Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo quy

Một phần của tài liệu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất thành phú Phú Lý, tỉnh Hà Nam2 (Trang 27)

6. Tài liệu phục vụ nghiên cứu

1.5.Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo quy

quy định của pháp luật đất đai ở Việt Nam

Trong những năm gần đây công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các cấp đã dần đi vào nề nếp, quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, bảo đảm tính thống nhất, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, hạn chế được chuyển đất lúa nước, đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác.

Kết quả thực hiện QHSDĐ ở nước ta trong giai đoạn từ 1994 đến nay đã cơ bản hoàn thành QHSDĐ cả nước, QHSDĐ cấp tỉnh, đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trong quá trình công nghiệp hoá hiện, đại hoá đất nước.

QHSDĐ theo cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, phân công lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời đưa nước ta vào nhóm những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo và nông sản khác như: Cà phê, Cao su, Điều, Tiêu…và thuỷ sản như Tôm, Cá; diện tích đất rừng tự nhiên được khôi phục cùng diện tích trồng mới tăng đã nâng độ che phủ đất từ 28% năm 1990 lên 32% năm 1995, 35% năm 2000 và 44% năm 2005.

QHSDĐ đã góp phần tạo lập quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển Giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không), các ngành Công nghiệp, Xây dựng, Dịch vụ, Văn hoá, Khoa học kỹ thuật, Giáo dục, Y tế, Thể dục thể thao…

QHSDĐ đã góp phần tạo lập quỹ đất để thu hút đầu tư góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

28 còn một số tồn tại:

- Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các cấp, nhất là cấp huyện, cấp xã còn chậm, đến nay vẫn còn 16% số đơn vị hành chính cấp huyện và 30% số đơn vị hành chính cấp xã chưa lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thiếu đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với chiến lược phát triển của các ngành nên ảnh hưởng nhiều đến quản lý đất đai.

- QHSDĐ ở nước ta mới thực hiện chủ yếu ở mức độ khái quát, mang tính định hướng (QHSDĐ cả nước, QHSDĐ cấp tỉnh và gần 60% QHSDĐ cấp huyện); còn thiếu quy hoạch chi tiết (QHSDĐ cấp xã mới đạt 55%);

- Chất lượng và tính hiệu quả QHSDĐ được đánh giá thấp thể hiện ở một số vấn đề chủ yếu sau: Tính định hướng của quy hoạch còn hạn chế, dự báo không sát với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội; tính đồng bộ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, công nghiệp, giao thông vận tải…yếu, dẫn đến tình trạng chồng lấn, dư thừa hoặc thiếu hụt quỹ đất dẫn đến phá vỡ quy hoạch; tính khả thi của QHSDĐ là hạn chế do những khó khăn về tài chính, đền bù, giải toả, tái định cư dẫn đến tình trạng quy hoạch treo, dự án treo.

- QHSDĐ chưa kiểm soát được quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt đối với đất trồng lúa, không xác định rõ phạm vi diện tích đất lúa nước cần được bảo vệ nghiêm ngặt, bất khả xâm phạm; trong giai đoạn 2000-2005 bình quân mỗi năm cả nước giảm 60.000 ha đất lúa.

- QHSDĐ chưa gắn chặt chẽ với quy hoạch bảo vệ môi trường (ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học), không đảm bảo quỹ đất dự trữ phát triển đô thị, công nghiệp, hành lang giao thông, các vùng đệm giữa đô thị và nông thôn, giữa khu công nghiệp với khu dân cư, thương mại, dịch vụ, du lịch; không bố trí đày đủ quỹ đất cho hệ thống thu gom, xử lý chất thải (rác thải, đặc biệt rác thải độc hại), nước thải (công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt)…Ô nhiễm môi trường đang trở thành vẫn đề bức xúc trên phạm vi cả nước đến từng địa phương.

29

chính, chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế và môi trường trong SDĐ, chưa có khả năng bảo vệ và cải thiện môi trường sống, chưa đảm bảo phát huy cao nhất sức sản xuất của đất đai, phương án bảo đảm an ninh lương thực chưa được thể hiện rõ nét. Một số bản đồ quy hoạch được duyệt mới chỉ được thể hiện trên nền địa hình nên tính khả thi không cao, các tính toán chưa đầy đủ chi tiết.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc lập, thẩm định QHSDĐ chưa chặt chẽ. Việc quản lý thực hiện quy hoạch sử dụng đất chưa được các địa phương chú trọng và còn bị buông lỏng. Việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa rõ ràng, còn chồng chéo giữa các ngành, hoặc chồng chéo trong quản lý quy hoạch đô thị giữa ngành Địa chính, Xây dựng và Văn phòng Kiến trúc sư trưởng; chưa có các biện pháp, chế tài để kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thời gian xem xét, thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào thời điểm họp Hội đồng nhân dân các cấp, do vậy cũng tác động làm chậm tiến độ triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

30

CHƢƠNG II

TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2000-2010

THÀNH PHỐ PHỦ LÝ - TỈNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất thành phú Phú Lý, tỉnh Hà Nam2 (Trang 27)