Tài nguyên rừng và ĐDSH của KBTTN

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác độ (Trang 39)

3.2.6.1 Thảm thực vật rừng

Dựa trên quan điểm phân chia các kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng, 1976. Thảm thực vật rừng Khu BTTN Ngọc Linh bước đầu được phân chia thành những kiểu chính và phụ sau [28].

- Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới độ cao <900 (xen kẽ đến 1000m)

theo sông Đắc Mek thuộc xã Đắk Choong. Đất dưới tán rừng là dất feralit vàng nhạt đến đỏ vàng phát trển trên đá granit, biorit, các loại phiến biến chất và đá phun trào bazan có tầng đất từ trung bình đến dầy. Nhiệt độ không khí trung bình trên 200c, lượng mưa và độ ẩm không khí khá cao.

Thực vật tạo rừng chủ yếu là các loài thuộc họ Re - Lauraceae, họ Dẻ - Fagaceae, họ Xoan - Meliaceae, họ Xoài - Anacardiaceae, họ Mộc lan - Magnoliaceae, họ Dâu tằm - Moraceae, họ Sến - Sapotaceae, họ Bồ hòn - Sapindaceae nhưng độ ưu thế không rõ ràng. Rừng thường có 5 tầng rõ rệt:

Tầng vƣợt tán (A1): Chiều cao tán rừng đạt 30-35m tạo ra bởi một số cá thể

có kích thước to lớn, mọc rải rác như Cà Lồ - Caryodaphnopsis poilanei, Đa - Ficus altissima, Sến - Madhuca pasquieri, Chò xót - Schima wallichii ssp. Norronhae,

Gội Nếp - Aglaia gigantea, Cồng - Calophyllum dryobalanoides, Trường Vân -

Toona surenei, Quyếch - Chisocheton paniculatus,... đường kính bình quân từ 40- 60cm, đôi khi có nhiều cây đạt đường kính trên 1m.

Tầng ƣu thế sinh thái (A2): Cao trung bình 18-25m có tán khá liên tục tạo ra bởi nhiều loài cây khác nhau. Độ che phủ rừng đạt 0.5-0.7%, ngoài thành phần thực vật tham gia tầng tán này còn có các loài tái sinh tầng vượt tham gia như: các loài Cà ổi - Castanopsis indica, C. hystrix, Sồi - Lithocarpus aggregatus, Sâng -

Pometia pinnata, Cà Lồ - Caryodaphnopsis poilanei, Mò - Cryptocarya metcalfiana, Kháo - Phoebe paniculata, các loài Gội - Aglaia spp., Quyếch -

Chisocheton paniculatus, Huỳnh đường - Dysoxylum cochinchinensis, Trám -

Canarium littorale var. rufum, Mỡ - Manglietia spp., Chay - Artocarpus nitidus,...

Tầng dƣới tán rừng (A3): Cao 8-15m, bao gồm những cây chịu bóng mọc rải

rác dưới tán rừng như: Bứa - Garcinia spp., Liệt tra khéo - Clethra faberi, Thừng mực - Wrightia pubescens, Ngát - Gironiera subequalis, Sơn thù du - Cornus oblonga, Máu chó - Knema conferta, Thâu Lĩnh - Alphonsea boniana, Hải mộc - Trichilia connaroides,... và các cây con của tầng trên.

Tầng cây bụi (B): Cao 2-4m, đại diện tầng này khá đa dạng, thường gặp hơn

hương - Lasianthus annamicus, Súm nhật – Eurya japonica, Trang - Kopsia arborea, Mua các loại – Melastoma spp. Sầm dạng bụi - Memecylon fruticosum,

Rù rì - Homonoia riparia, Bọt ếch - Glochidion eriocarpum,…

Tầng thảm tƣơi và thực vật ngoại tầng (C): Cao không quá 2m, khá đa

dạng về thành phần loài song phổ biến hơn cả là các loài trong ngành Dương xỉ, Thông đất, họ Ô rô - Acanthaceae, Họ Lan - Orchidaceae, họ Gừng - Zingiberaceae,...

- Rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới độ cao từ 1000-1700m

Đây là kiểu rừng có diện tích lớn nhất trong KBT, phân bố rộng khắp các sườn phía Tây Nam các đỉnh núi Ngọc Linh, Ngọc Lum Heo, Ngọc Pâng cho đến các dãy núi từ chân đèo Lò Xo đến các đỉnh dưới 1700 m và khu vực Cổng Trời.

Rừng thường phát triển trên các loại đất feralit mùn màu đỏ vàng, đỏ nâu, vàng đỏ. Đá mẹ chủ yếu là granit, biorit, các loại phiến biến chất và đá phun trào bazan. Các đá bị phong hoá mạnh, tầng đất dầy đến trung bình, độ xói mòn yếu, độ tàn che 0,8%. Về cơ bản, kiểu rừng này gần như nguyên sinh, loài cây ưu thế là cây lá rộng sinh trưởng tốt. Đại diện chủ yếu thuộc về các họ: họ Dẻ - Fagaceae, họ Re – Lauraceae, họ Mộc lan – Magnoliaceae, họ Bồ hòn - Sapindaceae, họ Thị - Ebenaceae, họ Xoan – Meliaceae,… Một số chỉ tiêu định lượng kiểu rừng này: D1.3

= 30cm, Mtb = 340m3/ha, Hvn = 20m. Ở trạng thái này là môi trường sống của Sâm ngọc linh – Pannax vietnamensis. Rừng chia thành 5 tầng:

Tầng vƣợt tán (A1): Chủ yếu gặp các loài Cáng lò - Betula alnoides, Cà ổi Ấn Độ - Castanopsis indica, Gội các loại – Aglaia spp., Thông nàng - Dacrycarpus imbricatus, Chôm chôm rừng - Nephelium lappaceum, Trường vải -

Paranephelium spirei, Chang chang trung bộ - Pentaspadon anamense, Trường Lào - Xerospermum laoticum,...

Tầng ƣu thế sinh thái (A2): Tạo nên tán rừng tương đối đồng đều, cao 15-

17m với đa số là cây lá rộng như Cà ổi - Castanopsis indica, Bời lời - Litsea verticillata, Dung - Symplocos petiolatus, Sồi - Quercus felestratus, Chẹo -

Tầng dƣới tán rừng (A3): Tầng này bao gồm các đại diện Chẩn -

Microdesmis caseariaefolia , Gai nang - Sloanea hemsleyana, Mãi táp - Aidia cochinchinensis, Bời lời các loại – Lindera spp., Chân chim – Schefflera heptaphylla, Thôi chanh - Euodia calophylla, Chôm chôm rừng - Nephelium lappaceum,…

Tầng cây bụi (B): Với độ cao trung bình dưới 5m, phân bố rải rác dưới tán

rừng,đôi chô phân bố theo từng đám nhỏ. Thực vật chủ yếu là các loài thuộc các họ Cà phê - Rubiaceae, Ba mảnh vỏ - Euphorbiaceae, họ Ngũ gia bì – Araliaceae, họ Đơn nem – Myrsinaceae,…

Tầng thảm tƣơi và thực vật ngoại tầng (C): Chủ yếu là tầng Cỏ Quyết,

ngoài Dương Xỉ còn có nhiều loài trong cá họ Ráy - Araceae, họ Cúc – Asteraceae, Cau dừa – Arecaceae, Bóng nước – Balsaminaceae, Ô rô – Acanthaceae,...

- Rừng kín thƣờng xanh, mƣa mùa nhiệt đới độ cao trên 1700 đến 2600m đỉnh Ngọc Linh

Loại rừng này phân bố từ 1700m lên đến đỉnh Ngọc linh. Rừng phát triển trên đất mùn alít, trên đá granit xen kẽ với riolít và đaxit. Nhiệt độ trung bình năm thường giao động 10-150C, thường xuyên có gió mạnh và mây mù.

Kiểu rừng này ít bị tác động, còn giữ được tính nguyên sinh về cơ bản. Độ tàn che 0,7-0,8, có lâm phần độ tàn che đạt 0,9. Thực vật tạo rừng chủ yếu là cây lá rộng, một vài điểm xen cây lá kim và chủ yếu gặp Thông 5 lá - Pinus dalatensis

mọc rải rác tại các sườn đỉnh, đỉnh và dông núi cao, nhưng do chúng phân bố tản mạn nên được xếp chung vào kiểu rừng này. Thực vật ưu thế có các loài thuộc các họ là: họ Long não - Lauraceae, họ Dẻ - Fagaceae, họ Chè - Theaceae, họ Mộc Lan - Magnoliaceae, họ Hoa Hồng - Rosaceae. Các loài cây gỗ của kiểu rừng này có đường kính tương đối lớn, trung bình 25 -30 cm, chiều cao bình quân 16-20m, trữ lượng bình quân 200 - 300m3

/ha.

Tầng vƣợt tán (A1): Tầng này không liên tục, thường gặp các loài: Sồi ba

cạnh - Trigonobalanus verticillata, Giổi nhung - Michelia foveolata, một số loài trong các chi Dẻ - Quercus spp., Castanopsis spp., Cáng lò - Betula alnoides, Giổi

xương - Paramichelia baillonii, Chắp tay - Exbucklandia tonkinensis, E. populnea, Mộc lan - Magnolia annamensis, Trường sâng - Pometia pinnata,… Thông 5 lá -

Pinus dalatensis, Thông nàng - Dacrycarpus imbricatus với đường kính trung bình 80-150 cm, chiều cao tới 25-30 m vươn lên khỏi tán rừng.

Tầng ƣu thế sinh thái (A2): Tạo thành tán rừng tiên tục, bằng phẳng rất hấp

dẫn. Ngoài những cây tầng trên còn gặp các loài như: Bời lời - Litsea verticillata, Dung sạn - Symplocos cochinchinensis, Súm - Eurya japonica, Côm - Elaeocarpus spp., Thích các loại – Acer spp.,… và đôi khi có cả Thông 5 lá - Pinus dalatensis.

Tầng dƣới tán rừng (A3): Bao gồm các loài cây tái sinh của hai tầng và

những loài cây gỗ nhỏ mọc rải rác dưới tán rừng, không tạo thành tầng tán liên tục. Các đại diện bao gồm các loài Chân chim - Schefflera spp., Chòi mòi – Antidesma spp., Đẻn ba lá– Vitex trifolia, Lộc mại - Claoxylon indicum, Dâu da đất –

Baccaurea ramiflora, Ràng rang mít - Ormosia balansae, Chẹo các loại –

Engelhardtia spp., cùng nhiều loài khác.

Tầng cây bụi (B): Độ cao trung bình từ 2-3m chủ yếu là các loài trong họ Ba

mảnh vỏ - Euphorbiaceae như: Cù đèn - Croton maieuticus, Bọt ếch - Glochidion eriocarpum, Rù rì - Homonoia riparia,… họ Cà phê – Rubiaceae như: Xú hương –

Lasianthus spp., Trang - Ixora dolichophylla, Xuyên mộc - Pavetta indica Lấu –

Psychotria spp., Hoắc quang - Wendlandia ferruginea; họ Cam – Rutaceae bao gồm các loài: Ớt sừng - Micromelum minutum, Ba gạc – Euodia lepta, Cơm rượu -

Glycosmis craibii,...

Tầng thảm tƣơi và thực vật ngoại tầng (C): Ở tầng này độ ẩm không khí

cao, ít bị con người tác động nên lớp thảm tươi khá phát triển, phân bố không đều và độ che phủ mặt đất đạt 30%. Thành phần loài tham gia rất phong phú nhưng ưu thế hơn cả thuộc về các họ Ráng – Araceae, ngành Dương xỉ - Polypodiophyta, họ Ô rô – Acanthaceae, họ Phong lan – Orchidaceae,…

Ở kiểu thảm này còn xuất hiện một kiểu rừng lùn trên các sườn dông và đỉnh dông của các đỉnh cao trong vùng phổ biến từ 2300m trở lên. Kiểu thảm này có đặc trưng sau: Cây thấp lùn, có rêu phong bám dày, tầng mùn chưa phân huỷ dày đến

60-70 cm. Tầm vóc cây biến đổi tuỳ độ dốc và mặt bằng. Thành phần loài chủ yếu có: Đỗ quyên - Rhododendron sp., Nam trúc - Lyonia spp., Dẻ - Quercus spp., Chè béo - Anneslea fragrans, Hoa thu - Sorbus wattii, Thích bẩy gân - Acer heptaphlebium,...

Về ngoại mạo cây không thẳng, tầm vóc cây rất biến động (trên đỉnh có đá nổi, nắng, gió) đường kính cây chỉ 2-6 cm, chiều cao biến động từ 1,5-2 m. Dưới sườn khuất gió đường kính cây có thể biến động từ 6-14 cm, chiều cao 6-10 m. Thân cây có rêu bao bọc dâỳ và các loài bì sinh thuộc họ Phong lan - Orchidaceae với khoảng hơn 40 loài. Cây Tổ kiến thuộc họ Cà phê – Rubiaceae sống bám trên cành cây, thân do cộng sinh với nấm đã mọng nước phình ra cỡ lớn như củ khoai to.

Trước khi tới rừng lùn, xuất hiện một vành đai rừng Sặt - Arundinaria vicinia

ở độ cao 2.300-2.400 m hoặc ở thấp hơn chút ít (2100 m) với các cây sặt đường kính từ 1,3-1,7 cm, chiều cao từ 2,5-3,5 m, mọc tản. Mật độ khoảng 20.000 cây/ha. Chúng mọc trên tầng mùn chưa phân giải, cũng có cảm giác rùng rình như ở trên đỉnh. Trong kiểu rừng này còn có một số loài hạt trần mọc rải rác như Thông 5 lá -

Pinus dalatensis, Hoàng đàn giả - Dacrydium elatum, Sam bông - Amentotaxus poilanei, Du sam - Keteleeria evelyniana, Thông lông gà - Dacrycarpus imbricatus.

- Rừng kín cây lá rộng và cây lá kim độ cao trên 1000m

Đây là kiểu rừng hỗn giao giữa các loài cây là rộng và cây lá kim. Phân bố rải rác thành từng đám lớn nhỏ khác nhau trong KBT, với nhiều loài cây lá kim có cá thể to lớn, xen kẽ với các loài lá rộng hình thành nên kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim này. Rừng có 4 tầng:

Tầng ƣu thế sinh thái (A2): So với các kiểu rừng thường xanh thì thành phần

loài kém tính đa dạng hơn, những loài thường gặp ở tầng tán như: Thông đà lạt –

Pinus dalatensis, Côm các loại - Elaeocarpus spp., Thông nàng – Dacrycarpus imbricatus, Các loài dung – Symplocos spp., Cáng lồ - Betula alnoides, Dẻ các loại – Lythocarpus spp., Quercus spp.,...

giản, khoảng dưới 10-15 loài thuộc chi Dẻ - Lithocarpus spp,. Sơn trâm - Vaccinium spp., Me rừng – Phyllanthus embrica , Rè - Machilus bombycina, Giổi xương -

Paramichelia baillonii, Kháo – Phoebe tavoyana,…

Tầng cây bụi (B): Chiều cao lớp cây bụi dưới 3 m. Loài cây kém phong phú

hơn so với kiểu rừng kín thường xanh, các loài thường gặp là Hoắc quang -

Wendlandia ferruginea, Bồ cu vẽ - Breynia fruticosa, Bưởi bung - Acronychia pedunculata, Sảng đất – Sterculia lanceolata,…

Tầng thảm tƣơi và thực vật ngoại tầng (C): Thảm cỏ lâu năm chiếm vị trí

quan trọng, nhất là Cỏ tranh - Imperata cylindrica, sau đó đến Chít - , Chè vè -

Miscanthus floridulus, Lau - Erianthus arundinaceus, Sậy - Phrasmites kaka, Mần trầu - Eleusine indica,... Quyết thực vật với các loài Dicranopteria linearis, Ptedium aquilinum thường xuất hiện thành những đám lớn.

