Nhiệm vụ: Số lao động được giải quyết việc làm bình quân là

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng theo hướng CNH HĐH giai đoạn 20102015 (Trang 44)

lao động/năm; trong đó lao động có viêc làm mới là 2.800 lao động (xuất khẩu 350 lao động), giải quyết việc làm thêm cho 6000 lao động, đưa hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 86%. Đào tạo nghề ngắn hạn 10.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45%. Cơ bản thực hiện hỗ trợ xóa xong nhà không an toàn cho hộ nghèo, hộ chính sách.

- Giải pháp:

+ Phát triển các dịch vụ giới thiệu việc làm, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, cho vay vốn phát triển sản xuất. Xây dựng kế

hoạch giải quyết việc làm cụ thể hoá từng kế hoạch năm theo chỉ tiêu Nghi quyết Đại hội 24 đề ra; phối hợp chặt chẽ với các ngành đoàn thể, các trung tâm giới thiệu việc làm, dậy nghề, ngân hàng và các doanh nghiệp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…. Xác định rõ số hộ có khả năng thoát nghèo để đưa vào kế hoạch giúp đỡ ngay từ đầu.

+ Thực hiện tốt chính sách xã hội và người có công, đẩy mạnh xã hội hóa thông qua các chương trình xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; quỹ “Vì người nghèo”, ủng hộ của cán bộ, hội viên để hỗ trợ xoá nhà không an toàn. Xác định ngành nghề đào tạo bền vững cho người lao động để đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động trong từng năm.

+ Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất Trung tâm dạy nghề; bố trí cán bộ, giáo viên có năng lực, trình độ để giảng dạy. Tăng cường quản lý Nhà nước về công tác dạy nghề, nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

3. Đề xuất, kiến nghị để chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng

- Lựa chọn và xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung xa khu dân cư để giải quyết căn bản vấn đề ô nhiễm môi trường ở các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, thực hiện chương trình nước hợp vệ sinh, đảm bảo đến năm 2015 đủ cho 91,5% dân số trong huyện được dùng.

- Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với những cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, kỹ thuật viên nông nghiệp và những cán bộ có trí tuệ, tâm huyết đang hoạt trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

- Có hệ thống chính sách đồng bộ hướng mạnh vào việc động viên, khuyến khích tạo lợi ích để các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện đầu tư và tham gia vào phát triển kinh tế.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, các chương trình đề án phải đảm bảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển các ngành kinh tế phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Hà Nam. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kiên quyết xử lý những trường hợp phá vỡ quy hoạch.

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Kim Bảng là con đường tất yếu để góp phần xoá đói giảm nghèo tiến lên làm giàu nhằm thực hiện mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra là: Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh..

Mặc dù quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Kim Bảng nói riêng và cả nước nói chung là sự nghiệp lâu dài và còn không ít khó khăn cần phải tiếp tục giải quyết như: khó khăn về vốn, trình độ kỹ thuật, nguồn nhân lực, dân số tăng nhanh, ô nhiễm môi trường, sự yếu kém của một số cán bộ quản lý.

Trong quá trình thực tập của mình, kết hợp giữa thực tế chuyển dịch cơ cấu của địa phương, với những kiến thức được học trong trường, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Kim Bảng. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn, bài viết không thể tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO--- ---

1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Kim Bảng (2008), “Lịch sử Đảng bộ huyện Kim Bảng (1930-2005)”. huyện Kim Bảng (1930-2005)”.

2. C.Mác, Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị học, NXB Sự thật, Hà

Nội - 1964.

3. C.Mác, Tư bản, quyển 1, Tập II, NXB Sự thật, Hà Nội - 1961.4. C.Mác, Tư bản, quyển 2, Tập II, NXB Sự thật, Hà Nội - 1973. 4. C.Mác, Tư bản, quyển 2, Tập II, NXB Sự thật, Hà Nội - 1973. 5. C.Mác, Tư bản, quyển 3, Tập II, NXB Sự thật, Hà Nội - 1975.

6. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - một số vấn đề

lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1998.

7. Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành

nghề, dịch vụ ở nông thôn huyện Kim Bảng.

8. Huyện ủy Kim Bảng (2010), “Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Kim Bảng khóa XXIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ huyện Kim Bảng khóa XXIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2010 - 2015)”.

9. Huyện ủy Kim Bảng - Đại hội đại biểu lần thứ XXIV (2010), “Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXIV, Đảng bộ huyện Kim Bảng. quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXIV, Đảng bộ huyện Kim Bảng.

10. Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ, BCH TW khóa VII.11. Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, BCH TW khóa VII. 11. Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, BCH TW khóa VII.

12. Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới phát triển kinh tế ở nước ta,

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng theo hướng CNH HĐH giai đoạn 20102015 (Trang 44)