Địa hình

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác độ (Trang 34)

Địa hình KBTTN Ngọc Linh nằm trong vùng núi cao của vùng núi cực Nam Trung Bộ, nối tiếp với mạch núi Nam – Ngãi – Định của Trường Sơn Nam. Có hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam. Các đỉnh được nối với nhau bởi một hệ thống dông sắc nhọn tạo thành dãy núi Tây Quảng Nam – thượng Kon Tum, bao bọc lấy sườn Bắc và sườn Đông Nam của các sơn nguyên rộng lớn thuộc Tây Nguyên sau này.

Độ dốc địa hình rất lớn phổ biến từ 40 ÷ 450, nhiều nơi độ dốc lên tới 60 ÷ 650, điển hình là các đỉnh Mường Hoong 2.400m, Ngok Tion 2.032m, Ngok Lepho 2.047m, Ngok Pa 2.251m và cao nhất là đỉnh Ngọc Linh 2.604m, từ độ cao 2.604m hạ đột ngột xuống chỉ còn hơn 300m ở thung lũng Đắc Mi. Sườn Tây Nam của khu vực có độ dốc thoải hơn. Độ chênh cao địa hình không bị hạ xuống quá đột ngột như ở sườn đối diện vì thung lũng sông Đắc Mek, Đắc Psi, Đắc Na, Đắc Glei. Độ cao tuyệt đối biến động từ 900 ÷ 1200m. Độ chia cắt địa hình phức tạp nhưng độ dốc thoải dần đến kiểu địa hình sơn nguyên và cao nguyên phía Nam huyện Đắc Glei.

3.2.3 Thổ nhƣỡng

Căn cứ vào chỉ tiêu phân chia dạng đất cấp II và nhóm dạng đất đã xác định được 24 dạng thuộc 5 nhóm dạng đất chính có mặt tại KBTTN Ngọc Linh tỉnh Kon Tum. Cụ thể như sau:

3.2.3.1 Nhóm đất mùn vàng nhạt núi cao trên đá phiến sét, biến chất (Hs)

Nhóm đất này có diện tích 4.593,53 ha, chiếm 12,05% tổng diện tích đất tự nhiên KBTTN. Phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh đỉnh núi Ngọc Linh, ở độ cao từ 2.000m trở lên, thuộc các xã trong huyện Đăk Glei; Độ dốc phổ biến từ 25 ÷ 300 (cấp III, IV). Đây là vành đai núi cao lạnh đến hơi lạnh, với nhiệt độ < 150C, nhiệt độ tháng lạnh nhất từ 5 ÷ 60C, tháng nóng nhất cũng dưới 200C, lượng mưa năm trên 2.500mm, lượng bốc hơi không quá 500mm. Tất cả các tháng trong năm đều có mây mù che phủ.

Lớp phủ thực vật đơn điệu, thường là các loài cây lá rộng, họ Long Não, họ Dẻ, họ Chè, họ Mộc Lan, họ Hoa Hồng. Các dạng lập địa phổ biến trong nhóm này là: N1IIIHs, N1IVHs, N1VHs, N1VHs.

3.2.3.2 Nhóm đất Feralit mùn nâu đỏ trên đá phiến sét và biến chất (FHs)

Nhóm đất này có diện tích 30.083,71ha, chiếm 78,94% tổng diện tích đất tự nhiên khu bảo tồn. Phân bố ở vành đai từ 1.000 ÷ 2.000m và trải dài trên một miền rộng lớn trong khu bảo tồn, thuộc các xã Mường Hoong, Đắc Man và Ngọc Linh. Khí hậu ở đai cao này luôn mát ẩm; nhiệt độ từ 15 ÷ 200C. Lượng mưa từ 2.000 ÷ 2.500mm/năm vì vậy quá trình tích lũy nhiều mùn thô và mức độ Feralit yếu hơn vùng thấp, mức độ tích lũy Al lớn hơn tích lũy Fe.

