Giá trị sản xuất CN - TTCN tăng bình quân hàng năm đạt trên 20%; phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất CN - TTCN tăng 2,55 lần so với năm 2010. Phấn đấu số lao động làm nghề TTCN đạt trên 40.000 người, tất cả các làng trong huyện đều đạt làng có nghề và làng nào cũng có một nghề chủ lực.
- Giải pháp
Tập trung xây dựng các điểm CN - TTCN của các xã, thị trấn. Tăng cường quản lý nhà nước về trách nhiệm đối với các doanh nghiệp; coi trọng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng trên cơ sở quy hoạch của tỉnh về quản lý, khai thác vùng tài nguyên khoáng sản.
Khuyến khích và tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách cho các nhà đầu tư có công nghệ cao, sản phẩm mới có sức cạnh tranh, ít gây ô nhiễm môi trường và thu hút được nhiều lao động vào sản xuất tại các cụm CN - TTCN, các điểm công nghiệp ở các xã, thị trấn.
Duy trì và sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến công các cấp; tăng cường công tác đào tạo nghề, truyền nghề với phương châm đào tạo lao động theo địa chỉ, giỏi một nghề, biết nhiều nghề.
2.2.2. Phát triển nông – lâm nghiệp, thuỷ sản
+ Áp dụng khoa học kỹ thuật để cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp (làm đất, máy cấy, diện tích gặt đập liên hoàn...) được ứng dụng trên 20% DT. Duy trì diện tích cây vụ đông từ 2600 – 2800ha/năm.
+ Làm tốt công tác phòng chống lụt bão và 04 tại chỗ. Phát triển đàn gia súc, gia cầm: Đàn lợn 80.000 con, đàn trâu bò: 8.000con, đàn gia cầm 900.000 ngàn con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trên 15 nghìn tấn, thủy sản trên 5.000 tấn. Thực hiện trồng 100ha rừng, bảo vệ, khoanh nuôi, gắn hiệu quả kinh tế từ khu vực đồi rừng, tập trung chủ yếu ở xã Ba Sao, Liên Sơn, Thanh Sơn...
+ Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; tiếp tục duy trì
diện tích vùng sản xuất 3 vụ trên 2.900 ha, mở rộng diện tích cây hàng hoá, cây xuất khẩu (cây hàng hoá 2.4540 ha, cây xuất khẩu 580 ha), xây dựng mô hình điểm: mỗi xã xây dựng ít nhất 01 mô hình điểm diện tích 10 ha trở lên; đưa chăn nuôi, thủy sản trở thành ngành chính.
- Giải pháp
+ Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của các HTXDVNN: Tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ, ưu tiên cho vùng sản xuất 03 vụ, đưa thêm dịch vụ lúa gieo thẳng, tạo điều kiện thuận lợi đưa máy gặt đập liên hoàn vào thu hoạch lúa, rút ngắn thời gian sản xuất, mở rộng diện tích vụ Đông.
+ Mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung; mở rộng diện tích lúa lai trên 40%DT, lúa chất lượng trên 30%DT; mở rộng diện tích cây xuất khẩu; phấn đấu năng suất lúa đạt 117tạ/ha. Duy trì và mở rộng diện tích chuyển dịch đất cốt cao. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tổ chức lại ô, thửa ruộng để sản xuất hàng hoá.
+ Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ
hiện có, hướng dẫn các hợp tác xã mở thêm ngành nghề kinh doanh. Thành lập 3-5 HTX kinh doanh dịch vụ tổng hợp ít xã viên; phát triển kinh tế hợp tác xã gắn với kinh tế thị trường.
+ Tập trung phát triển, mở rộng chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp quy mô vừa và nhỏ; khuyến khích đầu tư xây dựng trang trại quy mô vừa và lớn; khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư gắn bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh. Khai thác hết mặt nước vào nuôi trồng thủy sản, phát huy các vùng chuyển dịch.
+ Trồng hết diện tích rừng còn lại; thực hiện tốt khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng; phòng cháy rừng và bảo vệ rừng phòng hộ. Xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế trang trại đồi rừng có thu nhập cao.
2.2.3. Phát triển thương mại – dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng