu về lao động hay không. Sự định hướng công việc còn mang tính cảm tính, đây
Như chúng tôi đã từng đề cập đến ở phần trên, quá trình xã hội hóa đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Các gia đình Việt Nam với những truyền thống mang đậm chất Á Đông luôn có quá trình xã hội hóa khác nhau cho nam và nữ, điều này theo ghi nhận của chúng tôi có sự tác động đến việc lựa chọn môi trường làm việc của sinh viên.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, môi trường xã hội hóa hay những nhu cầu của bản thân đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình định hướng việc làm của sinh viên. Sinh viên hiện nay đã ngày càng được cung cấp nhiều hơn những thông tin liên quan đến việc làm nhưng vẫn là chưa đầy đủ. Trên thực tế, vẫn cần những sự quan tâm nhiều hơn từ gia đình, nhà trường cũng như các tổ chức xã hội để giúp sinh viên có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn và phù hợp.
CHƢƠNG 3: