Thực trạng phát triển hạ tầng

Một phần của tài liệu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất thành phú Phú Lý, tỉnh Hà Nam2 (Trang 38)

6. Tài liệu phục vụ nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng phát triển hạ tầng

a. Hệ thống giao thông

Thành phố Phủ Lý hội tụ cả 3 loại hình giao thông đó là giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy, phân bố khá hợp lý nên đã tạo được mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ.

Toàn thành phố có 226,5 km đường bộ và đường sắt. Trong đó:

- Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn thành phố có chiều dài 6,5 km từ xã Lam Hạ đến xã Thanh Châu tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

39

- Quốc lộ 21A chạy qua địa bàn phủ lý có chiều dài 9,5km, mặt đường rộng từ 9 - 15 m, đường nhựa hiện nay đã được nâng cấp mở rộng khoảng 40 m. Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối liền các xã vùng hữu sông Đáy và tỉnh hòa bình.

- Các tuyến tỉnh lộ chạy qua địa bàn thành phố với tổng chiều dài 33km, trong đó rải nhựa 29 km, rải đá cấp phối được 4km. Nhìn chung chất lượng mặt đường tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Ngoài ra, thành phố còn có 177,5 km đường giao thông xã phường. Trong đó, đường liên xã dài 35,5km đã được rải nhựa và bê tông hóa; đường thôn xóm, tổ dân phố dài 103,5km; đường nội đồng dài 38km, rộng từ 1- 2 m, trong đó có 25km được rải đá, còn lại là đường đất.

Bên cạnh hệ thống giao thông đường bộ, các hoạt động về giao thông đường thủy trên sông Đáy và sông Nhuệ, sông Châu Giang và 2 tuyến đường sắt chạy qua đã tham gia tích cực vào quá trình vận chuyển và lưu thông hàng hóa trong và ngoài vùng.

Nhìn chung với vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, hệ thống giao thông của thành phố đến nay đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, hiện đại thuận lợi cho nhu cầu đi lại của nhân dân cũng như phục vụ nhu cầu thông thương, trao đổi hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, để đáp ứng kịp thời xu hướng phát triển đô thị hóa của tỉnh trong giai đoạn tới thành phố cần chú trọng đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông đã xuống cấp, cải tạo mở rộng các trục đường giao thông hẹp, đồng thời triển khai đúng kế hoạch việc xây dựng hệ thống các tuyến đường trong các khu đô thị mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển trong các khu đô thị.

b. Hệ thống thủy lợi, cấp - thoát nước:

Tổng diện tích đất thủy lợi của thành phố có 133 ha. Trên địa bàn thành phố có 3 con sông lớn chảy qua (sông Đáy, sông Nhuệ và sông Châu Giang). Đây là 3 con sông có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của thành phố. Trong mấy năm gần đây do điều kiện khí hậu thời tiết diễn biến thất thường đã ảnh hưởng đến mực nước của các con sông này. Ngoài hệ thống đê kè thành phố còn có 20 cửa và 32 cống. Trong đó, tuyến đê sông Đáy có 19 cửa, 7 cống, tuyến sông Con và đê Bối có 25 cống, tuyến đê Mễ có 1 cửa.

Nhìn chung hệ thống thủy lợi, cấp, thoát nước của thành phố khá hoàn chỉnh, các công trình thủy lợi được khai thác ngày càng có hiệu quả, chủ động đáp ứng nhu cầu tươi cho diện tích đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, trong giai

40

đoạn tới thành phố cần đẩy nhanh tốc độ kiên cố hóa kênh mương, tu sửa hệ thống đê điều đã xuống cấp đảm bảo đáp ứng yêu cầu phong tránh sạt lở đê khi có lũ cao.

c. Hệ thống cơ sở giáo dục – đào tạo

Phủ Lý là thành phố có hệ thống cơ sở giáo dục – đào tạo khá hoàn chỉnh, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dậy và học của nhà trường được quan tâm chú trọng đầu tư, đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn. Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp học đạt tỷ lệ cao.

