Công ty CPTM quảng cáo Việt Nam
Việc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán thuế GTGT ở công ty sẽ làm cho công tác kế toán nói chung của công ty được hoàn thiện hơn, các phần hành kế toán sẽ phối hợp nhịp nhàng hơn, nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy kế toán. Vì vậy, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến góp ý của mình để có thể tổ chức công tác kế toán thuế GTGT được tốt hơn, phù hợp hơn.
3.2.1 Những ý kiến đóng góp đối với Nhà nước
Thứ nhất: Để tổ chức công tác kế toán thuế GTGT được khoa học, chính xác
hơn, đặc biệt trong hoàn thiện nghiệp vụ hoàn thuế GTGT, Nhà nước cần hoàn thiện về TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ. Tên gọi này là chưa chính xác đối với tất cả các nghiệp vụ kế toán thuế GTGT. Theo em, TK 133 nên được đổi tên thành “ Thuế GTGT đầu vào”. Tên gọi này phản ánh đầy đủ hơn nội dung và kết cấu của TK 133. Tên gọi TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được sửa đổi kéo theo tên gọi của chỉ tiêu liên quan trên bảng cân đối kế toán( Mẫu B01 – DN): Thuế GTGT được khấu trừ sửa đổi thành thuế GTGT đầu vào để phù hợp với việc sửa đổi trên.
Thứ 2: Để giải quyết bất cập trong xử lý số thuế được miễn giảm này cần căn
cứ vào thực tế của doanh nghiệp đã nộp thuế chưa hay mới chỉ tính thuế phải nộp. Trường hợp nếu đối tượng nộp thuế mới hạch toán thuế phải nộp nhưng chưa nộp thì trừ ngay vào số thuế phải nộp và ghi tăng thu nhập, ghi: Nợ 333(3331, 3334,...) (giảm thuế phải nộp) Có 711 (tăng thu nhập khác).
- Nếu đã nộp thuế vào ngân sách thì ghi tăng thu nhập và ghi tăng phải thu khác: Nợ 1388 (chi tiết theo lọai thuế được miễn giảm phải thu) Có 711 (tăng thu nhập khác).
- Khi doanh nghiệp nhận được tiền, ghi: Nợ 111, 112 Có 1388.
- Trường hợp doanh nghiệp không thoái thu mà để số thuế được miễn giảm đã nộp này trừ vào số thuế phải nộp của kỳ phải nộp thuế tiếp theo thì sau khi tính ra số thuế phải nộp ở kỳ đó, ghi: Nợ 333(3331, 3334,...) (giảm thuế phải nộp) Có 1388
3.2.2 Những ý kiến đóng góp đối với công ty CPTM quảng cáo Việt Nam
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty nên bố trí một nhân viên kế
toán chỉ chuyên theo dõi thuế, bởi vì đây là công ty quảng cáo dịch vụ,nghiệp vụ mua và chi phí nhỏ phát sinh cho hoạt động kinh doanh của công ty phát sinh nhiều, do vậy khối lượng công việc về thuế, đặc biệt là thuế GTGT cũng rất nhiều. Để việc kê khai thuế hang tháng và cập nhập thông tin về thuế thực sự nhanh thì công ty nên có một kế toán đảm nhận riêng phần hành kế toán thuế.
Thứ hai,về việc ứng dụng công nghệ thông tin: Công ty cần phát huy những
ưu điểm nêu trên như tiếp tục sử dụng kế toán trên máy để giảm bớt chi phí về ghi sổ kế toán. Hiện nay, vi tính đang là một trong những phương tiện giúp ích rất nhiều cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Áp dụng vi tính có thể quản lý quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác, gọn nhẹ và khoa học hơn. Kế toán được trang bị một kiến thức nhất định về tin học cũng là yêu cầu rất cần thiết cho công tác quản lý của Công ty. Chính vì vậy, Công ty cần có kế hoạch đào tạo nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ, nhân viên kế toán đặc biệt là kế toán ở các điểm thu mua để có thể đáp ứng được nhu cầu và nhiệm vụ được giao nhằm hoàn thành tốt công tác hạch toán kế toán tại Công ty.