Phần lớn diện tích ở nhóm đất này vẫn còn rừng tự nhiên, một số diện tích đã bị tác động nhưng ở mức độ nhẹ. Các dạng lập địa phổ biến trong nhóm đất này là: N2IIFHs+, N2IIFHs, N2IIIFHs, N2IVFHs, N2IVFHs+, N2IVFHs, N1VFHs, N1IVFHs, N1IVFHs, N1VFHs, N1 V FHs

3.2.3.3 Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất (Fs)

Nhóm đất này có diện tích 3.274,67 ha, chiếm 8,59% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn. Phân bố ở độ cao dưới 1.000m, dọc quốc lộ 14A, 14b và dọc thung lũng Đăk Mek. Đất này được phát sinh trong điều kiện lượng mưa có giảm, nhiệt độ không khí và mặt đất có tăng hơn, lớp thảm thực bì bị tác động mạnh mẽ hơn 2 đai cao trên.

Đây là những diện tích đã bị tác động mạnh lớp thảm thực bì. Các dạng thổ nhưỡng phổ biến trong nhóm đất này như: N2IIIFs, N2IIIFs+, N2IVFs, N2VFs, N3IIIFs , N3VFs.

3.2.3.4 Đất dốc tụ (T)

Nhóm đất này có diện tích 58,66 ha, chiếm 0,15% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn. Phân bố rải rác dọc sông Đắc Mek và sông Đắc Pơ Kô thuộc các xã Ngọc Linh Đăk Choong. Đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn thoải hoặc vật liệu Feralit hoá được dòng nước mang từ đồi núi kế cận tập trung về nơi thấp của địa hình. Các dạng thổ nhưỡng phổ biến trong nhóm đất này: T1IFs

3.2.3.5 Đất mặt nƣớc sông suối (MN)

Nhóm đất này có diện tích 98,83 ha, chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn. Phân bố ở các sông suối lớn trong khu vực KBTTN, thường có lòng dốc, thung lũng he ̣p , nước chảy xiết , hiện đang được khai thác xây dựng các nhà máy thủy điện.

3.2.4 Khí hậu

Trong khu vực điều tra là một vùng rừng núi hiểm trở, chưa có trạm khí tượng riêng. Vì vậy số liệu khí tượng thủy văn phải tham khảo các trạm khí tượng trong vùng như trạm khí tượng Trà My, Ba Tơ, Đăk Tô và Kon Tum. Đây là các trạm gần nhất, có khả năng phản ánh điều kiện khí hậu trong vùng một cách khách quan.

Kết quả thống kê cho thấy khu vực KBT TN Ngọc Linh có những nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Một năm có 02 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.

Bảng 3.4. Tổng hợp các nhân tố khí hậu trong vùng

Nhân tố khí hậu Trà My Ba Tơ Đắk Tô Kon Tum

1. Kiểu khí hậu Nhiệt đới mưa mùa

Nhiệt đới mưa mùa

Nhiệt đới mưa mùa

Nhiệt đới mưa mùa

Nhân tố khí hậu Trà My Ba Tơ Đắk Tô Kon Tum

Mùa khô 2-3 2-4 11-3 năm sau 11-3 năm sau

2. Nhiệt độ trung bình năm 24,3 0c 25,30c 22,30c 23,40c Nhiệt độ cực đại tuyệt đối 40,5 0c (4) 40,40c (4) 37,90c (4) 390c (5) Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối 10,9 0c (12) 12,30c (1) 3,40c (1) 5,50c (1) 3. Tổng lượng mưa 3840,8 mm 3607,8 mm 3840,8 mm 1804,6 mm Lượng mưa cực đại 4146,0 mm 4800,0 mm 4146,0 mm 4146,0 mm Lượng mưa cực tiểu 2029,0 mm 2300,0 mm 2029,0 mm 2029,0 mm 4. Độ ẩm không khí trung bình 86% 84% 80% 78% 5. Bốc hơi (mm) 728 867 1232 1533 6. Tọa độ các trạm: Vĩ độ Bắc 15 021’ 14046’ 14042’ 14030’ Kinh độ Đông 108013’ 108043’ 107049’ 108001’ Độ cao (m) 200 150 650 536

Nguồn: Tập số liệu khí tượng thủy văn Việt Nam

Kết quả thống kê Bảng 3.4 cho thấy một số yếu tố khí hậu trong vùng như sau:

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm từ (22 ÷ 250C), biên độ nhiê ̣t đô ̣ dao đô ̣ng trong ngày từ 8 ÷ 90C; nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 17 ÷ 180C (tháng 1), thấp nhất tuyệt đối < 50C; Nhiệt độ tối cao 390

C.