Trong những năm tới thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi cho các trường Đại học dân lập, trường Trung học chuyên nghiệp đa ngành nghề, trường THPT tư thục, trường mầm non tư thục đầu tư xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt chú trọng đào tạo nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề, đồng thời quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn để thực hiện việc chuyển đổi nghề và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

d. Hệ thống y tế

Trong những năm qua thành phố đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các chương trình y tế cộng đồng, phòng chống dịch bệnh trong nhân dân. Đẩy mạnh công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước trong hành nghề y dược tư nhân. Thực hiện tốt xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đảm bảo trẻ em được quan tâm chăm sóc đầy đủ cả về thể chất và tinh thần.

e. Hệ thống cơ sở văn hóa – thể dục thể thao

* Hệ thống văn hóa:

Hệ thống thiết chế văn hoá - thông tin được xây dựng, đến nay trong thành phố có 12/12 xã, phường có trung tâm văn hoá, ngoài thư viện thành phố tại phường Lê Hồng Phong, toàn bộ các xã, phường đều có thư viện. Đời sống văn hóa ở cơ sở có bước chuyển biến tích cực, nhiều công trình văn hóa, thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng chủ yếu bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân.

* Hệ thống thể dục thể thao:

Các hoạt động văn hoá, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao ngày càng được đổi mới và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của địa phương và yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống. Các lĩnh vực văn hoá, thông tin tuyên truyền, thể dục thể

41

thao từng bước được xây dựng và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế và phát triển đô thị.

Năm 2010 có 89% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 72% đơn vị đạt đơn vị văn hoá, 77,4% làng, tổ phố đạt danh hiệu văn hoá. Thực hiện đề án “Xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở tỉnh Hà Nam đến năm 2010”, đề án “Xã hội hoá lĩnh vực Văn hoá, thể dục, thể thao”, kết hợp nguồn kinh phí của Trung ương, của tỉnh, thành phố, kinh phí của các ngành, các xã, phường, các tổ chức, cá nhân và nhân dân đóng góp, đến năm 2010 trên địa bàn thành phố có: 01 sân vận động của tỉnh, 01 sân vận động của thành phố, 04 nhà văn hoá cấp xã, 55 nhà văn hoá thôn, làng, tổ phố, cụm dân cư, 04 trung tâm thể thao, nhiều sân tennis ở các cơ quan, đơn vị, 04 sân thể thao gia đình… dần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá và luyện tập thể thao ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân.

f. Hệ thống công trình năng lương – bưu chính viễn thông

Nguồn cấp điện cho thành phố được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia và nguồn điện diezenl tại chỗ nhằm hỗ trợ đường dây 110kV vào giờ cao điểm bị giảm tải. Nguồn điện và lưới điện trên địa bàn thành phố đã được củng cố phát triển cơ bản đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất sinh hoạt cho người dân. Hệ thống lưới điện quốc gia phủ khắp toàn thành phố, 100% số trung tâm xã, phường có điện lưới, đường dây 110kV Lý Nhân - Phủ Lý phục vụ cho KCN Châu Sơn, trạm biến áp 110kV trên địa bàn xã Thành Châu phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân...

Những năm qua bưu chính viễn thông thành phố đã có những bước phát triển đột phá, từ chỗ một số cơ quan ở thành phố có điện thoại, đến nay 100% các cơ quan xí nghiệp, công sở, trường học, trạm, trại, tư nhân lắp điện thoại. Hầu hết các phường đã xây dựng mô hình bưu điện văn hóa. Nhờ vậy, việc thông tin liên lạc luôn đảm bảo nhanh thông suốt, kịp thời chính xác đã góp phần tích cực trong điều hành sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân.

Một phần của tài liệu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất thành phú Phú Lý, tỉnh Hà Nam2 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)