Khái quát đặc điểm dân sinh và KTXH

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác độ (Trang 53)

3.2.7.1 Dân số và dân tộc

Vùng lõi của KBTTN Ngọc Linh tỉnh Kon Tum nằm trên địa giới hành chính của 5 xã (bao gồm xã Ngọc Linh, xã Mường Hoong, xã Đăk Choong, xã Xốp và xã Đăk Man, huyện Đăk Glei). Vùng đệm của KBTTN Ngọc Linh bao gồm 7 xã, trong đó có 3 xã, huyện Tu Mơ Rông (gồm: xã Đăk Na, Măng Ri, Ngọc Lây) và 4 xã, thị trấn, huyện Đăk Glei (gồm: Đăk PLô, Đăk Pét, Đăk Nhoong và TT. Đăk Glei).

Với tổng diện tích của 5 xã vùng lõi của KBT TN Ngọc Linh là 56.727 ha, trong đó diện tích của KBTTN được lấy từ diện tích của 5 xã là 38.109,4 ha (số liệu sau rà soát, Bảng 3.1) chiếm 67% tổng diện tích tự nhiên các xã. (phụ lục II)

Tổng dân số của các xã là 31.209 khẩu, 7.579 hộ phân bố trên 112 thôn, bản. Trong đó dân số của 05 xã vùng lõi của KBTTN Ngọc Linh là 2.509 hộ, 10.467 khẩu, dân số của 07 xã vùng đệm là 5.070 hộ 20.742 khẩu. (phụ lục II)

Mật độ dân số trung bình trong vùng là 28 người/km2

nhưng phân bố không đều, phần lớn dân cư sống tập trung quanh nơi có địa thế thuận lợi canh tác nông nghiệp và gần đường giao thông thành từng thôn bản hay cụm dân cư tách biệt. Ví dụ xã Đăk Man có dân số thấp nhất 1.061 người tập trung chủ yếu ở 4 thôn dọc tuyến đường HCM và đường liên xã vào xã Đăk Plô.

Trong vùng nghiên cứu có 7 dân tộc cùng sinh sống. Tuy nhiên, có 3 nhóm dân tộc bản địa và có dân số đông nhất trong vùng là dân tộc Dẻ Triêng chiếm 44,9% tổng nhân khẩu trong vùng, tiếp đến là dân tộc Xê Đăng với tổng số khẩu

chiếm 40,1 %, dân tộc Tà Dẻ chiếm 5,9% và dân tộc Kinh chiếm 3,4% số nhân khẩu, số còn lại là những nhóm dân tộc khác. (phụ lục II)

3.2.7.2 Cơ cấu ngành nghề

Lao động trong ngành nông - lâm nghiệp chiếm 99,0%, còn lại lao động tham gia vào các ngành kinh tế khác chiếm 1,0% so với tổng số lao động xã hội. Các loại hình sản xuất nông lâm nghiệp bao gồm trồng cấy lúa nước, canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, tham gia bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp. (phụ lục II)

3.2.7.3 Đời sống kinh tế của ngƣời dân

Cả 05 xã ở KBTTN Ngọc Linh là các xã vùng núi đặc biệt khó khăn nằm trong chương trình 135 của chính phủ. Năm 2010, bình quân lương thực trong khu vực các xã là 341,4kg/người/năm (thóc 179,4kg/người/năm). Tình trạng thiếu lương thực trong vùng khá phổ biến và kéo dài từ 3-5 tháng/năm. Tỉ lệ hộ đói nghèo còn khá cao (51,7% tổng số hộ). Hiện nay có khoảng 10,0% là nhà kiên cố, còn lại là nhà xây cấp 4 và nhà tạm; Các đồ dùng gia đình có giá trị khác như: Ti vi đã có tới 87,4% số hộ và 61,8% số hộ có xe máy. (phụ lục II)

3.2.7.4 Đặc điểm văn hóa của một số dân tộc bản địa trong vùng

+ Dân tộc Dẻ Triêng: Dẻ Triêng còn biết qua các tên Đgiéh, Ta Reh, Giảng Rây, Pin, Triêng, Treng, Ta Liêng, Ve, La-Ve, Bnoong, Ca Tang. [44]

Người Dẻ Triêng sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy. Ngoài ra họ còn săn bắn, đánh cá, hái lượm các sản phẩm từ rừng. Người Dẻ Triêng còn nuôi trâu, bò, lợn, gà nhưng chủ yếu chỉ dùng vào lễ hiến sinh trong các dịp lễ hội của cộng đồng.

Trong hôn nhân con gái chủ động trong việc hôn nhân của mình và sự lựa chọn của con cái được cha mẹ tôn trọng. Người Dẻ Triêng có tục lễ củi, tức là cô gái phải chuẩn bị các bó củi đẹp để nộp cho nhà trai trong lễ cưới.

