Dựa trên kết quả điều tra đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường HCM tới ĐDSH của KBTTN. Những nhận định, đánh giá của BQL KBTTN Ngọc Linh về thực trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của KBTTN, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
3.5.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH trong cộng đồng
Soạn thảo các tài liệu, sách giới thiệu về KBTTN Ngọc Linh.
Tổ chức các lớp truyền thông về bảo vệ rừng và phát triển kinh tế cộng đồng trong các xã vùng đệm của Khu BTTN.
Soạn thảo tài liệu về bảo vệ rừng và môi trường phát cho học sinh các trường phổ thông của các xã.
Xây dựng và giới thiệu phim, ảnh về bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng trong cộng đồng và các trường học.
Phát động các phong trào bảo vệ ĐDSH, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên ĐDSH trong vùng.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền PCCCR trong cộng đồng (tối thiểu 2 lần/năm), tập trung cho các đối tượng tham gia nhận khoán quản lý bảo vệ rừng với KBTTN.
3.5.2 Giải pháp về tổ chức quản lý
3.5.2.1 Bổ sung nhân lực cho BQL KBTTN Ngọc Linh
Theo dự án đầu tư được xây dựng KBTTN năm 1998 đã được phê duyệt [25], tổng cán bộ công nhân viên của KBTTN Ngọc Linh là 53 người, trong đó phòng quản lý bảo vệ rừng (tương đương hạt kiểm lâm) có 42 cán bộ, 07 trạm (05 người/trạm) và 01 đội lưu động (07 người). Nhưng trên thực tế hiện nay Hạt kiểm lâm mới chỉ có 27 người và 05 trạm cùng 01 đội cơ động.
Các dự án mở rộng, nâng cấp, mở mới các tuyến đường trong khu vực tạo điều kiện cho việc tiếp cận KBTTN một các dễ dàng, thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển trái phép tài nguyên rừng như: đường HCM chạy theo hướng Bắc - Nam, tới thị trấn Đắk Glei. Phía Nam dãy có đường quốc lộ 24 chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, từ thị xã Kon Tum qua thị trấn Kon Plông sang tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, còn có đường 673 từ ngã ba Đăk Tả đã được phê duyệt đi qua các tiểu khu 92, 93, 94, 95 của KBTTN và đi sang huyện Tu Mơ Rông. Những đặc điểm này gây không ít khó khăn và là một trong những thách thức đối với công tác quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý KBTTN Ngọc Linh. Mặt khác, Ban quản lý có 05 trạm kiểm lâm đóng trên địa bàn 5 xã. Trung bình một trạm quản lý 7.622 ha, số lượng kiểm lâm các trạm được bố trí từ 3-5 cán bộ nên cần bố trí thêm một số trạm nhằm ngăn chặn tối đa các vụ vi phạm lâm luật và vận chuyển tài nguyên rừng. Như vậy, các trạm kiểm lâm được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Kon Tum từ
năm 2002 cho đến nay cùng với thời gian hoạt động và vận hành từ giai đoạn thành lập KBTTN cho thấy chưa bắt kịp với tiến độ phát triển và bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp.
Căn cứ theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng của Chính phủ [8] định biên tối đa 500 ha rừng đặc dụng có 01 công chức kiểm lâm thì lực lượng kiểm lâm, trạm kiểm lâm của KBTTN Ngọc Linh còn thiếu khá lớn. Vì vậy việc tuyển dụng, bổ sung nguồn nhân lực cho Hạt kiểm lâm KBTTN cũng như bổ sung thêm một số trạm kiểm lâm.
3.5.2.2 Bổ sung các trạm quản lý bảo vệ
Các trạm được cần bổ sung bên cạnh các trạm đã được thành lập cũ để đảm bảo công tác tuần tra bảo vệ và ngăn chặn các hoạt động khai thác tài nguyên rừng trái phép trong KBTTN; tổ chức các dịch vụ nghiên cứu khoa học, du lịch; phối hợp với nhân dân các thôn trong các xã, thôn/bản tiến hành công tác bảo vệ rừng, phục hồi rừng; tổ chức tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên. Căn cứ theo tình hình thực tế một số trạm mới cần bổ sung:
- Trạm kiểm lâm Đăk PLô
Vị trí: xã Đăk PLô
Nhiệm vụ: Quản lý và bảo vệ rừng phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, thuộc các tiểu khu 19, 20, 21 và kiểm soát lâm sản trên đường 673A từ xã Đăk Man đi xã Đăk Plô;
- Trạm kiểm lâm Kon Riêng
Vị trí: thôn Kon Riêng, xã Đăk Choong.
