Tác động của biện pháp thành lập Phòng Khảo thí và Kiểm

Một phần của tài liệu Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp dạy học của các giảng viên( Nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn (Trang 81)

chất lƣợng giáo dục

Trong xu hƣớng hội nhập quốc tế, Bộ GD&ĐT đã chủ trƣơng củng cố, kiện toàn bộ máy và hoàn thiện chất lƣợng giáo dục và đào tạo, việc đảm

73

bảo chất lƣợng giáo dục và đào tạo cụ thể là nâng cao chất lƣợng của việc dạy và việc học là một nhu cầu rất cần thiết. Thành lập Phòng KTKĐCLGD với chức năng tham mƣu cho Nhà trƣờng các công việc đảm bảo chất lƣợng cũng là nhân tố góp phần làm thay đổi PPGD của giảng viên.

Bảng 3.6: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc sử dụng PPGD trƣớc và sau thời điểm Trƣờng áp dụng biện pháp “Thành

lập Phòng KT đảm bảo chất lƣợng giáo dục” Đối tƣợng Thời điểm Số lƣợng Chỉ số đánh giá trung bình Độ lệch chuẩn t df p Giảng viên Trƣớc NH 2008-2009 255 23.3255 3.83621 35.894 15 0.002 NH 2009-2010 (hiện nay) 164 25.0793 3.08963 Sinh viên Trƣớc NH 2008-2009 306 21.4869 3.32327 8.994 16 0.914 NH 2009-2010 (hiện nay) 148 22.0203 3.15683

Qua số liệu thống kê của bảng 3.6, theo ý kiến của giảng viên trƣớc năm học: 2008 – 2009 chỉ số trung bình của PPGD là 23.3255 điểm. Khi thực hiện biện pháp ĐBCLGD “Thành lập Phòng KTKĐCLGD” số lƣợng giảng viên biết đến vào thời điểm năm học: 2008 – 2009 là 164. Một số giảng viên không biết tới việc thành lập Phòng chức năng này trong năm học: 2008 – 2009, điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế vì hiện nay Phòng KTKĐCLGD công tác Khảo thí chƣa đƣợc đẩy mạnh vì do nhân sự Phòng còn ít. Chỉ số trung bình của PPGD của giảng viên trong năm học: 2009 – 2010 là 25.0793 điểm, độ lệch chuẩn là 3.8963, với mức ý nghĩa là 0.002, có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong 2 năm học: 2008 – 2009 và 2009 – 2010 chỉ số trung bình PPGD tăng lên 1.7538 điểm. Chỉ số PPGD tăng lên cho thấy Phòng KTKĐCLGD có tác động đến việc thay đổi PPGD của giảng viên.

74

Ngoài ra, khi nghiên cứu số liệu này theo ý kiến của sinh viên thì chỉ số PPGD của giảng viên có tăng nhƣng mức ý nghĩa cao tức độ tin cậy thấp, tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận đƣợc phản hồi từ phía sinh viên. Mặc dù các em có biết đến việc thành lập Phòng KTKĐCLGD nhƣng do các em chƣa tiếp xúc nhiều nên chƣa hình dung ra tính chất công việc của Phòng chức năng này. Mặt khác, hiện nay việc kiểm tra và đánh giá phụ thuộc vào giảng viên quá nhiều, giảng viên dạy thế nào cho thi nhƣ thế đó sẽ dẫn đến tình trạng không đánh giá đƣợc việc giảng dạy của giảng viên. Theo chủ trƣơng của Nhà trƣờng, từ năm học: 2010 – 2011, Phòng KTKĐCLGD sẽ tiến hành xây dựng ngân hàng đề thi, tránh tình trạng học gì thi nấy. Khi đó, chúng tôi hy vọng rằng tác động của việc thành lập Phòng KTKĐCLGD với việc thay đổi PPGD của giảng viên sẽ cao hơn.

Hộp 3.2: Phỏng vấn sâu về việc tác động của các biện pháp ĐBCLGD đến PPGD của giảng viên

Tóm lại: Nhiệm vụ và chức năng của Phòng KTKĐCLGD là tham mưu về công tác đảm bảo chất lượng cho Nhà trường và thực hiện công việc tổ chức thi. Tuy nhiên, do chức năng khảo thí chưa được đẩy mạnh nên sinh viên chưa được biết nhiều về Phòng chức năng này ở năm học: 2008 – 2009.