Người Triêng thường ở nhà sàn, đây là dạng nhà sàn truyền thống mà đến nay họ vẫn ở và sinh hoạt. Ngoài ngôi nhà sàn truyền thống trên, ở họ còn có một ngôi nhà chung gọi là Triêng để cho cộng đồng hội họp, vui chơi, giải trí.

Một số lễ tết trong năm như lễ hội Choóc đăil vào dịp Tết đến xuân về hoặc lễ hội Kadoong vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 âm lịch để cầu cho mùa màng bội thu.

+ Dân tộc Xê Đăng: Tên gọi khác là Xê Đeng, Cà Dong, Tơ-dra, Hđang, Mơ-nâm, Hà Lăng, Ka Râng, Bri La Teng, Con Lan. Người Xê Đăng làm rẫy là chính. Ngoài ra còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá, đan lát, dệt, rèn. [44]

Tên của người Xê Đăng không có họ kèm theo, nhưng có từ chỉ định giới tính nam là A, nữ là Y. Nhà của người Xê Đăng là nhà sàn và tập trung, giữa cộng động đồng là nhà rông. Mỗi làng người Xê Đăng đều có nhà rông. Người Xê Đăng thích hát múa, tấu chiêng cồng, chơi đàn, ngoài các nhạc cụ như cồng chiêng, đàn nước của người Xê Đăng là một trong những nhạc cụ truyền thống, độc đáo và mang đặc trưng riêng của người dân nơi đây.

Trong số các lễ cúng, lễ hội truyền thống của người Xê Đăng, lễ đâm trâu được tổ chức long trọng nhất.

+ Dân tộc Tà Rẻ: có khoảng 1000 người sống tập trung tại xã Đak Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.

Về sản xuất chủ yếu là độc canh cây lúa rẫy với giống lúa cũ từ bao đời nay nên năng suất rất thấp.

Lễ hội đâm trâu của người Tà Rẻ thường được tổ chức trong các dịp lễ cưới xin, ma chay hoặc mừng vui một sự kiện nào đó trong làng. Bà con trong làng tập trung múa hát trong suốt một tuần lễ. Sau đó mới tổ chức lễ đâm trâu vào lúc trời tối. Sau khi trâu chết chỉ giao cho một người làm thịt và để đến sáng ngày mai mới được ăn, khi ăn thì ăn nhạt, không chấm muối và nước mắm.

3.2.7.5 Giáo dục

Hiện nay tất cả các xã đều có trường mầm non (có ở tất cả các thôn), trường tiểu học cơ sở và trường trung học cơ sở. Tuy nhiên, mỗi huyện có 01 trường Trung học phổ thông và trường dân tộc nội trú. Giáo viên trong vùng chủ yếu là người Kinh từ các địa phương khác đến và số ít là người đồng bào. Đội ngũ giáo viên thiếu và không hoàn toàn được đào tạo chính quy. Học sinh có nhu cầu học cấp III phải ra huyện học trường phổ thông trung học và trường dân tộc nội trú. Phòng học

trong vùng chủ yếu là nhà xây và phòng ngói ván, các trường thường ở trung tâm xã và nơi tập trung dân cư.

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong vùng đạt khoảng 98%. Tỷ lệ học sinh bỏ học trong vùng chiếm từ 5 ÷ 8 %, đối tượng học sinh bỏ học tập trung vào con em người dân tộc thiểu số.

Tình trạng lớp ghép và giáo viên phải dạy nhiều lớp. Thiếu giáo viên và đời sống giáo viên hiện còn khó khăn cũng là cản trở lớn đối với công tác giáo dục.

3.2.7.6 Y tế

Các xã đều đã có trạm y tế, thường nằm ở trung tâm xã. Nhìn chung tình hình cơ sở và dịch vụ y tế trong vùng còn khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, trang thiết bị phục vụ thiếu thốn, thiếu cán bộ (theo số liệu của các trạm y tế xã toàn vùng có 64 cán bộ y tế công tác tại trạm xá xã so với tổng dân số trong vùng là 31.209 người (bình quân 488 người dân/cán bộ y tế). Thêm vào đó là trình độ nghiệp vụ cán bộ y tế ở các trạm y tế xã còn nhiều hạn chế (5 bác sĩ/64 cán bộ y tế). Các thôn bản trong vùng đều có cán bộ y tá thôn bản. (phụ lục II)

Trong những năm qua công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bô ̣ , nhất là giám sát và khống chế di ̣ch bê ̣nh . Tuy nhiên, phong tục tập quán sinh hoạt, chăn nuôi mất vệ sinh gây ra và một phần do đặc điểm điều kiện khí hậu lạnh ẩm của vùng cùng thói quen cúng để chữa bệnh còn xảy ra rất phổ biến trong vùng đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống trên địa bàn là một trong những hạn chế trong việc ngăn chặn các dịch bệnh.

3.3 Ảnh hƣởng tích cực của đƣờng HCM

3.3.1 Ảnh hƣởng của đƣờng HCM đến KTXH và đời sống ngƣời dân trong vùng 3.3.1.1 Giao thông thuận tiện

Trước năm 1998, hệ thống giao thông liên xã cũng như đường lối với trung tâm huyện chủ yếu là đường đất, đường đi lại giữa các thôn, buôn chủ yếu là đường mòn dân sinh. Trước khi đường HCM được nâng cấp và xây dựng, dân cư nhiều xã trong vùng này đi lại rất khó khăn nhất là trong mùa mưa (mặc dù vào thời điểm năm 1998 đã có đường 14 nền đường HCM hiện tại). Giao thông trong vùng đệm (8

xã Đăk Plô, Đăk Man, Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh, Đăk Na, Măng Xăng, Ngọc Glei) có 336 km đường, trong đó đường nhựa là 42km, đường cấp phối là 41km và 253km là đường đất [25]. Với cơ sở giao thông còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân nói riêng và các xã nói chung. Một số xã nằm xa trung tâm huyện như xã Mường Hoong, Ngọc Linh người dân mất 1-2 ngày trên quãng đường 30-40km để ra thị trấn huyện để mua bán, trao đổi hàng hóa. Việc tiếp cận thị trường và tiếp cận những cái mới như tiến bộ kỹ thuật, giống mới, phương thức sản xuất mới của người dân cũng bị hạn chế. Đời sống vật chất, dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục cũng bị ảnh hưởng.

Sau khi tuyến đường HCM được nâng cấp, một số tuyến đường đến các xã đã được nâng cấp thành đường nhựa. Trong đó tuyến từ Đăk Tả - Ngọc Linh có chiều dài khoảng 40km, tuyến đi xã Đăk Plô có chiều dài 15km. So với giai đoạn thành lập KBTTN, đã có thêm 55km đường được trải nhựa. Việc đi lại giữa các xã, huyện, tỉnh đã được cải thiện, hàng hóa lưu thông, trao đổi văn hóa sâu rộng. Hiện nay chỉ cần 2- 3 giờ đồng hồ, người dân ở các xã vùng sâu, vùng xã như xã Mường Hoong, xã Ngọc Linh đã có thể ra thị trấn huyện Đăk Glêi để mua bán và trao đổi hàng hóa. Mua bán nông sản người dân thuận lợi do đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

3.3.1.2 Thu nhập và đời sống của ngƣời dân trong vùng đƣợc nâng lên

Trước khi đường HCM được nâng cấp, thu nhập của người dân trong thời điểm này chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thu hái lâm sản và bẫy bắt động vật. Mặc dù diện tích tự nhiên của các xã tương đối lớn nhưng diện tích sản xuất nông nghiệp rất hạn chế, trung bình 0,7- 3 sào/lao động chủ yếu là ruộng 1 vụ năng suất thấp từ 1,5 – 2 tấn/ha/năm. Vì vậy, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, có tới 39,3% hộ thiếu ăn hàng năm từ 1 – 6 tháng, sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng trong khu vực còn tương đối lớn chiếm 20-25%.

Sau thời gian nâng cấp, hoàn thiện và đưa vào vận hành tuyến đường HCM (từ 2001 – 2003). Kết quả điều tra tình hình KTXH và văn hoá trong vùng, năm 2010, cho thấy đời sống của người dân trong vùng đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của người dân từng bước ổn định và đi lên. Trong đó, kinh tế trong vùng

phát triển cùng với đà phát triển chung của nền kinh tế đất nước, việc mở rộng tuyến đường đã góp phần thông thương hàng hoá, đi lại làm cho đời sống kinh tế, văn hoá của người dân trong vùng ngày càng đi lên.

Hiện nay, đời sống vật chất của người dân đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ đói, thiếu ăn giảm và chiếm tỷ lệ nhỏ so với giai đoạn trước khi KBT được thành lập. Tuy nhiên số hộ nghèo còn khá cao (51,7% tổng số hộ). Trong đó chủ yếu là các hộ thiếu kinh nghiệm sản xuất, đông người ăn theo, thiếu đất ruộng để sản xuất, thiếu lao động, rủi ro và đau ốm bệnh tật.

Trong vùng có khoảng 10% là nhà kiên cố (cấp II, cấp III) còn lại là nhà xây cấp 4 và nhà tạm Các đồ dùng gia đình có giá trị khác như xe máy có 61,8% số hộ có.

