Thực hiện công tác tự đánh giá

Một phần của tài liệu Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp dạy học của các giảng viên( Nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn (Trang 44)

Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong hoạt động ĐBCLGD của trƣờng đại học. Đó là quá trình trƣờng tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng do Bộ GD&ĐT tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lƣợng, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng nhƣ các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lƣợng.

Tự đánh giá không chỉ tạo cơ sở cho công tác đánh giá ngoài mà còn là cơ sở để trƣờng cải tiến chất lƣợng, đồng thời thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của trƣờng trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ xã hội theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của trƣờng.

Mục đích chính của hoạt động tự đánh giá là nhằm cải tiến, nâng cao chất lƣợng đào tạo và để đăng ký kiểm định chất lƣợng giáo dục.

36

Trƣờng đã ban hành quyết định 1509/ĐHSG-KTKĐCLGD ngày 20/10/2008 của Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Sài Gòn về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá, ngoài ra trƣờng còn ban hành công văn 1510/ ĐHSG- KTKĐCLGD ngày 22/10/2008 về kế hoạch triển khai công tác tự đánh giá.

Việc thực hiện công tác tự đánh giá đƣợc trƣờng rất quan tâm, vì đây là công việc để đánh giá và có thể nhìn lại hiệu quả các mặt hoạt động của nhà trƣờng. Công tác tự đánh giá bắt đầu thực hiện từ năm học: 2008 – 2009, công tác này còn mới mẻ và thực hiện chủ yếu dựa trên 7 nhóm chuyên trách do Nhà trƣờng chọn. Qua thống kê kết quả thu đƣợc 100% giảng viên đều biết đến hoạt động này, 67.5% giảng viên biết việc triển khai hoạt động này vào năm học: 2008-2009, 32.5% giảng viên cho rằng họ biết có hoạt động này vào năm học: 2009-2010. Với tỷ lệ thu đƣợc trên có thể thấy rằng tỷ lệ giảng viên biết đến hoạt động này ngay từ năm học: 2008-2009 chƣa thật nhiều. Tuy nhiên, về phía sinh viên công tác tự đánh giá không đƣợc sinh viên biết tới chiếm tỷ lệ 19.6% điều này phù hợp với tình hình thực tế vì công tác này chƣa phổ biến thật rộng rãi trong sinh viên năm học: 2008 - 2009. Công tác này có phổ biến trong toàn trƣờng nhƣng đối tƣợng đƣợc tập trung phổ biến là giảng viên.

Tự đánh giá là một quá trình liên tục, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, phải có sự tham gia của nhiều đơn vị và cá nhân trong toàn trƣờng. Hoạt động tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đƣa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, bao quát đầy đủ các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục. Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong việc lập kế hoạch nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng, giúp trƣờng rà soát, tự xem xét thực trạng của trƣờng, từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo, lập kế hoạch và hành động. Sau đó lại tiếp tục rà

37

soát, xem xét lại thực trạng và điều chỉnh mục tiêu theo hƣớng cao hơn.

Một phần của tài liệu Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp dạy học của các giảng viên( Nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)