(Phỏng vấn GV Khoa Công nghệ thông tin, đã công tác GD trên 10 năm)

“…Theo T, trong những năm gần đây PPGD của giảng viên có thay đổi. Gần đây trường chuyển sang đào tạo học chế tín chỉ thì PPGD của giảng viên cũng bắt đầu thay đổi, bản thân tôi dạy môn cấu trúc dữ liệu thời lượng số tiết giảm đi nhưng lượng kiến thức nhiều nên tôi đã chuyển đổi PPDH theo nhóm kết hợp với việc đánh giá kết thúc bằng đồ án môn học. Vừa qua trường có gia tăng thêm công tác ĐBCLGD bằng cách lấy ý kiến phản hồi người học về giảng dạy của giảng viên. Tôi nhận thấy đây là 1 biện pháp tốt để giảng viên thay đổi cách giảng dạy của mình, tuy nhiên không nên đánh giá giảng viên bằng ý kiến phản hồi của sinh viên một cách vội vã, phải thực hiện nhiều lần thì kết quả mới được chính xác..”

75

Về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục thì Phòng KTKĐCLGD có tác động đến việc thay đổi PPGD của giảng viên thông qua một số các hoạt động lấy ý kiến phản hồi của người học, công tác tự đánh giá…

Bên cạnh đó để các biện pháp ĐBCLGD tác động mạnh mẽ đến việc thay đổi PPGD thì các biện pháp ĐBCLGD này phải đi sâu vào các yếu tố có ảnh hƣởng đến việc thay đổi PPGD của giảng viên.

Hộp 3.3: Một số ý kiến của giảng viên về các biện pháp đảm bảo chất lƣợng đến việc thay đổi PPGD của giảng viên

Tóm lại:Các biện pháp ĐBCLGD có tác động đến việc thay đổi PPGD của giảng viên theo chiều hướng tích cực hơn, có thể nói rằng điều này đồng nghĩa với việc là PPGD truyền thống ngày càng giảm và PPGD tích cực thay thế dần dần cho PPGD truyền thống. Giảng viên thay đổi PPGD của bản thân để phù hợp với sự phát triển của nhà trường. Tuy nhiên, sự thay đổi cũng cần có thời gian dài để bản thân giảng viên có thể tìm cho mình PPGD tối ưu phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay.

Một số ý kiến

- PPGD nên thay đổi từ từ, rút kinh nghiệm từ thực tế.

- Để giảng viên có những sáng kiến giảng dạy riêng phù hợp với bản

thân và môn học.

- Các giảng viên nên theo PPGD lấy người học làm trung tâm phù hợp

với phương thức đào tạo.

- Mỗi giảng viên phải tự tìm ra PPGD tốt nhất vì chúng ta giảng dạy

theo học chế tín chỉ.

- Cần bố trí phòng học, cơ sở vật chất, lịch giảng dạy của giảng viên

và lịch học của sinh viên hợp lý hơn để đảm bảo chất lượng công tác giảng dạy và học tập.

76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Chất lƣợng là tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn một sản phẩm. Trong lĩnh vực công nghiệp chất lƣợng đƣợc xây dựng bởi các tiêu chí rõ ràng. Căn cứ vào các tiêu chí đó các nhà sản xuất, quản lý … có thể thực hiện nguyên tắc đảm bảo chất lƣợng một cách dễ dàng. Tuy nhiên các lĩnh vực trong giáo dục rất đa dạng, sản phẩm của giáo dục không đồng nhất và trừu tƣợng khó có thể đánh giá chất lƣợng ngày một ngày hai, do đó các nguyên tắc về đảm bảo chất lƣợng trong lĩnh vực giáo dục phát triển chậm hơn. Ngày nay, với sự phát triển của thế giới nói chung và xã hội nói riêng vấn đề chất lƣợng đƣợc đặt ra ngày càng bức thiết.

Hiện nay, tất cả các trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đều áp dụng các biện pháp ĐBCLGD để nâng cao hiệu quả đào tạo. Câu hỏi đặt ra là các biện pháp ĐBCLGD có hiệu quả không? Qua những điều nghiên cứu trình bày ở trên luận văn đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

+ Các biện pháp ĐBCLGD: Công bố chƣơng trình đào tạo, mỗi môn học có đề cƣơng chi tiết, thực hiện công tác Tự đánh giá, lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học, chuyển đổi phƣơng thức đào tạo và thành lập Phòng KTKĐCLGD có tác động đến việc thay đổi PPGD của giảng viên. Cụ thể: dƣới tác động của các biện pháp ĐBCLGD thì PPGD của giảng viên dần dần thay đổi theo chiều hƣớng tích cực hơn tức là phƣơng pháp truyền thống giảm dần và đƣợc thay thế bằng phƣơng pháp dạy học tích cực.

+ Tuy nhiên sự thay đổi này còn yếu (dựa trên chỉ số trung bình thay đồi), muốn thay đổi PPGD của giảng viên cần phải có thời gian dài.

+ Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù trƣờng Đại học Sài Gòn thực hiện nhiều biện pháp ĐBCLGD nhằm mục đích thay đổi PPGD của

77

giảng viên tuy nhiên có những biện pháp tác động chƣa cao vì vậy cần tăng cƣờng và mở rộng các biện pháp ĐBCLGD nhiều hơn nữa.

* Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Trƣờng ĐH Sài Gòn thực hiện nhiều biện pháp ĐBCLGD trong đó có việc chuyển sang việc đào tạo theo học chế tín chỉ, đây là hình thức đào tạo còn mới mẻ, việc đổi mới PPGD theo yêu cầu của học chế tín chỉ “ Lấy ngƣời học làm trung tâm” là điều không thể thiếu.

Qua việc nghiên cứu của đề tài sẽ thấy đƣợc hiệu quả của các biện pháp ĐBCLGD tác động nhƣ thế nào đối với PPGD của giảng viên tại trƣờng Đại học Sài Gòn. Trên cơ sở đó ngƣời giảng viên sẽ lựa chọn phƣơng pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy.

* Mặt hạn chế của đề tài: do thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu tác động của biện pháp ĐBCLGD tới thay đổi PPGD của giảng viên, tuy nhiên PPGD của giảng viên thay đổi có thể do những yếu tố chủ quan khác nhƣ trình độ giảng viên thay đổi, ý thức nhận thức thay đổi, nhu cầu xã hội hoặc có thể do tuổi tác của đội ngũ giảng viên đƣợc trẻ hóa…

* Những yếu tố chƣa đƣợc nghiên cứu hết trong đề tài này sẽ là hƣớng mở rộng nghiên cứu tiếp theo của đề tài, đồng thời đề tài này có thể mở rộng nghiên cứu tiếp các tác động của biện pháp ĐBCLGD đến công tác đào tạo, công tác quản lý của Nhà trƣờng …

2. KHUYẾN NGHỊ

Ở nhiều nƣớc trên thế giới, PPGD dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của sinh viên, đề cao vai trò tự học của sinh viên, kết hợp với sự hƣớng dẫn của giảng viên đang đƣợc áp dụng rộng rãi. PPGD này đã làm thay đổi không chỉ cách giảng dạy mà còn thay đổi cả việc tổ chức quá trình giáo dục. Ở nƣớc ta, tuy có cải cách giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tuy nhiên sự thay đổi về PPGD còn quá chậm so với các nƣớc tiên tiến. Vì vậy tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:

78

Đối với các ngƣời quản lý

- Để các biện pháp ĐBCLGD thật sự có hiệu quả, đóng vai trò là ngƣời quản lý nên đề ra các biện pháp ĐBCLGD thiết thực phù hợp với tình hình thực tế.

- Các biện pháp ĐBCLGD khi đề ra phải thƣờng xuyên theo dõi và kiểm tra kết quả thực hiện tránh bỏ qua sẽ làm mất đi tác dụng của nó.

- Giảng dạy và học tập là khâu trọng yếu và là khâu quyết định chất lƣợng đào tạo của trƣờng. Vì vậy công tác ĐBCLGD phải đề ra các tiêu chí đánh giá trong các lĩnh vực nhƣ thực hiện đổi mới chƣơng trình, nội dung, PPGD hòa nhập nền kinh tế tri thức.

- Ngoài ra, để thúc đẩy sự cải tiến PPGD của giảng viên, đóng vai trò là ngƣời quản lý nên đề ra các tiêu chí về PPGD và học tập phù hợp để nâng cao chất lƣợng giảng dạy của giảng viên.

Đối với giảng viên

Thay đổi quan điểm về quá trình giảng dạy

Thay đổi quan điểm về quá trình giảng dạy là nhiệm vụ hàng đầu của giảng viên. Trong thực tế khi đổi sang đào tạo học chế tín chỉ, giảng viên luôn muốn cải tiến PPGD, tuy nhiên việc cần thay đổi đầu tiên là nên thay đổi quan điểm về quá trình giảng dạy. Phƣơng pháp học tập của sinh viên phụ thuộc vào quan điểm của giảng viên cụ thể:

- Nếu giảng viên chỉ coi sinh viên nhƣ khách thể của hoạt động giảng dạy và là đối tƣợng để cung cấp kiến thức thì sinh viên tham gia vào quá trình một cách thụ động.

- Nếu giảng viên chỉ coi sinh viên nhƣ chủ thể của hoạt động học tập và phải tự học thì việc học tập của sinh viên sẽ mang tính tự phát, thiếu sự hƣớng dẫn. Những sinh viên có hứng thú và có mục đích xác định thì bản

79

thân họ sẽ tìm ra cách học, nhƣng việc học tập này có thể bị lệch hƣớng, thiếu tính hệ thống trong việc thu thập kiến thức.

