Thành lập Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng giáo dục

Một phần của tài liệu Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp dạy học của các giảng viên( Nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn (Trang 49)

Trong xu hƣớng hội nhập quốc tế, Bộ GD&ĐT đã chủ trƣơng củng cố, kiện toàn bộ máy và hoàn thiện chất lƣợng giáo dục và đào tạo, việc kiểm định chất lƣợng giáo dục và đào tạo cụ thể là việc dạy và việc học là một nhu cầu rất cần thiết. Thấy đƣợc tầm quan trọng trên, Lãnh đạo trƣờng Đại học Sài Gòn đã thành lập phòng chức năng Khảo thí và kiểm định chất lƣợng giáo dục (KTKĐCLGD).

Phòng KTKĐCLGD đƣợc thành lập vào tháng 04/2008 theo quyết định 312/ĐHSG-TC ngày 04/03/2008. Nhiệm vụ và chức năng của Phòng là tham mƣu về công tác đảm bảo chất lƣợng cho Nhà trƣờng và thực hiện công việc tổ chức thi. Tuy nhiên do nhân sự còn thiếu nên công tác tổ chức thi vẫn chƣa thực hiện và do Phòng Đào tạo của trƣờng thực hiện. 100% giảng viên đều biết công tác ĐBCLGD của trƣờng thông qua việc thành lập Phòng KTKĐCLGD. Công việc của Phòng KTKĐCLGD ngày càng đƣợc Lãnh đạo Nhà trƣờng quan tâm và giao các công việc về Phòng chức năng này, vì thế số lƣợng giảng viên biết đƣợc chức năng và nhiệm vụ của Phòng KTKĐCLGD ngày càng nhiều, tỷ lệ giảng viên biết có tổ chức này vào năm học: 2008-2009 là 64.3% và vào năm học: 2009-2010 là 35.7%. Ngoài ra, khoảng 20.9% sinh viên chƣa biết sự có mặt của Phòng KTKĐCLGD, điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế. Năm học: 2008 – 2009, các công việc có liên quan đến sinh viên Phòng chức năng này chƣa thực hiện, vì vậy chƣa đƣợc nhiều sinh viên biết đến sự thành lập phòng chức năng này. Bắt đầu năm học: 2010-2011, theo chủ trƣơng của Lãnh đạo trƣờng Phòng

41

KTKĐCLGD sẽ lấy ý kiến phản hồi của 100% sinh viên tất cả các khoa và tất cả các ngành về hoạt động giảng dạy môn học.

Tóm lại: Mặc dù trường Đại học Sài Gòn chỉ mới thành lập chưa được 4 năm nhưng trường đã thực hiện khá nhiều biện pháp đảm bảo chất lượng trong trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Các biện pháp ĐBCLGD được hầu hết các giảng viên biết đến, tuy nhiên một số công tác chưa được phổ biến rộng rãi đến sinh viên. Trong những năm học kế tiếp các biện pháp này sẽ phổ biến rộng rãi hơn đến sinh viên và giảng viên mới của trường.

2.2 Việc áp dụng các phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên trƣờng Đại học Sài Gòn trƣớc năm học: 2008-2009 và hiện nay (năm học: 2009-2010)

Dạy học là một khoa học và cũng là một nghệ thuật. Bản chất của quá trình dạy học đại học là dạy nhận thức, dạy kĩ năng và dạy cảm nhận. Vì vậy tùy đặc trƣng của từng ngành học tự nhiên hay xã hội, cơ bản hay công nghệ, … mà ngƣời giảng viên chủ động chọn các phƣơng pháp phù hợp.

Tuy nhiên có thể phân loại PPGD thành 2 nhóm chính:

 Nhóm 1: Gồm những PPGD lấy giảng viên làm trung tâm (PPGD truyền thống).

 Nhóm 2: Gồm những PPGD lấy ngƣời học làm trung tâm (PPGD tích cực).

Trƣờng rất quan tâm đến việc đổi mới PPGD của giảng viên và trƣờng đã mở cuộc hội thảo về đổi mới PPGD theo văn bản 175/ĐHSG-KHCN ngày 10/03/2009.