Theo kết quả điều tra tháng 10 năm 2010, hiện nay hầu hết các xã trong khu vực vùng đệm KBT TN Ngọc Linh đã có điện lưới đến các thôn bản. Tỷ lệ hộ dùng điện trong khu vực đạt khoảng 95 % tổng số hộ. Một số dự án nước sạch đã được các chương trình như dự án 135, ADB hỗ trợ và đã thu được những hiệu quả nhất định.

Thông tin liên lạc trong vùng đã có những cải thiện đáng kể. Hầu hết các xã vùng đệm KBT Ngọc Linh đều đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng khác như radio và Ti vi (phụ lục II) cũng đã được hầu hết các hộ gia đình trong vùng sử dụng, góp phần truyền tải thông tin chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân.

Ngoài các nguồn thu từ các sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, thu hái lâm sản phụ người dân còn có thêm nguồn thu từ việc nhận khóan quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng cho KBTTN. Mỗi năm KBTTN Ngọc Linh ký hợp đồng với hàng trăm hộ dân ở các xã (năm 2010 KBTTN Ngọc Linh đã hợp đồng giao khóan cho 594 với 14.290,8ha rừng, trung bình mỗi hộ 24 ha với công nhận khoán quản lý bảo vệ là 100.000đ/ha/năm như vậy trung bình mỗi hộ có thu nhập khoảng 2,4 triệu/năm từ việc nhận khóan quản lý bảo vệ rừng cho KBTTN Ngọc Linh. Đây là một trong những nguồn thu khá ổn định và đóng góp đáng kể trong tổng thu nhập đối với các hộ dân, đồng thời thông qua chương trình này nhận thức về bảo vệ, phát triển rừng của người dân từng bước được nâng nên.

3.3.1.3 Cơ sở hạ tầng giáo dục và y tế đƣợc cải thiện

Trước khi nâng cấp tuyến đường HCM. Trong số 8 xã, thị trấn vùng lõi và vùng đệm của KBTTN Ngọc Linh (Đắc Plô, Đắc Man, Đắc Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh, Đắc Na, Măng Xăng, Ngọc Glei) xã Đắc Man chưa có cơ sở y tế. Cán bộ y tế (trình độ cao nhất là y sỹ) chỉ có ở 3 xã/ tổng số 8 xã, một số xã không có cả cán bộ y tế xã. Cùng với trình độ, số lượng cán bộ y tế trong vùng còn hạn chế, thì phong tục và tập quán sinh sống của người dân trong vùng cũng là một trong những nguyên nhân chính để một số bệnh, dịch bệnh sảy ra trong vùng như bệnh sốt rét, lao, bướu cổ, tiêu chảy… riêng bệnh sốt rét hàng năm có 5-10% số người trong xã mắc bệnh sốt rét ở các xã trong vùng. Tỷ lệ sinh con thứ 4-5 rất phổ biến. Tỷ lệ tăng dân số cao, trung bình 2,5%/năm, trong đó chủ yếu là tăng dân số tự nhiên. Phong tục tập quán, tín ngưỡng trong sinh hoạt và một phần do đặc điểm điều kiện khí hậu lạnh ẩm của vùng là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình bệnh tật và việc không kế hoạch hóa gia đình, vì cho rằng điều này trái với tự nhiên, làm tỷ lệ dân số tăng cao. Việc cúng để chữa bệnh còn xảy ra rất phổ biến trong vùng đối với đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn. Nguyên nhân chính là do khi bị bệnh người dân vừa tới trạm xã khám và vừa cúng đến khi khỏi bệnh thì họ tin là một phần là do họ đã cúng. [25]

Kết quả điều tra năm 1998 cho thấy, hầu hết các xã chưa có trường phổ thông cơ sở, ngoại trừ xã Ngọc Glei và Mường Hoong mỗi xã có 1 lớp học do thiếu giáo viên. Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có tại thị trấn huyện Đăk Glei. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở chỉ chiếm 1% trẻ đến trường, tỷ lệ học sinh đến trường ở cấp tiểu học chiếm 75% trong đó xã Đăk Plô đạt 60%, Ngọc Glei đạt 50%. Cơ sở vật chất nhà trường còn yếu và thiếu. Toàn vùng có 99 phòng học, trong đó 23 phòng xây cấp IV còn lại 76 phòng là nhà tạm bằng tre nứa, phòng làm việc và phòng ở cho giáo viên còn thiếu, lực lượng giáo viên các cấp còn thiếu. [25]

Hiện nay, các xã đều đã có trạm y tế, có cán bộ y sĩ, y tác và dược sĩ, một số

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác độ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)