Nhiệm vụ: Quản lý và bảo vệ rừng phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, thuộc các tiểu khu 59, 60, 78, 79, 80.
- Trạm kiểm lâm Pô Kô
Vị trí: xã Đăk Kroong.
Nhiệm vụ: Quản lý và bảo vệ rừng phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc các tiểu khu 69, 72, 73, 77 kiểm soát lâm sản trên tuyến đường thủy điện Đăk Ruồi.
Vị trí: Xã Ngọc Linh.
Nhiệm vụ: Quản lý các tiểu khu 94, 95 75, 76 . kiểm soát lâm sản trên tuyến đường Ngọc Hoàng-Măng Bút-Tu Mơ Rông-Ngọc Linh.
- Trạm kiểm lâm Đèo lò xo
Vị trí: Khu vực tiểu khu 16 trên địa phận xã Đăk Man.
Nhiệm vụ: Quản lý các tiểu khu 16, 17, 18 của xã Đăk Man và kiểm soát lâm sản trên tuyến đường HCM.
3.5.2.3 Bổ sung các trang thiết bị trong công tác tuần tra bảo vệ rừng cũng nhƣ PCCCR
Trước tình hình thực tế hiện nay, cũng như theo nhu cầu trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, một số loại trang thiết bị cần trang bị trong thời gian tới như:
Xe ô tô con: Phục vụ cho công tác vận chuyển, chỉ đạo quản lý bảo vệ, truy quét, phòng cháy chữa cháy và chuyên trở các cán bộ ban quản lý đi công tác.
Xe máy: Giúp cho các cán bộ vận chuyển trong công việc, các đợt truy quyét, phòng cháy chữa cháy...
Máy tính, máy in: Phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, các văn bản giấy tờ, thủ tục hành chính cho ban quản lý.
Máy ảnh, máy quay phim: Phục vụ cho nghiên cứu khoa học, ghi lại những hình ảnh vi phạm lâm luật...
Định vị toàn cầu (GPS): Giúp cho việc định vị nơi làm việc, nơi xảy xa các vụ vi phạm lâm luật và xác định điểm đi điểm đến cho các cán bộ trong công việc tuần tra bảo vệ và nghiên cứu khoa học.
Ống Nhòm: Giúp cho công tác nghiên cứu khoa học (xác định thành phần loài khi ở xa) và phát hiện các vụ cháy rừng...
Địa bàn: Phục vụ cho việc xác định hướng.
Bộ dàn (âm ly, loa, đầu, màn hình): Giúp cho ban quản lý trong các đợt tuyên truyền, vận động trong cộng đồng dân cư, và trong các hội nghị, hội thảo tổ
chức tại ban quản lý ngoài ra còn sử dụng trong việc giới thiệu về KBTTN cho khách thăm, du lịch.
Máy Bẫy ảnh: Ghi lại hình ảnh các loài động vật khó nhận biết giúp cho công tác nghiên cứu khoa học.
Trang thiết bị phòng làm việc (bàn, ghế, tủ tài liệu, quạt...) được trang bị cho các phòng làm việc của Ban quản lý, Hạt kiểm lâm và các trạm bảo vệ.
Các trang thiết bị như súng cao su, roi điện... cùng một số trang thiết bị PCCCR như bình xịt lửa, bơm dập lửa đeo vai, trang thiết bị bảo hộ chuyên dùng...