Để tìm hiểu PPGD của giảng viên đã thực hiện nhƣ thế nào trong thời gian qua và sự biến đổi của chúng ở thời điểm trƣớc năm học: 2008-2009 (khi chƣa triển khai các biện pháp đảm bảo chất lƣợng) và sau đó khi các

42

biện pháp ĐBCLGD đã đƣợc triển khai ở Trƣờng vào năm học: 2009-2010 (thời điểm điều tra). Thực tế ngay trong năm học, khi các biện pháp ĐBCLGD đƣợc triển khai (có biện pháp đƣợc triển khai đầu năm học, có biện pháp triển khai giữa năm học và có biện pháp triển khai cuối năm học); chúng chƣa thể tác động ngay, trực tiếp đến lựa chọn PPGD của giảng viên, kết quả của sự tác động này thƣờng đƣợc thể hiện ở năm học sau đó. Điều đó có nghĩa nếu giảng viên biết các biện pháp ĐBCLGD đƣợc triển khai ở Trƣờng vào năm học: 2008-2009 thì kết quả sự tác động đến việc lựa chọn, sử dụng PPGD của giảng viên sẽ đƣợc thể hiện rõ nét vào năm học: 2009- 2010. Tƣơng tự nếu họ biết các biện pháp ĐBCLGD đƣợc triển khai ở trƣờng vào năm học: 2009-2010, thì kết quả tác động đến sử dụng PPGD của giảng viên sẽ đƣợc thể hiện rõ nét vào năm học sau đó.

Khi xem xét các PPGD của giảng viên, chúng tôi đã đƣa ra mƣời PPGD phổ dụng (5 phƣơng pháp thuộc nhóm phƣơng pháp giảng dạy truyền thống và 5 phƣơng pháp thuộc nhóm phƣơng pháp tích cực) với 3 mức đánh giá: không sử dụng, ít sử dụng và thƣờng xuyên sử dụng. Sau khi tiến hành phát bảng hỏi cho giảng viên và sinh viên nhƣ đã xác định trong mẫu và tiến hành xử lý số liệu thống kê trên phần mềm SPSS, chúng tôi đã mã hóa dữ liệu ở các mức độ trên thang đo 3 mức độ: không sử dụng tƣơng ứng 1 điểm, ít sử dụng tƣơng ứng 2 điểm và thƣờng xuyên sử dụng tƣơng ứng 3 điểm.

Để xem xét một cách tổng thể về việc sử dụng PPGD của giảng viên và sự thay đổi PPGD của họ trƣớc và sau năm học: 2008-2009 (năm Trƣờng áp dụng nhiều biện pháp ĐBCLGD), chúng tôi tiến hành cộng các giá trị đã mã hóa trên thang đo của 10 PPGD lại với nhau cho mỗi mẫu. Tổng giá trị điểm dao động từ 10 điểm đến 30 điểm. Giá trị càng gần 10 điểm thì mức độ thay đổi càng ít và ngƣợc lại, càng tiến gần về 30 điểm thì mức độ thay đổi PPGD của giảng viên càng theo chiều hƣớng tích cực hơn. Việc so sánh tổng

43

điểm trƣớc và sau năm học: 2008-2009 cũng giúp chúng ta đánh giá sơ bộ về sự biến đổi của việc thay đổi PPGD đƣợc giảng viên sử dụng.

Kết quả đƣợc tính toán từ điều tra giảng viên và sinh viên nhƣ sau:

Bảng 2.2. Thống kê mô tả PPGD của giảng viên đã sử dụng trong trƣớc năm học: 2008 - 2009 và hiện nay (năm học 2009 – 2010)

Thời điểm Đối tƣợng Các đại lƣợng đặc trƣng Số lƣợng (N) Giá trị trung bình (Mean) Giá trị nhỏ nhất (Minimum) Giá trị lớn nhất (Maximum) Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) Trƣớc năm học 08 -09 Giảng viên 255 23.3255 12.00 30.00 3.83621 Sinh viên 306 21.4869 13.00 27.00 3.32327 Năm học 09-10 Giảng viên 255 25.0078 13.00 30.00 3.03002 Sinh viên 306 21.8595 12.00 30.00 3.31582

Bảng 2.2 cho thấy, các PPGD của giảng viên theo sự nhận xét của giảng viên và sinh viên có độ chênh lệch. Mức tối thiểu của PPGD là 12 đến 13 điểm trong khi đó mức tối đa là từ 27 đến 30 điểm. Điều này chứng tỏ PPGD theo kiểu thụ động hóa ngƣời học vẫn còn tồn tại trong trƣờng. Tuy nhiên, nếu quan sát giá trị trung bình (mean) theo đánh giá của cả giảng viên và sinh viên trƣớc và sau năm học: 2008-2009, chúng ta nhận thấy rằng mức điểm dao động PPGD sấp sỉ từ 23.3255 đến 25.0078 điểm theo ý kiến của giảng viên. Đối với sinh viên mức điểm dao động PPGD sấp sỉ từ 21.4869 đến 21.8595 điểm, chỉ số dao động PPGD đối với sinh viên thấp là do giảng viên là chủ thể của quá trình thay đổi PPGD vì vậy sinh viên cũng khó nhận biết sự tác động của các biện pháp ĐBCLGD đối với sự thay đổi PPGD. Căn cứ vào số điểm thay đổi PPGD của giảng viên sơ bộ cho chúng ta thấy mức độ thay đổi PPGD của giảng viên đã có những chuyển biến trƣớc và sau năm

44

học: 2008- 2009 mà Trƣờng áp dụng nhiều biện pháp ĐBCLGD (2008 – 2009). Tuy nhiên để thấy đƣợc mức độ của sự thay đổi của từng PPGD nhƣ thế nào chúng ta cần phải xét cụ thể các PPGD đó trƣớc và sau năm học 2008-2009. Nghĩa là so sánh ý kiến của giảng viên về việc áp dụng các PPGD cụ thể trƣớc năm học 2008-2009 và hiện nay (năm học: 2009 – 2010) ở các mức độ: không sử dụng, ít sử dụng và thƣờng xuyên sử dụng.

2.2.1. Phƣơng pháp giảng dạy truyền thống

Mỗi PPGD đều có ƣu điểm và nhƣợc điểm của nó. Theo quan niệm giảng dạy truyền thống, giảng dạy hay còn gọi là dạy học là truyền thụ thật nhiều kiến thức tới ngƣời học, ngƣời học tiếp nhận càng nhiều càng tốt. Chính quan niệm này mà một thời gian rất dài PPGD truyền thống đƣợc sử dụng rất rộng rãi. Ƣu điểm của PPGD truyền thống là tiết kiệm thời gian và truyền đạt đƣợc nhiều kiến thức và rất phù hợp cho số lƣợng lớp đông. PPGD truyền thống là phƣơng pháp chủ yếu giảng viên dùng lời nói để truyền thụ kiến thức nhƣ:

 Phƣơng pháp diễn giảng thƣờng đƣợc sử dụng dƣới dạng “Thầy đọc – Trò ghi”.

 Phƣơng pháp thuyết trình thƣờng đƣợc sử dụng dƣới dạng “Thầy giảng – Trò tự ghi”

 Phƣơng pháp thông báo hay giải thích thƣờng đƣợc sử dụng là “Thầy nêu vấn đề và hƣớng giải quyết” hay “Thầy dùng hệ thống câu hỏi để giảng dạy”.

 Phƣơng pháp trình diễn hay còn gọi là phƣơng pháp trực quan.

2.2.1.1. Phương pháp Thầy đọc - Trò ghi (Phương pháp diễn giảng)

Diễn giảng là PPGD thông dụng nhất thích hợp cho việc trình bày những vấn đề phức tạp trong thời gian ngắn, tuy nhiên PPGD này làm cho sinh viên dễ thụ động, căng thẳng, sự chú ý càng ngày càng giảm và có thể

45

xa rời thực tế. Diễn giảng là PPGD thông dụng nhất nhƣng không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả nhất, giảng viên dùng lời nói để diễn giảng, thông báo, thuyết trình, …bài giảng.

