Vốn huy động theo hình thức huy động vốn:

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng agribank huyện thanh bình (Trang 26)

Vốn huy động theo hình thức huy động bao gồm: tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của khách hàng, tiền gửi của các TCTD khác và phát hành GTCG, được biểu hiện qua biểu đồ sau:

Hinh 2.7: Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động của Agribank H. Thanh Bình giai đoạn 2010 – 2012.

2010 2011 2012

Tiền gửi của khách hàng Tiền gửi từ các TCTD khác Tiền gửi Kho bạc Nhà nước Phát hành GTCG

Qua hình trên ta thấy tỷ trọng tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và luôn chiếm trêm 80% trong tổng số vôn huy động. Kế đến là tiền gửi KBNN và phát hành GTCG chiếm tỷ trọng tương đương nhau và tiền gửi từ các TCTD khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn huy động.

Tình hình của các hình thức huy động qua giai đoạn 2010 – 2012 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Vốn huy động theo hình thức huy động vốn tại Agribank H.Thanh Bình giai đoạn 2010 – 2012.

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/ 2010 2012/ 2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi KBNN 13.120 9.473 9.655 (3.647) (27,80) 182 1,92 Tiền gửi khách hàng 150.070 120.682 147.425 (29.388) (19,58) 26.743 22,16 Tiền gửi từ các TCTD 247 394 773 147 59,51 379 96,19 Phát hành GTCG 11.270 5.492 15.955 (5.778) (51,27) 10.463 190,51 Tổng Vốn Huy Động 174.707 136.041 173.808 (38.666) (39,13) 37.767 310,79

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ)

a. Tiền gửi KBNN:

Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy được sự không ổn định của lượng tiền gửi KBNN qua các năm. Cụ thể năm 2011 giảm 27.8% tương ứng 3.647 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nhưng đến 2012 thì có dấu hiệu tăng nhẹ nhưng tốc độ tăng rất chậm chỉ tăng khoảng 1.92% tương ứng 182 triệu đồng so với 2012.

b. Tiền gửi khách hàng:

Qua biểu đồ ta thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng là nguồn vốn chủ yếu và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong có cấu vốn huy động của ngân hàng. Để

hiểu rỏ khoản mục này ta tìm hiểu trên 2 phương diện là tiền gửi thanh toán và tiển gửi tiết kiệm.

Hình 2.8: Cơ cấu tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm Agribank H.Thanh Bình giai đoạn 2010 – 2012.

Theo biểu đồ trên ta thấy khoản mục tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi thanh toán và tăng dần qua các năm. Đối với tiền gửi thanh toán trong những năm gần đây có những biến động rõ rệt làm ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn huy động.

Cụ thể ta tìm hiểu bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm tại Agribank H.Thanh Bình giai đoạn 2010 – 2012. Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/ 2010 2012/ 2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tiền gửi thanh toán 86.284 39.940 52.612 (46.344) (53,71) 12.672 31,73 Tiền gửi tiết kiệm 63.786 80.742 94.813 16.956 26,58 14.071 17,43

Tổng 150.070 120.682 147.425 (29.388) (27,13) 26.743 49,15

(Nguồn : Phòng kế toán – ngân quỹ)

Tiền gửi thanh toán được ngân hàng huy động chủ yếu là tài khoản tiền gửi từ các doanh nghiệp, công ty,…nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán. Khoản mục này bất ổn qua các năm, cụ thể là năm 2011 giảm 53.71% so với năm 2010 là do tình hình tín dụng đen dẫn đến sự bất ổn cho nền kinh tế tài chính khi nhiều khách hàng không đặt niềm tin vào việc gửi tiền tại ngân hàng dẫn đến tình hình chung vốn huy

2010 2011 2012

động của ngân hàng ảnh hưởng theo và có xu hướng giảm trong năm 2011. Và tiền gủi này tăng trở lại năm 2012 tăng 31.73% so với năm 2011, nguyên nhân là đa số trên địa bạn có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành xây dựng, thương mại, nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản mà trong lúc này thì giá cả thị trường đều tăng mạnh nên số vốn tiền gửi thanh toán tăng dần. Khi khách hàng chưa trả tiền hàng thì số tiền khách hàng nộ vào tài khoản tiền gửi thanh toán ngân hàng sẽ chiếm dụng để đáp ứng nhu cầu tạm thời. Năm 2012, không những giá ngành xây dựng, thủy sản tăng mà giá điện, xăng dầu cũng tăng cao làm cho tài khoản thanh toán tăng cao. Do vậy, để các doanh nghiệp cảng phát triển thì phải mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vì thế trong tương lai số dư tài khoản này tiếp tục sẽ tăng.

Tiền gửi tiết kiệm là một trong những kênh huy động vốn quan trọng của ngân hàng. Tại Agribank huyện Thanh Bình, loại sản phẩm này thường được khách hàng là cá nhân có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lời. Qua số liệu cho thấy, khoản tiền này tăng dần qua các năm. Khoản mục tiền gửi tiết kiệm tăng cao vào năm 2011 tăng 26,58% tương ứng 16.956 triệu đồng. Đến năm 2012, tiếp tục tăng 17,43% tương ứng 14.071 triệu đồng, so với năm 2011 nguyên nhân là do phía ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất huy động hấp dẫn, có nhiều chương trình khuyến mãi và trúng thưởng đã làm thu hút nhiều cá nhân và hộ gia đình.

c. Tiền gửi từ TCTD khác:

Khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn huy động. Chúng là các khoản tiền gửi từ các TCTD trong và ngoài nước. Nhưng đối tượng là các TCTD khác, Agribank huyện Thanh Bình không chú trọng vào việc thực hiện cho vay vì nó chiếm phần chi phí rất lớn so với các hình thức huy động khác. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tình hình loại tiền này tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 59.51%, từ 247 triệu đồng lên 394 triệu đồng; năm 2012 tăng 96.16 %, từ 394 triệu đồng lên 773 triệu đồng. Điều này chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa Agribank và các TCTD khác rất tốt.

Vốn huy động được huy động qua hình thức này chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, và ngân hàng chỉ sử dụng khi có nhu cầu sử dụng vốn đột xuất. Agribank huyện Thanh Bình thường phát hành các loại giấy tờ có giá ngắn hạn như: chứng chỉ tiền gửi; kỳ phiếu với thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng; … Do việc marketing các loại giấy tờ có giá này chưa được đầu tư đúng mức và đa số người dân ở đây vẫn chưa quen về kênh đầu tư này, nên việc huy động vốn dưới hình thức này vẫn còn hạn chế. Mặt khác, do lãi suất trên thị trường thường xuyên biến động phức tạp trong khi giá vàng, đô la có xu hướng tăng làm cho các chứng chỉ tiền gửi này hay kỳ phiếu ngắn hạn không hấp dẫn được nhiều khách đầu tư vào năm 2011 giảm 51.27% so với năm 2010.

Năm 2012 tăng mạnh trở lại là do trong năm nay ngân hàng có nhiều chương trình hấp dẫn, lãi suất của chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu ngắn hạn hấp dẫn hơn các năm trước nên thu hút được người dân. Với mục đích tăng thêm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay, trong đó có nguồn vốn phục vụ cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Agribank Việt Nam đã triển khai “Chương trình khuyến mãi đợt phát hành kỳ phiếu dự thưởng 2012”. Chính vì thế, lượng tiền huy động từ phát hành GTCG của Ngân hàng Agribank huyện Thanh Bình vào 2012 cao hơn nhiều so với năm 2011, tăng 190.51%.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng agribank huyện thanh bình (Trang 26)