3.5.3 Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn
Đào tạo bồi dưỡng công tác quản lý về bảo tồn và ĐDSH cho các cán bộ, nhân viên: Dưới các hình thức đào tạo ngắn hạn trong và nước ngoài; Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm của các KBTTN trong nước và nước ngoài về công tác quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân, các kỹ năng công tác cộng đồng, quản lý và bảo tồn tài nguyên ĐDSH, quản lý bảo vệ rừng, khuyến nông lâm, cứu hộ động vật...
Kết hợp xây dựng các chương trình, các đề tài nghiên cứu cơ bản về hệ động thực vật; Theo dõi diễn biến cấu trúc của các lâm phần, động thái của các quần thể sinh vật... thông qua đó tăng cường năng lực chuyên môn của cán bộ công nhân viên.
3.5.4. Thực hiện việc đóng cọc mốc ranh giới KBTTN:
Hiện tại trong chương trình phân chia 3 loại rừng và xác định, chôn cọc mốc ranh giới 3 loại rừng ngoài thực địa, KBTTN Ngọc Linh đã được phê duyệt 234 cọc mốc ranh giới. Tuy nhiên, do địa bàn phức tạp, chia cắt và nhiều điểm, tuyến gần dân, để người dân dễ dàng nhận biết ranh giới giữa KBTTN và các diện tích đất khác trên địa bàn cần bổ sung thêm một số cột mốc ở một số vị trí gần dân như ranh giới ở xã Đăk Man.
3.5.5 Chống sạt lở đất
Hiện tại việc mất rừng và đất rừng do ảnh hưởng của tuyến đường HCM chủ yếu là do sạt lở đường. Vì vậy BQL KBTTN Ngọc Linh cùng với BQL đường HCM
thường xuyên khảo sát những điểm thường xảy ra sạt lở đất để có giải pháp khắc phục và bền vững những điểm sạt lở hạn chế và dần chấm dứt tình trạng sạt lở.
3.5.6 Giám sát thực hiện các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật trong vùng
Việc thực hiện các dự án như các dự án thủy lợi, thủy điện, hạ tầng giao thôn.... là một trong những chương trình trọng điểm nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong vùng nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các công trình trên cần có cam kết các bên liên quan thực hiện tốt các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường cũng như ĐDSH của các công trình này.
3.5.7 Xây dựng và sớm thực hiện phê duyệt dự án đầu tƣ KBTTN giai đoạn 2011 - 2020
Từ khi được thành lập năm 2002 đến nay KBTTN Ngọc Linh tỉnh Kon Tum đã được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo rất sâu sắc, thường xuyên, liên tục của Bộ NN & PTNT cũng như sự động viên ủng hộ nhiệt thành của các cấp bộ Đảng, chính quyền tỉnh, huyện và nhân dân các xã vùng đệm nên các hoạt động của KBTTN đã thu được những thành công nhất định trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, góp phần to lớn trong sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên trong những năm qua các chương trình đầu tư xây dựng KBTTN Ngọc Linh chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, nhưng thực tế nhiều hạng mục vẫn chưa triển khai được do việc bố trí cấp vốn lại theo khả năng cân đối kế hoạch hàng năm của tỉnh và ngành hoặc triển khai nhưng hiệu quả chưa cao do nguồn đầu tư rất hạn chế. Nguồn đầu tư cho bảo vệ rừng chủ yếu từ chương trình 661, nhưng chỉ dành 5% cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh, vì vậy các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, công trình nghiệp vụ khác được xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ rừng bền vững.
Bên cạnh đó lực lượng cán bộ kiểm lâm hiện nay của KBTTN quá mỏng, trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng thiếu thốn, lạc hậu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kiểm lâm còn hạn chế, một số công chức kiểm lâm dao động trước khó khăn. Vì vậy, công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách về lâm nghiệp chưa được
thực hiện có hiệu quả, ở những vùng trọng điểm phá rừng nếu chỉ có lực lượng kiểm lâm không thể giải quyết dứt điểm.