Bảng 2.3. Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Thầy đọc – Trò ghi”

Phương pháp Thời điểm

Mức độ áp dụng Không sử dụng Ít sử dụng Thường xuyên sử dụng Thầy đọc trò ghi Trước năm học 2008-2009 64 25.1% 125 49% 66 25.9% Năm học 2009 -2010 118 46.3% 106 41.6% 31 12.2% Phƣơng pháp thầy đọc - trò ghi trƣớc năm học: 2008 - 2009 chiếm tỷ lệ 49% ít sử dụng, 25.9% thƣờng xuyên sử dụng (Chi – Square = 28.259, df = 2 và p-value = 0.000). Chỉ có 25.1% giảng viên không sử dụng phƣơng pháp thầy đọc trò ghi. Qua tỷ lệ này cho thấy rằng việc giảng viên đọc và sinh viên ghi là PPGD còn đƣợc sử dụng trƣớc năm học: 2008 - 2009. Hiện nay (năm học: 2009 - 2010), tỷ lệ giảng viên không sử dụng PPGD này là 46.3% (Chi – Square = 52.306, df = 2 và p-value = 0.000), tỷ lệ chênh lệch mức độ không sử dụng PPGD thầy đọc trò ghi là 21.2%.

Qua thống kê trên, chúng tôi thấy có sự thay đổi PPGD giảng viên đọc sinh viên ghi rõ rệt, mức độ thƣờng xuyên sử dụng thay đổi đáng kể trƣớc năm học: 2008 - 2009 chiếm tỷ lệ 25.9% và hiện nay (năm học: 2009 - 2010) chỉ còn 12.2%, tỷ lệ này giảm 13.7%. So sánh và đối chiếu với tỷ lệ nhận xét của sinh viên trong PPGD này thì số liệu chênh lệch giữa ý kiến của giảng viên và sinh viên không đáng kể, thống kê ý kiến tỷ lệ của sinh viên trƣớc năm học: 2008 - 2009 chiếm 57.5% ít sử dụng, 17.0% thƣờng xuyên sử dụng

46

và hiện nay (năm học: 2009 - 2010) chiếm 57.2% ít sử dụng và 13.4% thƣờng xuyên sử dụng (Chi – Square = 76.725, df = 2 và p-value = 0.000).

2.2.1.2. Phương pháp Thầy giảng - Trò tự ghi (Phương pháp thuyết trình)

Bảng 2.4. Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Thầy giảng – Trò tự ghi”

Phương pháp Thời điểm

Mức độ áp dụng Không sử dụng Ít sử dụng Thường xuyên sử dụng Thầy giảng Trò tự ghi Trước năm học 2008-2009 42 16.5% 94 36.9% 119 46.7% Năm học 2009-2010 47 18.4% 94 36.9% 114 44.7%

Phƣơng pháp thầy giảng - trò tự ghi thực chất là phƣơng pháp thuyết trình, trong PPGD này giảng viên dùng lời nói sinh động kết hợp với bảng phấn (bảng mica) hoặc tài liệu kết hợp đèn chiếu để trình bày tri thức mới bằng giải thích, minh họa theo một trình tự nhất định, còn sinh viên lãnh hội tri thức bằng con đƣờng tiếp thu, tái hiện tài liệu, nhằm đạt mục đích là giúp sinh viên tìm ra kiến thức mới và phát triển thái độ, tình cảm môn học, bài học, hiểu đƣợc bài và ghi đƣợc bài học.

Đối với PPGD này theo phản hồi của giảng viên tỷ lệ trƣớc năm học: 2008 - 2009 chiếm tỷ lệ 46.7% thƣờng xuyên sử dụng, 36.9% ít sử dụng và 16.5% không sử dụng (Chi – Square = 36.306, df = 2 và p-value = 0.000).

PPGD thuyết trình có ƣu điểm hơn kiểu PPGD diễn giảng thông báo (thầy đọc trò ghi), về phía giảng viên khi sử dụng PPGD thầy giảng trò tự ghi sẽ chủ động hơn trong quá trình dạy học cụ thể giảng viên có thể tập trung vào các nội dung trọng tâm, kiểm soát đƣợc nội dung và thứ tự thông tin truyền đạt trong thời gian quy định trƣớc. Ngoài ra trong thời gian giới hạn nào đó giảng viên có thể trình bày một khối lƣợng lớn kiến thức.

47

Phƣơng pháp này phù hợp cho lớp có số lƣợng đông sinh viên. Tuy nhiên, PPGD này sinh viên thụ động nắm tri thức theo ý muốn của giảng viên, muốn thu hút đƣợc sinh viên thì giảng viên giảng phải gây ấn tƣợng sâu sắc và sinh viên phải đọc và nắm tài liệu trƣớc ở nhà.