- Nếu giảng viên coi sinh viên vừa là chủ thể của hoạt động học tập, vừa là khách thể của hoạt động giảng dạy thì phƣơng pháp học tập của ngƣời học sẽ rất đa dạng. Hoạt động học tập sinh viên sẽ chủ động thực hiện với sự hƣớng dẫn của giảng viên, sinh viên vừa tiếp thu kiến thức, vừa tự tìm kiếm kiến thức dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên.

Ngoài ra, phƣơng pháp học tập của ngƣời học còn phụ thuộc vào mục tiêu giảng dạy của giảng viên. Nếu giảng viên giảng dạy chỉ dựa vào 3 loại mục tiêu dạy - học là: cung cấp nhận thức, tác động thái độ và hình thành kỹ năng thì sinh viên sẽ có thái độ học tập hƣớng tới những mục tiêu ghi chép, nhớ và vận dụng tạo thành kỹ năng. Tuy nhiên theo quan niệm của Bloom tƣ duy con ngƣời có 6 bậc là biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Nếu trong quá trình giảng dạy quan điểm của giảng viên thực hiện theo hƣớng phát huy hết các mức độ tƣ duy của sinh viên thì hiệu quả quá trình giảng dạy sẽ cao.

Cải tiến việc giảng dạy trên lớp

PPGD của giảng viên là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến thái độ học tập của sinh viên. Đa số sinh viên thƣờng chọn cách học, cách tƣ duy, cách tiếp cận vấn đề sao cho phù hợp với cách giảng dạy của giảng viên. Vì vậy để khắc phục tính thụ động của sinh viên mỗi giảng viên cần phải:

Xây dựng những câu hỏi liên quan đến bài giảng. Thực hiện giao công việc và đòi hỏi sinh viên phải tìm hiểu bài trƣớc khi đến lớp và phải tích cực động não. Mở rộng và phân tích nhiều vấn đề liên quan không có trong giáo trình, gần gũi cuộc sống thực tế.

80

Phân chia các nhóm và giao việc cho từng nhóm chịu trách nhiệm, đây là phƣơng pháp đáp ứng rất tốt mục tiêu cải cách và phát huy cao độ tính tích cực học tập của sinh viên. Nếu chia nhóm có trình độ tƣơng đối đồng đều và đặt ra các vấn đề thích hợp, các thành viên của nhóm sẽ tích cực cùng nhau tham gia giải quyết.

Giảng viên cần giúp ngƣời học tham gia tích cực vào quá trình học, cải thiện sự thụ động bằng cách:

 Hƣớng dẫn sinh viên có tƣ duy phản biện, suy nghĩ phê phán và phản biện các vấn đề. Khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, nêu ý kiến, nghĩ ra các phƣơng pháp giải quyết vấn đề.

 Hƣớng dẫn sinh viên có ý thức về việc học tập của bản thân, xem bài và tự đặt ra các câu hỏi trƣớc khi đến lớp và liên hệ những gì đang học với những gì đã học, tìm cách áp dụng kiến thức vào thực tế, liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn.

 Tạo cho sinh viên cộng tác và làm việc theo nhóm, giúp họ làm quen với việc hợp tác để đạt tới mục đích chung và tôn trọng quan điểm của nhau.

Vai trò của giảng viên phải quan sát và theo dõi hoạt động, công việc của từng nhóm để tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc, giảng viên phải giúp đỡ nếu các nhóm có gặp khó khăn trong quá trình thảo luận và phát hiện các sai lầm mà các nhóm mắc phải khi tham gia thảo luận nhóm. Cuối cùng, giảng viên phải tổng hợp các ý kiến của từng nhóm đúc kết thành nội dung bài học.

Đánh giá sinh viên tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp

Bên cạnh việc đổi mới PPGD, giảng viên phải thay đổi việc đánh giá sinh viên. Đào tạo theo niên chế sinh viên đƣợc đánh giá thông qua bài kiểm tra cuối k ì, tuy nhiên việc đánh giá này vô tình đã phủ nhận sự tiến bộ của sinh viên trong suốt quá trình tham gia học tập. Sinh viên đƣợc đánh giá khi tham

81

gia hoạt động học tập trên lớp để họ có điều kiện để thể hiện mình. Đánh giá đúng sẽ là động lực tốt duy trì không khí học tập và tạo hứng thú cho sinh

Một phần của tài liệu Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp dạy học của các giảng viên( Nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn (Trang 81)