DỰ KIẾN CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC 1.Theo số lượng và nhóm Dự án

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tai Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu Khí Việt Nam (PVEP) (Trang 41)

- Chương trình Đào tạo và Phát triển kiến thức, kỹ năng cá nhân, bao gồm cả kiến thức kỹ năng sử dụng các công cụ lao động đặc biệt

2.DỰ KIẾN CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC 1.Theo số lượng và nhóm Dự án

2.1. Theo số lượng và nhóm Dự án

* Căn cứ vào thực tế triển khai các Dự án Dầu khí của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, cơ cấu nhân lực tối thiểu trực tiếp triển khai từng nhóm Dự án Dầu khí của PVEP được dự kiến như sau:

Bảng số 05: Dự báo cơ cấu lao động theo nhóm dự án giai đoạn 2011 – 2015 Đơn vị: Người Stt Chuyên ngành Dự án Thăm dò Dự án Phát triển Dự án Khai thác 1 Cán bộ Quản lý 2 2 2 2 Địa chất - ĐVL - CNM 6 2 2 3 Phát triển Mỏ 6 4 Khai thác vận hành 6 6

Bảo dưỡng sửa chữa 2

7

Tài chính - Kế toán 3 4 3

8

Kinh tế - Thương mại 1 4 3

9 Hành chính – Nhân sự 2 2 2 10 Luật – Hợp đồng 1 2 2 Tổng cộng 15 22 22

(Nguồn: Tài liệu nội bộ - Phòng TCNS&ĐT PVEP/2011)

* Số lượng nhân lực trực tiếp triển khai từng Dự án cụ thể sẽ được dự kiến căn cứ vào cơ cấu nhân lực tối thiểu trên đây cũng như căn cứ vào quy mô và mức độ tham gia của PVEP vào Dự án.

* Số lượng nhân lực quản lý và gián tiếp tham gia triển khai Dự án tại Bộ máy Tổng Công ty được dự kiến căn cứ vào cơ cấu nhân lực tối thiểu trên đây cũng như căn cứ vào quy mô và mức độ tham gia của PVEP vào Dự án.

2.2. Dự báo tỷ lệ tăng lao động hàng năm của Bộ máy Tổng Công ty

Căn cứ vào Chiến lược phát triển của PVEP được Tập đoàn phê duyệt tháng 12/2007 về dự báo số lượng Dự án, dự kiến cơ cấu nhân lực cho từng loại Dự án và thống kê, phân tích số liệu thực tế trong giai đoạn 2007-2010, dự báo nhu cầu nhân lực của PVEP cho các giai đoạn tới như sau:

- Từ 2011 – 2015 : Tỷ lệ tăng trung bình 10% / năm ; - Từ 2016 – 2025 : Tỷ lệ tăng trung bình 5% / năm.

- Nhân lực trong lĩnh vực thăm dò (địa chất, địa vật lý, khoan thăm dò…) tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2015 và ổn định dần.

- Nhân lực trong lĩnh vực phát triển tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2015, sau đó ổn định và giảm dần.

- Nhân lực trong lĩnh vực khai thác tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2015, sau đó ổn định dần.

- Nhân lực trong các lĩnh vực khác tăng trung bình trong giai đoạn 2011-2015, sau đó ổn định dần.

2.4. Dự báo chất lượng lao động:

Xuất hiện xu hướng kết hợp các chuyên ngành hẹp thành chuyên ngành rộng, đòi hỏi lao động phải thành thạo chuyên ngành rộng, ví dụ chuyên ngành hẹp Địa chất Dầu khí (Petroleum Geology) kết hợp với chuyên ngành hẹp Địa vật lý (Geophysics) thành chuyên ngành rộng Địa chất – Địa vật lý (Geoscience).

Kỹ năng sử dụng các công cụ lao động đặc biệt, thuộc lĩnh vực công nghệ cao (ví dụ kỹ năng sử dụng các phần mềm – applications – kỹ thuật, quản lý ...) trở thành một yêu cầu quan trọng gắn liền với yêu cầu về các kiến thức, kỹ năng chuyên môn kỹ thuật - nghiệp vụ.

Tiếng Anh là một yếu tố quan trọng để có thể đạt trình độ khu vực và tiến tới hội nhập hoàn toàn vào môi trường lao động quốc tế.

2.5. Dự báo ngân sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Kế hoạch ngân sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2025 căn cứ vào tốc độ tăng trưởng lao động tương ứng là 10% cho giai đoạn 2011 – 2015 và 5% cho các năm tiếp theo như sau :

Năm 2011-2015 2016-2025

Ngân sách đào tạo (VNĐ) 33 – 48 tỷ / năm 50 – 78 tỷ / năm

PVEP luôn đặt hoạt động đào tạo là ưu tiên hàng đầu và sẵn sàng chi khoản kinh phí lớn để có được kết quả tốt nhất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tai Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu Khí Việt Nam (PVEP) (Trang 41)