3.3. Một số bất cập về kế toán thuế GTGT hiện nay ở nước ta
Thông tin kế toán là nguồn thông tin quan trọng, cần thiết và hữu ích, cho nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Để thông tin kế toán có được chất lượng phù hợp với mục tiêu và yêu cầu quản lý thì quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin cần phải được nghiên cứu và cải tiến thường xuyên cả về nội dung, phương pháp lẫn công cụ hỗ trợ. Việc định khoản kế toán các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh thường xuyên, kịp thời và có khoa học sẽ góp một phần nâng cao năng lực cung cấp thông tin kế toán của công tác kê toán.
Trong thực tế nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở nhiều tình huống khác nhau kế toán chưa tìm ra cách định khoản hợp lý và phù hợp với chế độ quy định nên khi lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế gặp rất nhiều khó khăn.
Về nghiệp vụ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT).Theo hướng dẫn của chế
độ kế toán hiện hành, quy trình này hạch toán theo các bước:
- Khi doanh nghiệp lập và gửi bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế: Không định khoản. - Khi doanh nghiệp nhận quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế: Không định khoản. - Khi doanh nghiệp xử lý xong quyết định của cơ quan thuế.
Phần được hoàn, chờ khi nào nhận được tiền hoàn thuế, ghi: Nợ 111, 112;
Có 133 (1331, 1332).
Phần không được hoàn, tính vào chi phí, ghi: Nợ 621, 641, 642, 632, 627, 142
Có TK 133 ( 1331, 1332)
Qua quy trình nghiệp vụ hoàn thuế, từ khi doanh nghiệp lập bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến khi nhận được tiền hoàn thuế ta thấy phải qua ba giai đoạn, Mỗi giai đoạn cần thực hiện một số thủ tục (hồ sơ), ta có thể coi các hồ sơ này là một bộ chứng từ kế toán ghi nhận một nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh vì sau mỗi công đoạn, số thuế GTGT là khác hẳn nhau.
Khi doanh nghiệp chưa đề nghị hoàn (giai đoạn 1 chưa phát sinh) thì số thuế GTGT đầu vào này vẫn "còn được khấu trừ, còn được hoàn lại" (Luật thuế GTGT), nhưng khi doanh nghiệp đã đề nghị hoàn (giai đoạn 1 đã phát sinh) thì ý nghĩa của số thuế này hoàn toàn khác so với khi chưa đề nghị, lúc này cho dù doanh nghiệp chưa nhận được quyết định xử lý của cơ quan thuế và chưa nhận được tiền hoàn thuế thì nó cũng không được sử dụng để khấu trừ, hay tiếp tục đề nghị hoàn ở những kỳ sau. Như vậy số thuế đã đề nghị hoàn phải treo lại chờ cơ quan thuế ra quyết định mới được xử lý. Sau khi cơ quan thuế ra quyết định "không được hoàn" hoặc "được hoàn", doanh nghiệp mới được xử lý số thuế này. Phần không được
hoàn tính vào chi phí, phần được hoàn doanh nghiệp làm thủ tục ra kho bạc nhận tiền (giai đoạn 3).
Trong quy trình hạch toán này tồn tại hai bất hợp lý.
Thứ nhất, hai công đoạn đầu nếu ta không định khoản thì trên tài khoản
133(1331, 1332) tồn tại gộp cả "thuế còn được khấu trừ" và "thuế đã đề nghị hoàn không còn được khấu trừ" dễ dẫn đến sai lầm khi lập tờ khai thuế GTGT hoặc khi thực hiện khấu trừ thuế và đề nghị hoàn thuế ở những kỳ sau.
Thứ hai, khi kế toán lập bộ chứng từ đề nghị hoàn và khi nhận được quyết
định được hoàn của cơ quan thuế mà không định khoản thì coi như đã bỏ sót chứng từ kế toán.
Đối với Thuế GTGT và thuế TNDN được miễn giảm.
Theo hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành, nghiệp vụ này hạch toán theo các bước:
Nếu doanh nghiệp nhận được quyết định miễn giảm thuế trước kỳ tính thuế thì không hạch toán thuế phải nộp nữa, còn nếu nhận được quyết định miễn giảm thuế sau kỳ tính thuế (đã hạch toán thuế) thì hạnh toán như sau:
- Nhận được quyết định: Không định khoản - Khi xử lý số thuế được miễn giảm, có 2 cách xử lý: ...Nếu doanh nghiệp đã tính và hạch toán thuế phải nộp nhưng chưa nộp vào ngân sách thì trừ ngay vào số thuế phải nộp, ghi: Nợ 333xx (chi tiết theo lọai thuế phải nộp); Có 711 (tăng thu nhập khác)... Nếu doanh nghiệp đã nộp thuế vào ngân sách thì chờ đền khi nhận được tiền, ghi: Nợ 111, 112; Có 711(tăng thu nhập không chịu thuế thu nhập).
