Về công tác tổ chức thực hiện thu hồi đất, GPMB của dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội (Trang 86)

6. Cấu trúc Luận văn

3.3Về công tác tổ chức thực hiện thu hồi đất, GPMB của dự án

Hiện nay, công tác GPMB của dự án xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt vẫn đang được tiếp tục nhưng vấp phải rất nhiều khó khăn nên chưa thể hoàn thành đúng tiến độ. Dưới đây là một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB:

- Khi thực hiện công tác khảo sát sơ bộ, phần diện tích nằm trong chỉ giới GPMB dự án của các hộ dân đa số là đất nông nghiệp. Tuy nhiên các hộ tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất ở nên khi GPMB phát sinh nhiều hộ phải di dời GPMB. Đối với những hộ đã chuyển mục đích trước năm 1993 thì đã được coi là đất ở nên cần tăng thêm quỹ nhà tái định cư, trong khi đó thì quỹ nhà tái định cư phục vụ dự án không kịp chuẩn bị dẫn đến việc triển khai đối với phần

diện tích đất nông nghiệp có nhà trên đất gặp nhiều khó khăn khi phải bố trí tái định cư cho những hộ di dời GPMB, chính vì vậy mà quỹ nhà tái định cư cần phải tăng thêm để UBND quận Hoàng Mai kịp thời bố trí cho các hộ dân phải di dời ngay sau khi phê duyệt phương án BT, HT & TĐC. Còn đối với những hộ chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang làm nhà ở trong giai đoạn 1993 – 2004 thì rất khó khăn trong GPMB do không có quy định tái định cư cho những hộ dân thuộc diện này, vì vậy giải pháp đưa ra để đẩy nhanh tiến độ GPMB đó là UBND thành phố cần có ban hành thêm các quy định hướng dẫn để có thêm những hỗ trợ cho các hộ dân này như hỗ trợ thêm tiền bồi thường hoặc xét tái định cư với mức giá cao hơn so với các hộ bị thu hồi đất ở.

- Do công tác GPMB của dự án có liên quan đến nghĩa trang nên việc thu hồi đất tiến hành lâu hơn nhiều so với kế hoạch, vì vậy mà chủ đầu tư cần đề nghị UBND Thành phố, Ban chỉ đạo GPMB Thành phố xem xét điều chỉnh quy hoạch khoanh khu vực nghĩa trang trong dự án để phù hợp với thực tế sử dụng và tập quán của nhân dân địa phương đồng thời phù hợp với công tác GPMB.

- Chủ đầu tư cần phối hợp với các bên liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động 38 hộ dân phường Thịnh Liệt, 13 hộ phường Hoàng Văn Thụ, 75 hộ phường Tương Mai đã có phương án phê duyệt nhưng không nhận tiền BTHT ra nhận tiền bồi thường, hỗ trợ. Nếu các hộ không chấp hành thì tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo quy định. Đối với những hộ chưa chấp hành kê khai, Chủ đầu tư và tổ công tác GPMB phường Thịnh Liệt cần căn cứ hồ sơ quản lý nhà đất hiện có để lập, trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

- Cần bổ sung giá đất theo khung giá đất năm 2010 đối với 84 hộ dân phường Tương Mai (do trả tiền bồi thường vào ngày 26/12/2009 sát với thời điểm thành phố ban hành khung giá đất mới vào ngày 01/01/2010). Theo đó, ngày 15/06/2010 UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản số 4379/UBND-TNMT về chính sách giá bồi thường về đất, giá bán nhà TĐC khi thực hiện một số dự án trên địa bàn Quận Hoàng Mai. UBND Quận cần xem xét và có ý kiến chỉ đạo để chủ

đầu tư áp dụng khung giá mới theo văn bản 4379/UBND-TNMT của UBND Thành phố Hà Nội đối với 84 hộ dân phường Tương Mai.

- Đặc biệt, có nhiều hộ gia đình, cá nhân chấp hành có nguyện vọng được sớm nhận tiền và bàn giao mặt bằng nhưng lại phải chờ sau khi UBND Thành phố ban hành Quyết định thu hồi đất, giao đất tổng thể dự án. UBND Thành phố cần xem xét cơ chế, quy trình GPMB linh động hơn đối với những trường hợp có nguyện vọng chấp hành như trên.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội (Trang 86)