NHỮNG CON ĐƢỜNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM 3.1.Nơi sinh viên tìm hiểu các thông tin về việc làm
3.2. Sự nỗ lực của bản thân
Để có được sự thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, sự nỗ lực của bản thân là rất quan trọng. Để tìm được một công việc tốt, việc quan tâm đến năng lực của bản thân, sự đòi hỏi của công việc và nhu cầu của thị trường lao động là rất quan trọng. Hàng năm có hàng triệu sinh viên mới ra trường, để có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của bản thân, sinh viên cũng đã có những sự nỗ lực tự bản thân ngay khi còn trên ghế nhà trường.
27.77.4 7.4 64.9 44.2 0.9 0 10 20 30 40 50 60 70 Học đều các môn để có bảng điểm tốt Học giỏi chuyên ngành Học thêm các chứng chỉ khác Đi làm thêm Không làm gì
Con đường tự rèn luyện bản thân để tiếp cận việc làm của sinh viên được thể hiện bằng việc học thêm các chứng chỉ khác và đi làm thêm. Trong những chứng chỉ khác mà sinh viên lựa chọn thì có 91.9% lựa chọn ngoại ngữ, 70.3% lựa chọn tin học, 9.7% lựa chọn các chứng chỉ khác như kế toán, sư phạm, viết báo, quản lý… Có một con số rất lớn sinh viên ngoài việc tiếp thu ngoại ngữ ở trường đã đi học thêm ở bên ngoài bởi một lẽ trình độ ngoại ngữ và tin học là một phần không thể thiếu trong việc đăng tuyển dụng cho hầu hết tất cả các vị trí ở các công ty hiện nay.
“Em có học thêm tiếng Anh và tin học. Các công ty hiện nay khi tuyển người đều đòi hỏi tiếng Anh tốt. Muốn làm được chỗ tốt phải giỏi tiếng Anh. Em cũng đi làm thêm, sau này mình sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn. Em cũng cố gắng học cho tốt. Bằng khá vẫn hơn bằng trung bình.”
(Nữ, năm thứ 3, nông thôn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
“Mình có đi làm thêm, công việc không đúng chuyên ngành lắm nhưng vừa có thêm tiền lại có nhiều kinh nghiệm sau này đi làm đõ bỡ ngỡ”
(Nam, năm thứ 4, nông thôn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Chúng tôi nhận thấy rằng, sinh viên dường như không quan tâm nhiều đến việc học tốt các môn ở trên trường trong đó có các môn chuyên ngành.
Theo lý thuyết hành động xã hội, nhu cầu, lợi ích của cá nhân là động lực thúc đẩy hành động xã hội. Để tiếp cận việc làm, sự nỗ lực của bản thân mỗi sinh viên là rất đỗi quan trọng. Họ đã biết nhìn nhận, xem xét những đòi hỏi của công việc, nhu cầu của thị trường để hoàn thiện bản thân như học ngoại ngữ, vi tính… Sinh viên cũng đã biết gia tăng cơ hội tìm việc của mình bằng cách học thêm các chứng chỉ liên quan đến chuyên ngành.
Bảng 3.1: Sự năng động của sinh viên trong tiếp cận việc làm phân theo giới tính (đơn vị: %)
Sự năng động của bản thân Giới tính
Nam Nữ
Học đều các môn để có bảng điểm tốt 18.4 32.5
Học giỏi chuyên ngành 6.6 7.8
Học thêm các chứng chỉ khác 61.8 66.2
Đi làm thêm 47.4 42.9
Không làm gì 1.3 0.6
Nam giới luôn được giáo dục để trở thành người gánh vác gia đình trong tương lai, nữ giới lại được giáo dục để hướng đến việc trở thành một người nội trợ đảm đang. Nữ giới cũng coi trọng sự ổn định hơn nam giới. Trong các cách tiếp cận việc làm của bản thân, nữ giới quan tâm hơn đến con đường ổn định học hành, nam giới lại quan tâm đến việc đi làm thêm để đúc rút kinh nghiệm. Có đến 32.5% nữ cho rằng bản thân sẽ đầu tư vào việc học tập để có một bảng điểm tốt, chỉ có 18.4% nam giới chọn phương án này.
Nữ giới cũng là người biết lo toan hơn nam giới khi chỉ có 0.6% không làm gì trong khi tỷ lệ lựa chọn phương án này của nam sinh viên là 1.3%.
Mỗi cá nhân đều có những mục đích khác nhau trong cuộc sống để hướng đến, để đạt được mục đích đó, họ sẽ sử dụng các công cụ và phương tiện khác nhau. Những mục đích ấy không chỉ khác nhau do thành phần xuất thân, ngành học khác nhau… mà nhiều khi là do quá trình xã hội hóa khác nhau. Sự xã hội hóa đó có những yêu cầu khác nhau dành cho nam và nữ, vì vậy những phương tiện mà họ sử dụng để đạt được mục đích của mình cũng có sự khác nhau.