Với những lý do trên và trước đòi hỏi phát triển ngày càng cao của công tác bảo tồn thiên nhiên trong tình hình mới, việc xây dựng dự án đầu tư KBTTN Ngọc Linh là rất cấp bách và cần thiết. Các hạng mục đầu tư xây dựng KBTTN Ngọc Linh trong giai đoạn (2011 – 2015) theo định hướng như sau:
- Tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, thông qua các hoạt động như: khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng xúc tiến tái sinh tự nhiên, kết hợp trồng bổ sung, tổ chức các đợt hội thao về phòng chống cháy rừng, thành lập mạng lưới cộng tác viên bảo tồn thôn, bản.
- Thực hiện các công trình điều tra cơ bản, nghiên cứu bảo tồn và phát triển các loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu, xây dựng cơ sở dữ liệu một cách cơ bản và hệ thống cho KBTTN Ngọc Linh.
- Tăng cường năng lực, cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo tồn trong giai đoạn mới, thông qua các nội dung hoạt động như: Ổn định và hoàn thiện cơ sở vật chất hệ thống các trạm bảo vệ rừng, các tuyến đường tuần tra kết hợp với du lịch sinh thái.
- Tăng cường công tác bảo tồn ngoại vi trên cơ sở xây dựng Vườn thực vật và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của công tác bảo vệ, điều tra, nghiên cứu và phòng chống cháy rừng.
3.5.8 Phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cƣ vùng đệm 3.5.8.1 Phát triển du lịch sinh thái
Cùng với mục tiêu phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Du lịch được cho là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế trong vùng. Du lịch đường HCM đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây vì vậy phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở những khu rừng đặc dụng có tuyến đường đi qua là một trong những lợi thế vừa góp phần tạo nguồn thu từ các hoạt động du lịch này để tái đầu tư vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng đồng thời thu hút người dân tham gia các hoạt động du lịch để tạo công ăn việc làm, thu nhập để
giảm áp lực vào rừng, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng cũng như khách du lịch trong công tác bảo vệ môi trường và ĐDSH.
3.5.8.2 Tiếp tục thực hiện công tác khoán quản lý bảo vệ rừng
Công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định như rừng được bảo vệ tốt, người dân có thu nhập từ các hoạt động quản lý vảo vệ rừng, nhận thức của người dân về bảo vệ rừng và tài nguyên rừng được nâng lên. Trong thời gian tới cần tiếp tục triển khai chương trình này, tuy nhiên trước khi thực hiện cần tiến hành một số công việc sau:
+ Cần đánh giá chất lượng rừng, khả năng, nguyện vọng của người dân, làm cơ sở để quyết định khoán diện tích cho từng hộ gia đình.
+ Xây dựng quy chế, bản hướng dẫn kỹ thuật, kế hoạch, biện pháp PCCCR và khoanh nuôi phát triển rừng cho đối tượng nhận khoanh nuôi.
3.5.8.3 Xây dựng dự án đầu tƣ phát triển KTXH các xã vùng đệm KBTTN
Việc xây dựng dự án đầu tư phát triển KTXH các xã vùng đệm nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng, nguồn nội lực nội tại, từng bước nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá và nhận thức của cộng đồng người dân tại các xã vùng đệm về công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên trong và ngoài KBTTN. Đảm bảo phát triển vùng đệm trở thành một vành đai phòng hộ vững chắc cho các giá trị ĐDSH, giá trị văn hoá lịch sử của KBTTN Ngọc Linh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
1. Ảnh hưởng tích cực của đường HCM
- Tác động tích cực đến KTXH và đời sống người dân trong vùng thể hiện ở các khía cạnh: Giao thông thuận tiện; Thu nhập và đời sống của người dân trong vùng được nâng lên; Cơ sở hạ tầng giáo dục và y tế từng bước được cải thiện.
- Thuận tiện trong công tác quản lý, tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng của KBT. 2. Ảnh hưởng trực tiếp của đường HCM đến ĐDSH và bảo tồn tài nguyên rừng của KBTTN
Mất rừng do nâng cấp đường, sạt lở đường trong quá trình vận hành và ảnh hưởng của các phương tiện tham gia giao thông tới Đ DSH của KBT. Diện tích rừng bị mất do làm đường và vận hành không lớn.
3. Ảnh hưởng gián tiếp của đường HCM đến ĐDSH và bảo tồn tài nguyên rừng của