- Kiểu rừng thƣa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp

Đây là kiểu thảm rừng có diện tích lớn phân bố chủ yếu về phía Tây và Tây Nam KBT, từ độ cao trên 900 m (1000m). Rừng thưa cây lá kim điển hình là rừng thông ba lá được hình thành từ các loại rừng kín thường xanh bị tàn phá, tiếp theo do lửa hàng năm. Rừng Thông 3 lá thường mọc trên đất Feralit phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau: Granit, Bazan, Diệp thạch, Sa thạch. Đất thuộc loại sâu dầy 50-100 cm, thoát nước tốt, độ chua 4.5-5.5.

Thực vật tạo rừng với loài Thông 3 lá - Pinus kesiya chiếm ưu thế tuyệt đối, cấu trúc rừng vùng này gần như đồng tuổi. Tuy vậy, dưới tán rừng vẫn xuất hiện một số loài cây lá rộng mọc xen kẽ: Dẻ quả dẹt - Quercus helferiana, Sồi trắng -

Lithocarpus dealbatus,... Tầng cây bụi gặp các loài Hoắc quang - Wendlandia ferruginea, Bồ cu vẽ - Breynia fruticosa, Bưởi bung - Acronychia pedunculata,… Tầng thảm tươi tạo bởi các loài Lau, Lách - Saccharum spontaneum, Cỏ tranh -

Imperata cylindrica, Guột - Dicranopteris linearis,…

+ Kiểu phụ thứ sinh Tre nứa và hỗn giao Tre nứa-gỗ

Kiểu phụ này là kết quả của quá trình canh tác nương rẫy và tàn phá rừng. Nguồn gốc của chúng cũng từ kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á

nhiệt đới, nhưng sau nhiều lần phát nương làm rẫy, các loài cây gỗ không còn khả năng tái sinh nhanh như trước nữa đã nhường chỗ cho các loài tre nứa.

Tại những lâm phần thuần loại xuất hiện các loài như: Tre quả thịt - Dinochloa sp., Le - Gigautochloa nigro,… Sau khi xâm nhập, các loài này nhanh chóng lan rộng trở thành rừng kín thường xanh thuần loài hoặc hỗn giao với các loài cây gỗ với độ tàn che lớn. Dưới các lâm phần thuần loại, các loài cây gỗ khác không còn chỗ trống để tái sinh. Đây cũng là một kiểu phụ bền vững trừ phi có tác động cải tạo của con người. Khi mọc thuần loại đối với Tre quả thịt có chiều cao từ 7,5-8m, đường kính gốc bình quân 4,5-5cm. Bình quân 600 bụi/ha, mỗi bụi có từ 60-70 cây. Mật độ bình quân 36.000-42.000 cây/ha, độ tàn che từ 0,8-0,9. Loài thứ hai có khả năng mọc thuần loại trên diện rộng đó là Le. Nơi đất tốt rừng Le cũng sinh trưởng, phát triển tốt D = 3-35 cm, chiều cao có thể đến 4-4,5 m.

Đối với lâm phần rừng hỗn giao tre nứa với cây gỗ, phân bố tới độ cao 1200- 1000m trở xuống, dọc theo thung lũng sông suối và xung quanh bản làng. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa thường xuất hiện sau khi phát nương làm rẫy rồi bỏ hoá lâu năm. Các loài Tre nứa phân bố trong vùng chủ yếu là: Tre quả thịt - Dinochloa sp. chiều cao 7,5-8 m, đường kính 4,5-5 cm; đối với Giang đặc - Melocalamus sp. phân bố rải rác ven lộ giao thông, không tạo thành rừng mà mọc xen với cây gỗ trong rừng thứ sinh hoặc nguyên sinh. Hvn=8-10m; D=2,5-3,0 cm, một bụi thường có 20-30 gốc.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác độ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)