Hộp 2.1: Phỏng vấn sâu về PPGD mà giảng viên đã đang sử dụng.

2.2.1.3. Phương pháp thầy nêu vấn đề và hướng giải quyết (phương pháp thông báo)

Bảng 2.5. Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Thầy nêu vấn đề và hƣớng giải quyết”

Phương pháp Thời điểm

Mức độ áp dụng Không sử dụng Ít sử dụng Thường xuyên sử dụng Thầy nêu vấn đề và hƣớng giải quyết Trước năm học 2008-2009 27 10.6% 113 44.3% 115 45.1% Năm học 2009-2010 16 6.3% 113 44.3% 126 49.4% Thực chất của PPGD “Thầy nêu vấn đề và hƣớng giải quyết” là phƣơng pháp thông báo theo cách nêu vấn đề, giảng viên nêu vấn đề và đề ra hƣớng giải quyết, sinh viên theo dõi và lắng nghe. Theo ý kiến phản hồi của

Phỏng vấn GV Khoa GD Chính trị, đã công tác 10 năm tại trường

“….Theo L, tôi đã công tác 10 năm tại trường và đã thay đổi rất nhiều PPGD cho phù hợp với đối tượng, với chương trình đào tạo cũng như phù hợp với sự phát triển của Trường. Mỗi PPGD đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế riêng của nó. Tuy nhiên kiểu dạy học Thầy đọc trò ghi trước năm 2007 tôi vẫn thường thấy khi đi qua các lớp học, bản thân tôi dạy môn chính trị tôi cũng đã từng áp dụng PPGD này vì có thể chuyển tải nhiều kiến thức trong 1 thời gian ngắn. Nhưng từ năm 2008 tôi bắt đầu thay đổi PPGD của mình, vì tôi thấy không hiệu quả và sinh viên không thích môn mình dạy dẫn đến ác cảm với người dạy. Tôi đã chuyển sang PPGD khác…”

48

giảng viên tỷ lệ trƣớc năm học: 2008-2009 chiếm tỷ lệ 44.3% ít sử dụng, 45.1% thƣờng xuyên sử dụng (Chi – square = 59.388, df = 2 và p-value = 0.000) và hiện nay ít sử dụng là 44.3%, 49.4% thƣờng xuyên sử dụng (Chi – square = 89.012, df = 2 và p-value = 0.000). So với ý kiến phản hồi của sinh viên ít sử dụng trƣớc năm học: 2008 - 2009 là 37.5% thƣờng xuyên sử dụng và hiện nay (năm học: 2009 - 2010) là 47.7% ít sử dụng, 43.1% thƣờng xuyên sử dụng thì tỷ lệ chênh lệch giữa giảng viên và sinh viên không đáng kể.

PPGD “Thầy nêu vấn đề và hƣớng giải quyết” làm hạn chế tƣ duy của ngƣời học. Tuy nhiên, khi giảng viên sử dụng PPGD này, giảng viên sẽ chủ động hƣớng dẫn sinh viên theo cách suy nghĩ mà mình đã định sẳn và tiết kiệm đƣợc thời gian, sinh viên luôn trong tình trạng có vấn đề để suy nghĩ nên việc tiếp thu của sinh viên sẽ có hiệu quả hơn phƣơng pháp diễn giảng “Thầy đọc - Trò ghi” và phƣơng pháp thuyết trình “Thầy giảng – Trò tự ghi”. So với PPGD theo cách diễn giảng và thuyết trình thì PPGD thầy nêu vấn đề và hƣớng giải quyết bƣớc đầu đã thể hiện tính tích cực của quá trình dạy học và PPGD này phù hợp với hoàn cảnh giáo dục của Việt nam lớp học đông sinh viên, thiếu phòng ốc và phƣơng tiện cơ sở vật chất.

2.2.1.4. Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để giảng dạy (phương pháp giải thích)

Bảng 2.6. Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Sử dụng hệ thống các câu hỏi để giảng dạy”

Một phần của tài liệu Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp dạy học của các giảng viên( Nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn (Trang 49)