Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dịch vụ Hằng Thuần (Trang 49)

- Người mua ứng tiền trước

3.2.2.2Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Là một DNTM nên VLĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn VKD của công ty, hiệu quả sử dụng VLĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì vậy, tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là cấp thiết đối với công ty.

Thứ nhất, tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ.

Lý do đưa ra giải pháp: Qua phân tích cho thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ vì vậy việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa sẽ làm cho tốc độ chu chuyển của VLĐ tăng nhanh, tăng DT và LN của công ty.

Nội dung của giải pháp:

+ Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu. Thông qua hệ thống tổ chức công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Qua đó, công ty có thể thu nhập thêm những thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với công ty.

+ Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa.

+ Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng.

Thứ hai, xác định lượng hàng tồn kho dự trữ tối ưu.

Lý do chọn giải pháp: Hàng hóa của công ty được thực hiện tiêu thụ thông qua hệ thống các cửa hàng và siêu thị của công ty vì vậy hình thức bán hàng chủ yếu là bán lẻ. Do vậy, việc xác định lượng hàng hóa dự trữ tối ưu sẽ giúp tránh ứ đọng vốn, giảm chi phí bảo quản, lưu kho, thất thoát, hỏng hóc hàng hóa.

Nội dung giải pháp: Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh trong kỳ để xác định lượng hàng hóa tối ưu, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Công ty có thể áp dụng phương pháp xác định mức dự trữ hàng hóa tối ưu theo công thức:

* 2SFQ Q

C

=

Trong đó: + S là tổng lượng hàng hóa cần sử dụng trong kỳ. + F là chi phí cho mỗi lần đặt hàng.

+ C là chi phí lưu kho cho mỗi đơn vị hàng hóa.

Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.

Thứ ba, chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn

Lý do chọn giải pháp: xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp tổ chức và huy động nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ kịp thời tránh tình trạng gây lãng phí vốn hoặc thiếu vốn.

Nội dung giải pháp: xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế tối đa rủi ro, tạo cho công ty cơ cấu vốn linh hoạt. Chủ động phân phối nguồn huy động được sao cho thích hợp cho từng khâu trong sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, quản lí chặt chẽ các khoản phải thu.

Lý do chọn giải pháp: Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu vốn lưu động của công ty, gây ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Để giải quyết tình trạng này, công ty phải tìm biện pháp thu hồi nhanh chóng lượng vốn bị chiếm dụng, sau đó cần hạn chế tình trạng này ngay trong những khâu đầu tiên.

Nội dung giải pháp: Đối với các khoản nợ của công ty hiện nay: Giao trách nhiệm theo dõi, đốc thúc việc thanh toán các khoản nợ cho cá nhân cụ thể. Đối với các khoản nợ khó đòi, công ty có thể thu hồi bằng cách tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp nợ hoặc mua lại TSCĐ của họ. Nếu mua phải lựa chọn sao cho thiết bị không quá lạc hậu, giá cả đánh giá lại…

Thứ năm, giảm thiểu chi phí quản lí doanh nghiệp.

Lý do chọn giải pháp: Chi phí quản lí doanh nghiệp trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, công ty muốn hoạt động của mình có hiệu quả hơn thì phải hạn chế những chi phí quản lí không cần thiết.

Nội dung giải pháp: Xem xét, điều chỉnh, và giảm thiểu số nhân viên quản lí ở các phòng ban mà thấy không cần thiết sao cho vẫn phù hợp mà đảm bảo được hiệu quả và tăng doanh thu. Tránh tình trạng lãng phí trong việc sử dụng của công, quán triệt quan điểm này tới các nhân viên của công ty. Tại công ty còn hiện tượng sử dụng điện thoại chung, máy tính…làm việc riêng. Tăng cường giám sát và có thể dùng những biện pháp cảnh cáo.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dịch vụ Hằng Thuần (Trang 49)