Như vậy việc được miễn giảm thuế là một thu nhập thuộc thu nhập khác của doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kế toán về doanh thu và thu nhập khác, thu nhập được hưởng ở kỳ nào phải tính vào kết quả kinh doanh trong kỳ đó, không phân biệt đã nhận được tiền hay mới ghi nhận khoản phải thu. Vì vậy, khi doanh nghiệp nhận được quyết định miễn giảm thuế, dù trừ vào thuế phải nộp, nhận tiền ngay, hoặc chưa nhận tiền, kế toán phải ghi nhận ngay thu nhập trong kỳ (ghi Có 711).
Tùy từng trường hợp, nếu chưa nộp thuế thì trừ vào thuế phải nộp, nếu đã nộp thuế thì coi đây là khoản thuế phải thu lại của doanh nghiệp. Nhưng theo hướng dẫn
của chế độ kế toán, trong trường hợp doanh nghiệp chờ đến kỳ nhận được tiền, hoặc chờ đến kỳ phải nộp thuế tiếp theo để trừ vào số thuế phải nộp mới ghi nhận thu nhập. Trường hợp này là trái với chuẩn mực kế toán về ghi nhận thu nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thuế GTGT hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam 2. Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 3. Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011
4. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng BTC 5. Các tài liệu thực tế thu thập được của công ty CPTM quảng cáo Việt Nam 6. Giáo trình quản lý thuế.
7. Sách hệ thống hoá các văn bản pháp luật về thuế GTGT đã được sửa đổi bổ xung.
Phụ lục 1.1
Đơn vi:……….. Địa chỉ:……….
Mẫu số: S03a – DNN
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm: ....
Đơn vị tính: ... Ngày,
tháng
Chứng từ Diễn giải Đã ghi Sổ Cái STT dòng Số hiệu TK đối Số phát sinh Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E G H 1 2
Số trang trước chuyển sang
Cộng chuyển sang
trang sau x x x
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang .... - Ngày mở sổ: ... Ngày ....tháng ....năm ... Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)
Sơ đồ 1.2.4: KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU VÀO
( Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
TK 152, 153, 156, 211, 217, 241, TK 133(1331, 1332) TK 333(3331) 611, 627, 641, 642,....
Cuối tháng khấu trừ thuế GTGT đầu ra và đầu vào
TK 111,112,331
TK 632, 627, 641, 642, 142 Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản, Thuế GTGT đầu vào
dịch vụ, TSCĐ trong nước không được khấu trừ
TK 333 (33312) TK 111,112
Thuế GTGT của hàng nhập khẩu Thuế GTGT đã được hoàn Phải nộp NSNN nếu được khấu trừ
TK 152, 153, 156, 211 Hàng mua trả lại người bán hoặc giảm gi
Chú ý:
1. Căn cứ để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số tiền thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT khi mua TSCĐ, vật tư, hàng hoá, dịch vụ chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu( đối với hàng hoá nhập khẩu); chứng từ nộp thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài hoặc đối tượng khác theo quy định của pháp luật( trường hợp nộp thuế hộ)
2. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn GTGT nhưng không đúng quy định của pháp luật thì không được khấu trừ
TK 111,112, 131 ...
TK 152, 153, 156
Sơ đồ 2.2.2: KẾ TOÁN THUẾ GTGT PHẢI NỘP NSNN
Nộp thuế GTGT vào NSNN Nếu được khấu trừ
Nếu không được khấu trừ
TK 133
Thuế GTGT của hàng bán trả lại, giảm giá bán hàng hoặc chiết khấu thương mại
Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp NSNN TK 3331(33311, 33312) Thuế GTGT của hàng bán bị trả TK 133 TK 111,112,131 TK 111, 112 TK 511, 515, 711 TK 521, 531, 532 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế GGGT đầu ra Tổng giá thanh toán Doanh thu và khoản thu nhập khác chưa có thuế GTGT
Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đã được
Chú ý: Chỉ tiêu thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp NSNN được xác định theo công thức