Pháp luật & Chính sách của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng agribank huyện thanh bình (Trang 40)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH AGRIBANK HUYỆN THANH BÌNH – TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1.2.1. Pháp luật & Chính sách của Nhà nước.

Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ rất nhạy cảm nên ngành kinh doanh này chịu sự giám sát mạnh mẽ của Pháp luật, Chính phủ. Vì vậy, việc huy động vốn cũng chịu sự ảnh hưởng của Pháp luật và Chính sách của Nhà nước như tiền tệ, lãi suất,… Ví dụ như Thông tư 13 của NHNN ban hành vào 20/05/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. Cụ thể tỷ lệ cho vay không vược quá 80% vốn huy động (đáng chú ý là vốn huy động mới này không bao gồm TGKKH, TG Kho bạc Nhà nước,..). Quy định này gây khó khăn cho NHTM như sẽ làm giảm khả năng cho vay của ngân hàng. Đến ngày 30/08/2011 Thông tư số 22 đã sữa đổi bổ sung thông tư 13. Thông tư này đã tháo bỏ quy định các ngân hàng chỉ được cấp tín dụng 80% vốn huy động. Điều này đã giúp cho ngân

hàng có thêm điều kiện tận dụng tất cả nguồn vốn để đẩy mạnh cho vay. Vì vậy, công tác huy động vốn của ngân hàng bị chi phối bởi Pháp luật & Chính sách Nhà nước.

3.1.2.2. Kinh tế.

Bất kể chủ thể tài chính nào hoạt động kinh doanh diều chịu tác động của yếu tố nền kinh tế và Agribank huyện Thanh Bình cũng không ngoại lệ. Thật vậy, trong những năm gân đây trình trạng lạm phát tăng cao, giá vàng giảm mạnh … đả ảnh hưởng mạnh đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Khi lạm phát ngày càng tăng cao người dân lo ngại đồng tiền bị mất giá nên họ đổ xô vào kênh đầu tư an toàn hơn như mua vàng dự trữ và ngoại tệ thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Đồng thời giá cả của các mặt hàng thiết yếu tăng dần làm lượng chi tiêu nhiều hơn dẫn đến nguồn tiền nhàn rỗi giảm. Do đó tình trạng lạm phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng agribank huyện thanh bình (Trang 40)