KBTTN Ngọc Linh được bao bọc bởi lớp thảm thực vật nguyên sinh, thứ sinh và phục hồi trên 89,5% diện tích tự nhiên nên các loài sinh vật ngoại lai nhất là thực vật ít có cơ hội phát triển. Quá trình điều tra, nghiên cứu cho thấy có một số loài thực vật ngoại lai bắt đầu xuất hiện trong vùng, trong đó chủ yếu là một số loài như:
- Cỏ lào - Chromolaena odorata, - Mai dương - Mimosa pigra, - Ngũ sắc - Lantana camara,
- Cỏ tranh - Imperata cylindrica
- Dây bìm bìm - Impomoea sp
Các loài này chủ yếu xuất hiện rải rác hai bên đường nơi không có lớp thảm thực vật che phủ cùng một số điểm trên đất trống Ia.
Trong 5 loài thực vật ngoại lai được phát hiện lần này có Cỏ lào, Cỏ tranh xuất hiện rải rác ở một vài điểm tại khu vực đường HCM. Cây mai dương và dây Bìm bìm ít quan sát thấy ở dọc đường HCM mà phân bố khá phổ biến ở khu vực xã Đăk Choong.
Các tuyến đường chính trong khu vực KBTTN đều được nâng cấp từ tuyến đường có sẵn như tuyến đường HCM được nâng cấp từ nền đường 14 trước đây, tuyến Đăk Man đi xã Đăk Plô, tuyến đường Đăk Tạ đi xã Ngọc Linh, Đăk Choong đều được nâng cấp từ hệ thống đường mòn có trước. Khi điều tra thành phần loài thực vật ngoại lai chúng tôi phát hiện thấy chúng phát triển cả ở những khu vực tà luy mới trong quá trình nâng cấp đường và một số điểm cố định không liên quan đến khu vực sửa đường, vì vậy việc xuất hiện các loài thực vật ngoại lai trong vùng tại thời điểm trước hoặc sau khi có đường HCM chưa thực sự rõ ràng.
Tuy nhiên, việc có tuyến đường đi sẽ tạo ra nguy cơ cao về việc xâm nhập các loài ngoại lai cả động vật và thực vật, đây là một trong những nguy cơ tiềm ẩn đối với KBTTN nếu không có giải pháp ngăn chặn, bảo vệ kịp thời.
Đến nay các loài thực vật ngoại lai chỉ đóng góp thêm tính đa dạng cho khu hệ thực vật Ngọc Linh, một số loài còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh như Cỏ lào. Tuy nhiên, khi điều kiện môi trường sinh thái thuận lợi các loài sinh vật ngoại lai kể trên sẽ phát triển rất mạnh mẽ và khó kiểm soát. Riêng sinh vật ngoại lai là động vật nhóm điều tra cũng như thông tin từ người dân địa phương xác định chưa phát hiện được loài khác lạ trong vùng.
3.4.2.6 Ảnh hƣởng đến hệ sinh thái
Các hệ sinh thái rừng tại KBTTN Ngọc Linh đang chịu ảnh hưởng mạnh từ các hoạt động sản xuất của người dân như đốt nương làm rẫy, phá rừng trái phép, cùng với ý thức của người dân trong sản xuất, đi săn bắt, khai thác mật ong, hoặc thu hái lâm sản ngoài gỗ đã dẫn đến tình trạng cháy rừng hàng năm vẫn còn sảy ra gây thiệt hại về rừng và tài nguyên rừng của KBT. Điển hình như năm 2010, trong phạm vi KBTTN Ngọc Linh sảy ra một vụ cháy rừng với diện tích bị hại là 7,2 ha, trong đó rừng sản xuất 6,2 ha còn lại 0,3 ha là rừng đặc dụng thuộc trạng thái rừng
Ic, kiểu rừng phục hồi sau khai thác. Riêng 9 tháng đầu năm 2011 đã có phá rừng trái pháp luật: 66 vụ. Tổng diện tích rừng thiệt hại 126.349 m2
(12,634 ha). Trong đó xã Đăk Man 12 vụ, diện tích 14.736 m2 tại tiểu khu 23, 16; xã Đăk Choong: 32 vụ, diện tích 20.530 m2
tại tiểu khu 53, 54; xã Xốp 22 vụ, diện tích 90.083 m2 tại tiểu khu 69 và 72.
Khai thác lâm sản nhất là hình thức khai thác chọn một số loài, nên thành phần loài trong hệ sinh thái bị thay đổi so với ban đầu. Kết quả điều tra cho thấy một số loài thực vật như Xoan đào – Prunus arborea, Chắp tay - Beilschmiedia sp,
Thông nàng - Dacrycarpus imbricatus bị khai thác khá mạnh và ít bắt gặp cây có đường kính ngang ngực từ 10 cm trở lên trong phạm vi từ 500 – 1000 m dọc hai bên đường. Cùng với đó là các hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ, việc khai thác không bền vững các loài lâm sản [23] đã làm phá vỡ cân bằng sinh thái tối ưu đã được hình thành qua thời gian dài, phá vỡ và hủy diệt cấu trúc cảnh quan, phá vỡ hành lang sinh thái và làm cho một số loài có nguy cơ bị tiêu diệt như loài đặc hữu Sâm ngọc linh và một số loài cây khác như Đẳng sâm, Lan kim tuyến, cùng nhiều loài cây thuốc khác. Các hoạt động trên diễn ra trên một số trạng thái rừng IIIa2, II, I nơi có kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng thấp trên núi đất; Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi trung bình; Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác.
Các hoạt động săn bắt các loài động vật trong KBTTN Ngọc Linh đã và đang làm mất cân bằng sinh thái, gia tăng nguy cơ đối với điều kiện phát sinh phát triển của các loài động vật hoang dã trong ĐDSH. Theo đánh giá của các bộ KBTTN và người dân địa phương cho biết, trữ lượng các loài đã và đang trở nên hiếm, tần số bắt gặp ít trong khoảng 7-10 năm trở lại đây. Nguyên nhân chính được người dân và cán bộ KBTTN đánh giá là sự bẫy bắt quá mức dẫn đến số lượng các loài động vật bị suy giảm. Sự suy giảm các loài động vật sẽ làm trống các mắt xích trong hệ sinh thái ảnh hưởng đến hệ sinh thái nói chung và đa dạng sinh vật của KBTTN nói riêng. Các hoạt động bẫy bắt các loài động vật diễn ra ở tất cả các kiểu rừng (ngoại trừ rừng trồng do ít các loài động vật nên hoạt động này hầu như không đáng kể).
Khai thác và vận hành tuyến đường HCM đoạn qua KBTTN Ngọc Linh nơi chia cắt và tiếp giáp KBTTN sẽ dẫn đến: (1) Chia cắt sinh cảnh và thu hẹp vùng sống các loài: Đường HCM đi xuyên qua KBTTN tại các tiểu khu 19, 21, 22 và một phần tiểu khu 24, với đặc điểm trên đã hạn chế giao lưu của các loài động vật sống trong vùng. KBTTN Ngọc Linh còn tiếp giáp với KBTTN Sông Thanh và Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam, nơi có giá trị ĐDSH và giá trị bảo tồn cao và cũng là nơi giao lưu, sinh sống của nhiều loài động vật giữa các KBTTN này. Trong nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng đường HCM đoạn qua KBTTN Ngọc Linh đã đánh giá đây là một trong những ảnh hưởng mạnh đến khu hệ động vật trong vùng do chia cắt sinh cảnh và nơi sống giữa 2 phần của KBTTN; (2) Tiếng ồn, khói bụi, ánh sáng …từ phương tiện giao thông: Kết quả khảo sát và phỏng vấn cán bộ trạm kiểm lâm Đăk Plô và người dân địa phương trung bình một ngày có khoảng 195 lượt xe đi trên tuyến đường HCM chưa kể lượng xe máy. Chủng loại xe cũng rất phong phú từ 4 chỗ đến xe tải hạng nặng vài chục tấn, trong quá trình vận hành tiếng ồn phát ra từ động cơ, còi, khói bụi, sánh sáng đèn khi chạy đêm…. đã và đang ảnh hưởng đến môi trường, các loài động thực vật sống trong vùng.
Các hoạt động nâng cấp, làm đường ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái. Trong đó đáng kể nhất là việc làm mới tuyến đường giao thông Ngọc Hoàng – Măng Bút – Tu Mơ Rông – Ngọc Linh (đoạn km 8 + 921 đến km 16 + 941 đi qua xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei). Tổng chiều dài tuyến đường đi qua 8,02 km, tuyến đường đi qua vùng lõi của KBTTN, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt dài khoảng 06 km thuộc tiểu khu 95 và đi qua vùng đệm của KBTTN Ngọc Linh thuộc tiểu khu 93 và 98 với chiều dài khoảng hơn 02 km với tổng diện tích đất rừng bị mất là 38,01 ha. Theo đánh giá tác động môi trường khi xây dựng đoạn đường này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng tính từ tâm đường sang hai bên từ 100-200m, như vậy diện tích rừng bị tác động khoảng hơn 200 ha ở trạng thái rừng IIIa2, II, tác động tới các kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng thấp trên núi đất; Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi trung bình.
Mặc dù các công trình thủy lợi trên địa bàn đều nằm ngoài ranh giới KBTTN Ngọc Linh và một phần diện tích của KBTTN Ngọc Linh bị ngập khi nước dâng nên. Tổng diện tích các thủy điện gây mất khoảng 192 ha rừng và đất rừng của KBTTN Ngọc Linh, trong đó chủ yếu là trạng thái rừng Ic, Ib, II, tác động tới các kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng thấp trên núi đất; Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi trung bình.
Các hoạt động trên ảnh hưởng chủ yếu đến các hệ sinh thái rừng chính: (1) Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đai cao dưới 1000m; (2) Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đai cao trên 1000m; (3) Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác. Các kiểu rừng này có các loài sinh vật phân bố, có các tác động qua lại và có chu trình chu chuyển vật chất khép kín, có các loài động, thực vật đặc trưng và có thể xem chúng là những hệ sinh thái trong KBTTN.
Thành phần của các hệ sinh thái rừng thay đổi theo chiều hướng giảm loài và giảm số lượng cá thể đã làm cho cấu trúc theo chiều ngang và thẳng đứng của các hệ sinh thái cũng bị thay đổi, tạo ra nhiều khoảng trống. Đối với các hệ sinh thái trên núi đất có thể sẽ có quá trình phục hồi tự nhiên bằng các loài mới, hoặc các cá thể mới như các loài cây thân thảo, cây bụi, tre nứa, cây gỗ ..., tuy nhiên cần có thời gian. Như vậy do mất thành phần loài và giảm số lượng cá thể động thực vật trong các hệ sinh thái đã làm suy giảm chức năng của các hệ sinh thái, bao gồm:
- Suy giảm chức năng bảo tồn, do suy giảm tính ĐDSH, nhất là các loài cần bảo vệ nghiêm ngặt.
- Suy giảm khả năng cung cấp nước cho các vùng thấp, khả năng cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho các vùng thấp bị ảnh hưởng nhiều nếu thành phần của các hệ sinh thái rừng bị suy giảm mạnh.
- Suy giảm chức năng phòng hộ, đối với các hệ sinh thái rừng.
3.4.2.7 Ảnh hƣởng đến các phân khu chức năng
- Ảnh hưởng do nâng cấp đường: Đường HCM được nâng cấp mặc dù diện tích mở rộng không lớn, nhưng những ảnh hưởng đến phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái dọc tuyến đường là điều khó tránh khỏi. Các ảnh hưởng đến
phân khu thể hiện qua việc khai thác và vận hành tuyến đường trong thời gian sử dụng như tiếng ồn, khói bụi, môi trường thay đổi, lượng xe tăng lên sau khi tuyến đường HCM thông tuyến và vận hành cũng ảnh hưởng đến khả năng chi chuyển của các loài động vật.
Do khả năng tiếp cận từ đường HCM và một số đường nhánh xuất phát từ đường HCM đến rừng và đất rừng của KBTTN thuận lợi, vì vậy các hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng và ĐDSH như xâm lấn đất, chuyển đổi cơ cấu đất (từ đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp – lúa), khai thác gỗ, săn bắt động vật, khai thác lâm sản ngoài gỗ … trái phép. Các hoạt động này đã và đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng, suy giảm chất lượng rừng và ĐDSH của các phân khu, đặc biệt là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, nơi có giá trị ĐDSH cao.
