Nhóm giải pháp về huy động vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dịch vụ Hằng Thuần (Trang 47)

- Người mua ứng tiền trước

3.2.2.1Nhóm giải pháp về huy động vốn.

Thứ nhất, dự báo tốt nhu cầu vốn kinh doanh cho mỗi thời kỳ.

Lý do chọn giải pháp: Dự báo nhu cầu VKD có ý nghĩa tiên quyết đối với hiệu quả sử dụng VKD trong kỳ. Dự báo càng chính xác thì việc phân phối, sử dụng

VKD trong kỳ càng hợp lý và tiết kiệm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại công ty chưa có hoạt động dự báo nhu cầu VKD trong kỳ, thường chỉ đến khi có nhu cầu về VKD bổ sung thì lãnh đạo công ty mới tìm cách huy động và tiến hành các bước huy động VKD. Điều này rất không có lợi cho công ty vì để có vốn kịp thời thì đôi khi công ty phải chấp nhận chi phí huy động vốn cao, hoặc có khi công ty không huy động được vốn dẫn đến mất cơ hội kinh doanh.

Nội dung của giải pháp: Cuối mỗi kỳ kinh doanh, lãnh đạo công ty căn cứ vào những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường để tiến hành công tác hoạch định tài chính cho kỳ sau từ đó xác định chính xác nhu cầu vốn trong kỳ. Dựa trên nhu cầu vốn đã xác định, lập kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Thứ hai, linh hoạt tìm các nguồn tài trợ bên ngoài với chi phí phù hợp.

Lý do chọn giải pháp: Giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở thực tế là việc huy động vốn của công ty vẫn chỉ phụ thuộc vào các kênh huy động truyền thống như: LN giữ lại để tái đầu tư, vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng mà chưa quan tâm đến một số nguồn tài trợ như: vốn vay cá nhân, nguồn vốn liên doanh, liên kết…Vì vậy, công ty cần khai thác linh hoạt hơn các nguồn tài trợ.

Nội dung của giải pháp:

+ Vốn vay cá nhân: là việc huy động vốn từ các cá nhân do lượng tiền mà người dân nói chung, nhân viên công ty nói riêng tích trữ tại nhà mà không gửi ngân hàng hay đầu tư còn rất lớn giúp công ty huy động vốn kịp thời mà không mất thời gian làm thủ tục vay.

+ Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các công ty không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Công ty có thể hợp tác liên doanh, liên kết với những DN hoạt động trong

cùng lĩnh vực hoặc những DN hoạt động trong lĩnh vực bổ trợ cho hoạt động kinh doanh thương mại của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dịch vụ Hằng Thuần (Trang 47)