Giải pháp

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp Nâng cao chất lượng thẩm định phương án kinh doanh tại VPBank CN đồng tháp (Trang 39)

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định CBTD phải chú ý các công việc sau:

- Tăng cường tạo nhiều mối quan hệ với những người ở địa phương, nơi mình phụ trách. Đặc biệt, những người chủ tín dụng phi chính thức (Chủ hụi), vì Chủ hụi là những người am hiểu rất rõ kinh tế, hoàn cảnh gia đình của những người ở địa phương, nhằm kịp thời nắm bắt thông tin về KH.

- Phải thu thập thông tin thêm các nguồn khác như: các tổ chức mà KH có tham gia, để có thêm cơ sở so sánh đánh giá một cách chính xác nhất về KH.

- Thường xuyên rà soát lại những món vay ở các nhóm nợ xấu, rút ra kinh nghiệm, xem xét những vấn đề thẩm định chưa tốt, để chú ý, điều chỉnh tốt hơn.

- Phải phát huy tối đa tính khách quan, luôn đề cao đạo đức và tinh thần cảnh giác trong quá trình thẩm định.

- Luôn đề cao công tác thẩm định, tránh hiện tượng thẩm định mang tính hình thức.

- Nếu CBTD xét thấy KH tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể kiểm soát nên yêu cầu KH mua bảo hiểm, hoặc có phương án phòng ngừa kèm theo phương án SXKD. - Bên cạnh đó, VPBank phải : Sắp xếp, bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người.

Nâng Cao Chất Lượng Thẩm Định Phương Án Kinh Doanh Tại VPBank CN.Đồng Tháp

- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, và xử lý những CBTD thường sai sót chủ quan trong quá trình thẩm định.

- Hạn chế thay đổi địa bàn quản lý của các CBTD, nhằm giúp CBTD quen thuộc với KH của mình, như thế sẽ thuận lợi trong công tác thẩm định.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp Nâng cao chất lượng thẩm định phương án kinh doanh tại VPBank CN đồng tháp (Trang 39)