- Mở mới tuyến đường giao thông Ngọc Hoàng – Măng Bút – Tu Mơ Rông – Ngọc Linh (đoạn km 8 + 921 đến km 16 + 941 đi qua xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei): Tổng chiều dài tuyến đường đi qua 8,02 km, tuyến đường đi qua vùng lõi của KBTTN, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt dài khoảng hơn 6 km. Đoạn đường này nối liền xã Ngọc Linh với xã Măng Ri huyện Tu Mơ Rông tiếp giáp huyện Kon Plông và nối với trục đường HCM đi Kon Tum. Hiện nay tuyến đường này đã bắt đầu triển khai việc xây dựng. Việc xây dựng tuyến đường này ảnh hưởng trực tiếp đến phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc tiểu khu 95 và chia cắt KBTTN.
3.5 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu
Dựa trên kết quả điều tra đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường HCM tới ĐDSH của KBTTN. Những nhận định, đánh giá của BQL KBTTN Ngọc Linh về thực trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của KBTTN, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
3.5.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH trong cộng đồng
Soạn thảo các tài liệu, sách giới thiệu về KBTTN Ngọc Linh.
Tổ chức các lớp truyền thông về bảo vệ rừng và phát triển kinh tế cộng đồng trong các xã vùng đệm của Khu BTTN.
Soạn thảo tài liệu về bảo vệ rừng và môi trường phát cho học sinh các trường phổ thông của các xã.
Xây dựng và giới thiệu phim, ảnh về bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng trong cộng đồng và các trường học.
Phát động các phong trào bảo vệ ĐDSH, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên ĐDSH trong vùng.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền PCCCR trong cộng đồng (tối thiểu 2 lần/năm), tập trung cho các đối tượng tham gia nhận khoán quản lý bảo vệ rừng với KBTTN.
3.5.2 Giải pháp về tổ chức quản lý
3.5.2.1 Bổ sung nhân lực cho BQL KBTTN Ngọc Linh
Theo dự án đầu tư được xây dựng KBTTN năm 1998 đã được phê duyệt [25], tổng cán bộ công nhân viên của KBTTN Ngọc Linh là 53 người, trong đó phòng quản lý bảo vệ rừng (tương đương hạt kiểm lâm) có 42 cán bộ, 07 trạm (05 người/trạm) và 01 đội lưu động (07 người). Nhưng trên thực tế hiện nay Hạt kiểm lâm mới chỉ có 27 người và 05 trạm cùng 01 đội cơ động.
Các dự án mở rộng, nâng cấp, mở mới các tuyến đường trong khu vực tạo điều kiện cho việc tiếp cận KBTTN một các dễ dàng, thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển trái phép tài nguyên rừng như: đường HCM chạy theo hướng Bắc - Nam, tới thị trấn Đắk Glei. Phía Nam dãy có đường quốc lộ 24 chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, từ thị xã Kon Tum qua thị trấn Kon Plông sang tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, còn có đường 673 từ ngã ba Đăk Tả đã được phê duyệt đi qua các tiểu khu 92, 93, 94, 95 của KBTTN và đi sang huyện Tu Mơ Rông. Những đặc điểm này gây không ít khó khăn và là một trong những thách thức đối với công tác quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý KBTTN Ngọc Linh. Mặt khác, Ban quản lý có 05 trạm kiểm lâm đóng trên địa bàn 5 xã. Trung bình một trạm quản lý 7.622 ha, số lượng kiểm lâm các trạm được bố trí từ 3-5 cán bộ nên cần bố trí thêm một số trạm nhằm ngăn chặn tối đa các vụ vi phạm lâm luật và vận chuyển tài nguyên rừng. Như vậy, các trạm kiểm lâm được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Kon Tum từ
năm 2002 cho đến nay cùng với thời gian hoạt động và vận hành từ giai đoạn thành lập KBTTN cho thấy chưa bắt kịp với tiến độ phát triển và bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp.
Căn cứ theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng của Chính phủ [8] định biên tối đa 500 ha rừng đặc dụng có 01 công chức kiểm lâm thì lực lượng kiểm lâm, trạm kiểm lâm của KBTTN Ngọc Linh còn thiếu khá lớn. Vì vậy việc tuyển dụng, bổ sung nguồn nhân lực cho Hạt kiểm lâm KBTTN cũng như bổ sung thêm một số trạm kiểm lâm.
3.5.2.2 Bổ sung các trạm quản lý bảo vệ
Các trạm được cần bổ sung bên cạnh các trạm đã được thành lập cũ để đảm