6. Tài liệu phục vụ nghiên cứu
3.1. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến
3.1. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đất đến năm 2020
Nói đến tiềm năng đất đai phải nói đến khả năng mở rộng diện tích các loại đất cả về không gian và thời gian, chất lượng đất đai đối với từng mục đích sử dụng, cả đất đang sử dụng và đất chưa sử dụng. Vì vậy việc đánh giá tiềm năng theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ để định hướng sử dụng đất lâu dài, nhằm khai thác sử dụng tiết kiệm và hợp lý.
Tiềm năng đất đai của thành phố Phủ lý bị hạn chế về mặt không gian, nếu đưa tất cả diện tích đất chưa sử dụng thì diện tích này không lớn chưa kể ta phải đầu tư lớn mới đưa vào sử dụng được.
Để tổ chức hợp lý, sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh các yếu tố kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên… mỗi ngành nên có những yêu cầu riêng, cụ thể phù hợp với đặc điểm sản xuất, phát triển của ngành. Đây là cơ sở để xác định tiềm năng đất đai thích nghi và phù hợp với các mục đích sử dụng của từng ngành trên địa bàn thị xã.
3.1.1. Tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp
Do nhu cầu phát triển và mở rộng diện tích đất đô thị do đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và thay vào đó là sự hình thánh các khu công nghiệp, khu đô thị, khu thương mại dịch vụ mới hiện đại. Bên cạnh đó diện tích để mở rộng loại đất này từ đất chưa sử dụng không còn nhiều so với tổng diện tích tự nhiên của thành phố. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chỉ tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã như: Thanh Châu, Phù Vân, Lam Hạ, Liêm Chính…
Vì vậy hướng chính trong kỳ quy hoạch đối loại đất này giảm dần để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là đẩy nhanh việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao, sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt; song song với việc chuyển đổi phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
75
3.1.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cƣ nông thôn
3.1.2.1. Đẩy mạnh phát triển công – thương nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch
Phủ Lý nằm ở phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội, Do nằm ở vùng tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và dải đá trầm tích, lại thuộc vùng trũng nên Phủ Lý có địa hình rất đa dạng, bao gồm cả đồng bằng, vùng trũng. Những lợi thế địa hình trên cho phép Phủ Lý phát triển các ngành kinh tế công nghiệp – dịch vụ.
Bên cạnh đó, Phủ Lý có hệ thống giao thông đồng bộ và thuận tiện. Trong đó, truyến đường sắt Bắc – Nam; quốc lộ 1A nối trung tâm thành phố với Hà Nội dài 58 km, đến sân bay Nội bài 80 km; đường 38 qua Hưng Yên, đi Hải Phòng dài 130 km; đường 21A, 21B qua trung tâm thành phố nối Hà Nam với Hòa Bình, Nam Định và quốc lộ 10. Về hệ thống đường thủy, Phủ Lý có cảng song Đáy (xã Châu Sơn) cách trung tâm tỉnh 5km, cách cảng song Ninh Phúc – Ninh Bình 40 km, biển Hải Thịnh – Nam Định 75 km và cảng Hải Phòng 160 km. Đây là những tiềm năng, lợi thế tạo điều kiện cho Phủ Lý khai thác phát triển các loại hình kinh tế thương mại, dịch vụ trong thời gian tới.
3.1.2.2. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng
- Toàn thành phố hiện có 3.426,77 ha đất tự nhiên, trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 1.357,85 ha, chiếm 39,62% diện tích đất tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp: 2.038,38 ha, chiếm 59,48% diện tích đất tự nhiên. + Đất chưa sử dụng: 30,54 ha, chiếm 0,89% diện tích đất tự nhiên.
- Để phát triển các ngành kinh tế - xã hội, với định hướng phát triển lâu dài và bền vững; theo kết quả điều tra thực trạng nền kinh tế và hiện trạng sử dụng đất; đối chiếu so sánh với các tiêu chí xác định khả năng sử dụng đất cho từng mục đích sử dụng cho thấy một phần tiềm năng đất đai của thành phố được thể hiện thông qua mức độ thích hợp cũng như khả năng chuyển đổi giữa các mục đích sử dụng khác nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng đất hợp lý hơn, hiệu quả hơn. Quỹ đất đang sử dụng của thành phố đang được khai thác, sử dụng cơ bản đúng mục đích, hiệu quả sử dụng ngày càng tăng, tuy nhiên tiềm năng của đất đang sử dụng còn lớn nếu đầu tư khai thác chiều sâu.
76
- Hiệu quả sử dụng diện tích đất phi nông nghiệp chưa cao, nhất là đất xây dựng trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp, đất phát triển hạ tầng, đất ở cần phải được bố trí, sắp xếp lại theo hướng tiết kiệm đất, tận dụng không gian xây dựng, một số công trình cần phải sử dụng kết hợp theo hướng đa mục đích. Cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý, tỷ lệ đất đai dành cho phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở còn thấp, chưa tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của thành phố cho phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích đất đang sử dụng được điều chỉnh những bất hợp lý, chuyển đổi theo cơ cấu phù hợp sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố Phủ Lý.
- Đất phát triển hạ tầng hiện chiếm 41,96% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó tỷ lệ đất phát triển hạ tầng so với diện tích đất tự nhiên chỉ chiếm 24,96%. Do đó ngoài việc điều chỉnh, chuyển đổi một số loại đất phát triển hạ tầng nhằm sử dụng hiệu quả loại đất này, cần bố trí thêm diện tích đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, nhất là đất giao thông, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế và thể dục thể thao....
* Nhận xét chung: Căn cứ vào kết quả phân tích quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích đất phi nông nghiệp trong giai đoạn 2000 – 2010, tiềm năng đất đai của thành phố, mục tiêu sử dụng đất của giai đoạn năm 2010 – 2020, ta có thể nhận thấy rằng, thành phố Phủ Lý hiện đang nẩy sinh mâu thuẫn trong sử dụng đất nông nghiệp. Tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp lớn, sử dụng đất phi nông nghiệp thì không hiệu quả trong khi đó vì mục tiêu công nghiệp hóa, đô thị