Chế độ mƣa: lượng mưa trung bình hàng năm từ khoảng 1.800 ÷ 3.800 mm,

chủ yếu trong mùa mưa chiếm từ 85 ÷ 90 % lượng mưa cả năm và xuất hiện lũ lớn, thường tập trung vào tháng 7 và tháng 8, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam .

Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm từ 85 ÷ 90%; cao nhất là tháng 8 và

tháng 9 (khoảng 90%), mùa khô lượng bốc hơi lớn , độ ẩm giảm mạnh , thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).

Chế độ gió: Mùa khô có gió Đông Bắc thổi mạnh, thường gây khô hạn trong

vùng; mùa mưa có gió Tây Nam và thường xuất hiện gió bão và tập trung vào tháng 9, tháng 10 hàng năm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xảy ra vào đầu mùa mưa (tháng 5) với khoảng từ 2 ÷ 3 cơn gió lốc và mưa đá.

3.2.5 Thủy văn

Vùng núi Ngọc Linh là đầu nguồn của một số hệ thống sông chính trong khu vực như sau:

Hệ thủy sông Đắk Mek: Bắt đầu từ đỉnh Ngọc Linh 2.598m, Ngọc Pâng

2.327m chảy qua các địa phận các xã Ngọc Linh, Đăk Choong, Mường Hoong và Đăk Man nhập vào Đăk Sê chảy về sông cái vào biển Đông tại Đà Nẵng. Phần chảy trong khu vực dài khoảng hơn 60km, có các nhánh phụ lưu lớn như Đăk Chè, Đăk Thiang Mek.

Hệ thủy sông Đăk Pơ Kô: Bắt nguồn từ các đỉnh cao 1.998m, 1.855m,

2.032m, 2.003m về Ngok Nay 2.259 m chảy qua các xã Đăk Man, Đăk Kroong, thị trấn Đăk Glei rồi về Kon Tum. Ngoài ra còn có các chi lưu lớn như Đăk Na, Đăk Ta Kan, Đăk Psi, Đăk Glei cũng bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh, Ngok Pâng và một số đỉnh cao khác đổ vào Đăk Bla để rồi nhập với Krong Pơkô phía dưới thị xã Kon Tum. Đây là hệ thủy đầu nguồn quan trọng duy trì nguồn nước chính cung cấp cho thủy điện Yaly.

Sông Đăk Plô: chảy về thướng Tây qua lãnh thổ nước CHDCND Lào cung

cấp một phần nước vào sông Mê Kông. Đây cũng là nguồn nước tưới quan trọng cho các cánh đồng xã Đăk Plô nằm sát biên giới Việt – Lào.

3.2.6 Tài nguyên rừng và ĐDSH của KBTTN 3.2.6.1 Thảm thực vật rừng 3.2.6.1 Thảm thực vật rừng

Dựa trên quan điểm phân chia các kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng, 1976. Thảm thực vật rừng Khu BTTN Ngọc Linh bước đầu được phân chia thành những kiểu chính và phụ sau [28].

- Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới độ cao <900 (xen kẽ đến 1000m)

theo sông Đắc Mek thuộc xã Đắk Choong. Đất dưới tán rừng là dất feralit vàng nhạt đến đỏ vàng phát trển trên đá granit, biorit, các loại phiến biến chất và đá phun trào bazan có tầng đất từ trung bình đến dầy. Nhiệt độ không khí trung bình trên 200c, lượng mưa và độ ẩm không khí khá cao.

Thực vật tạo rừng chủ yếu là các loài thuộc họ Re - Lauraceae, họ Dẻ - Fagaceae, họ Xoan - Meliaceae, họ Xoài - Anacardiaceae, họ Mộc lan - Magnoliaceae, họ Dâu tằm - Moraceae, họ Sến - Sapotaceae, họ Bồ hòn - Sapindaceae nhưng độ ưu thế không rõ ràng. Rừng thường có 5 tầng rõ rệt:

Tầng vƣợt tán (A1): Chiều cao tán rừng đạt 30-35m tạo ra bởi một số cá thể

có kích thước to lớn, mọc rải rác như Cà Lồ - Caryodaphnopsis poilanei, Đa - Ficus altissima, Sến - Madhuca pasquieri, Chò xót - Schima wallichii ssp. Norronhae,

Gội Nếp - Aglaia gigantea, Cồng - Calophyllum dryobalanoides, Trường Vân -

Toona surenei, Quyếch - Chisocheton paniculatus,... đường kính bình quân từ 40- 60cm, đôi khi có nhiều cây đạt đường kính trên 1m.

Tầng ƣu thế sinh thái (A2): Cao trung bình 18-25m có tán khá liên tục tạo ra bởi nhiều loài cây khác nhau. Độ che phủ rừng đạt 0.5-0.7%, ngoài thành phần thực vật tham gia tầng tán này còn có các loài tái sinh tầng vượt tham gia như: các loài Cà ổi - Castanopsis indica, C. hystrix, Sồi - Lithocarpus aggregatus, Sâng -

Pometia pinnata, Cà Lồ - Caryodaphnopsis poilanei, Mò - Cryptocarya metcalfiana, Kháo - Phoebe paniculata, các loài Gội - Aglaia spp., Quyếch -

Chisocheton paniculatus, Huỳnh đường - Dysoxylum cochinchinensis, Trám -

Canarium littorale var. rufum, Mỡ - Manglietia spp., Chay - Artocarpus nitidus,...

Tầng dƣới tán rừng (A3): Cao 8-15m, bao gồm những cây chịu bóng mọc rải

rác dưới tán rừng như: Bứa - Garcinia spp., Liệt tra khéo - Clethra faberi, Thừng mực - Wrightia pubescens, Ngát - Gironiera subequalis, Sơn thù du - Cornus oblonga, Máu chó - Knema conferta, Thâu Lĩnh - Alphonsea boniana, Hải mộc - Trichilia connaroides,... và các cây con của tầng trên.

Tầng cây bụi (B): Cao 2-4m, đại diện tầng này khá đa dạng, thường gặp hơn

hương - Lasianthus annamicus, Súm nhật – Eurya japonica, Trang - Kopsia arborea, Mua các loại – Melastoma spp. Sầm dạng bụi - Memecylon fruticosum,

Rù rì - Homonoia riparia, Bọt ếch - Glochidion eriocarpum,…

Tầng thảm tƣơi và thực vật ngoại tầng (C): Cao không quá 2m, khá đa

dạng về thành phần loài song phổ biến hơn cả là các loài trong ngành Dương xỉ, Thông đất, họ Ô rô - Acanthaceae, Họ Lan - Orchidaceae, họ Gừng - Zingiberaceae,...

- Rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới độ cao từ 1000-1700m

Đây là kiểu rừng có diện tích lớn nhất trong KBT, phân bố rộng khắp các sườn phía Tây Nam các đỉnh núi Ngọc Linh, Ngọc Lum Heo, Ngọc Pâng cho đến các dãy núi từ chân đèo Lò Xo đến các đỉnh dưới 1700 m và khu vực Cổng Trời.

Rừng thường phát triển trên các loại đất feralit mùn màu đỏ vàng, đỏ nâu, vàng đỏ. Đá mẹ chủ yếu là granit, biorit, các loại phiến biến chất và đá phun trào bazan. Các đá bị phong hoá mạnh, tầng đất dầy đến trung bình, độ xói mòn yếu, độ tàn che 0,8%. Về cơ bản, kiểu rừng này gần như nguyên sinh, loài cây ưu thế là cây lá rộng sinh trưởng tốt. Đại diện chủ yếu thuộc về các họ: họ Dẻ - Fagaceae, họ Re – Lauraceae, họ Mộc lan – Magnoliaceae, họ Bồ hòn - Sapindaceae, họ Thị - Ebenaceae, họ Xoan – Meliaceae,… Một số chỉ tiêu định lượng kiểu rừng này: D1.3

= 30cm, Mtb = 340m3/ha, Hvn = 20m. Ở trạng thái này là môi trường sống của Sâm ngọc linh – Pannax vietnamensis. Rừng chia thành 5 tầng:

Tầng vƣợt tán (A1): Chủ yếu gặp các loài Cáng lò - Betula alnoides, Cà ổi Ấn Độ - Castanopsis indica, Gội các loại – Aglaia spp., Thông nàng - Dacrycarpus imbricatus, Chôm chôm rừng - Nephelium lappaceum, Trường vải -

Paranephelium spirei, Chang chang trung bộ - Pentaspadon anamense, Trường Lào - Xerospermum laoticum,...

Tầng ƣu thế sinh thái (A2): Tạo nên tán rừng tương đối đồng đều, cao 15-

17m với đa số là cây lá rộng như Cà ổi - Castanopsis indica, Bời lời - Litsea verticillata, Dung - Symplocos petiolatus, Sồi - Quercus felestratus, Chẹo -

Tầng dƣới tán rừng (A3): Tầng này bao gồm các đại diện Chẩn -

Microdesmis caseariaefolia , Gai nang - Sloanea hemsleyana, Mãi táp - Aidia cochinchinensis, Bời lời các loại – Lindera spp., Chân chim – Schefflera heptaphylla, Thôi chanh - Euodia calophylla, Chôm chôm rừng - Nephelium lappaceum,…

Tầng cây bụi (B): Với độ cao trung bình dưới 5m, phân bố rải rác dưới tán

rừng,đôi chô phân bố theo từng đám nhỏ. Thực vật chủ yếu là các loài thuộc các họ Cà phê - Rubiaceae, Ba mảnh vỏ - Euphorbiaceae, họ Ngũ gia bì – Araliaceae, họ Đơn nem – Myrsinaceae,…

Tầng thảm tƣơi và thực vật ngoại tầng (C): Chủ yếu là tầng Cỏ Quyết,

ngoài Dương Xỉ còn có nhiều loài trong cá họ Ráy - Araceae, họ Cúc – Asteraceae, Cau dừa – Arecaceae, Bóng nước – Balsaminaceae, Ô rô – Acanthaceae,...

- Rừng kín thƣờng xanh, mƣa mùa nhiệt đới độ cao trên 1700 đến 2600m đỉnh Ngọc Linh

Loại rừng này phân bố từ 1700m lên đến đỉnh Ngọc linh. Rừng phát triển trên đất mùn alít, trên đá granit xen kẽ với riolít và đaxit. Nhiệt độ trung bình năm thường giao động 10-150C, thường xuyên có gió mạnh và mây mù.

Kiểu rừng này ít bị tác động, còn giữ được tính nguyên sinh về cơ bản. Độ tàn che 0,7-0,8, có lâm phần độ tàn che đạt 0,9. Thực vật tạo rừng chủ yếu là cây lá rộng, một vài điểm xen cây lá kim và chủ yếu gặp Thông 5 lá - Pinus dalatensis

mọc rải rác tại các sườn đỉnh, đỉnh và dông núi cao, nhưng do chúng phân bố tản mạn nên được xếp chung vào kiểu rừng này. Thực vật ưu thế có các loài thuộc các họ là: họ Long não - Lauraceae, họ Dẻ - Fagaceae, họ Chè - Theaceae, họ Mộc Lan - Magnoliaceae, họ Hoa Hồng - Rosaceae. Các loài cây gỗ của kiểu rừng này có đường kính tương đối lớn, trung bình 25 -30 cm, chiều cao bình quân 16-20m, trữ lượng bình quân 200 - 300m3

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác độ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)