Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng thời gian qua

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng theo hướng CNH HĐH giai đoạn 20102015 (Trang 28)

3 Huyện uỷ Kim Bảng 2010 “Báo cáo của BCH Đảng bộ huyện khoá 2 trình Đại hội huyện lần thứ 24 ” Trang

2.3.Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng thời gian qua

Kim Bảng thời gian qua

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bảng lần thứ XXIII với mục tiêu chung là: “Tập trung khai thác mọi nguồn lực để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn” 1

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng đã có sự chuyển dịch đúng hướng với sự tăng nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp hàng hoá mà huyện có lợi thế phát triển như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng, mây giang đan, chiếu trúc, thêu ren, sản xuất đồ mộc dân dụng, đồ gốm son mỹ nghệ...

Trong giai đoạn từ 2005 -2010 tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế trong huyện tăng khá cao. Trong đó, ngành nông nghiệp thuỷ sản tăng 4,1% (mục tiêu 4%); ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 26,9%/năm ( vượt mục tiêu 2%), tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 17,6%/năm( mục tiêu tăng 8% trở lên).

Kim Bảng là một trong số huyện được tỉnh Hà Nam đánh giá cao là huyện phát triển về công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn huyệ Kim Bảng có 04 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Biên Hoà, Thi Sơn,

Nhật Tân, Kim Bình. Hết năm 2010 có 51 doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra còn nhiều làng nghề, làng có nghề ở các xã thị trấn, các doanh nghiệp cum công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Huyện đã thực hiện có hiệu quả chương trình, đề án phát triển công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư lên giai đoạn 2005- 2010 đã có 37 nhà đầu tư tổ chức sản xuất kinh doanh tại các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; các nhà đầu tư cơ bản thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp đầu tư lớn, giá trị sản xuất cao như: Công ty trách nhiêm hữu hạn FECON, công ty may Hoà Bình....đồng thời ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn cũng được quan tam đầu tư, hầu hết các xã trên địa bàn đều có làng nghề , làng có nghề, duy trì và phát triển nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động.

Tỷ trọng ngành dịch vụ trong giá trị sản xuất tăng dần qua các năm, đến giai đoạn năm 2005 - 2010 bình quân các năm tăng 17,6%/năm. Xu thế này tương đối giống với xu thế phát triển ngành dịch vụ cả nước; gần đây mới đầu tư vì vậy giá trị sản xuất tuy có tăng nhưng chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngành dịch vụ của huyện chưa có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển( vốn, trang thiết bị, tổ chức kinh doanh, cơ chế chính sách, thị trường tiêu thụ...)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Kim Bảng chính là tạo công ăn việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sông kinh tế của nhân dân. Đây là một cuộc cách mạng sâu sắc , toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó đòi hỏi phải đầu tư trí tuệ, sức người, sức của, tính chủ động sáng tạo của toàn dân dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng, quản lý điều hành có sự quản lý của Nhà nước.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH là một quá trình lâu dài và khó khăn, phức tạp. Đây là quá trình đấu tranh giữa tư duy kinh tế , chính trị , xã hội mới với tư duy kinh tế, chính trị – xã hội mới với tư duy kinh tế chính trị – xã hội cũ để đổi mới phát triển đi lên. Các cấp uỷ Đảng chính quyền từ huyện đến cơ sở phải không ngừng phấn đấu rèn luyện nâng cao nhận thức trình độ và năng lực lãnh đạo ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng mới.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH ở Kim Bảng là con đường tất yếu để xoá đói giảm nghèo tiến lên làm giàu nhằm thực hiện mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH của huyện Kim Bảng chính là quá trình tổ chức và phân công lại lao động , là quá trình khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn. Là quá trình chuyển dịch nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu sang nền sản xuất công nghiệp, dịch vụ hiện đại là chủ yếu.

Đây cũng là quá trình nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào thực tiễn cuộc sống đang vận động hàng ngày, hàng giờ ở địa phương để từ đó có chủ trương, giải pháp kịp thời, có hiệu quả. Các cấp uỷ Đảng phải luôn chăm lo lựa chọn, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho mặt trận quan trọng này đảm bảo chất lượng ngang tầm nhiệm vụ thì mới đạt được mục tiêu CNH - HĐH trên quê hương Kim Bảng.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế đang chuyển dịch đúng quy luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng rất nhanh và gia tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, nhất là trong các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động

của các loại hình kinh tế tư nhân vẫn mang tính tự phát, quy mô còn nhỏ, vốn và lao động còn ít, doanh thu thấp so với mức bình quân chung của cả nước, hiệu quả kinh doanh chua cao.

Nguyên nhân: Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

Nguyên nhân khách quan: xuất phát điểm nền kinh tế còn thấp, nguồn

vốn đầu tư còn hạn chế, kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, thị trường chưa ổn định, thiên tai dịch bệnh vẫn xảy ra.

Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế –xã hội chưa đồng bộ; đặc biệt là quy hoạch phát triển ngành ,lĩnh vực chưa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chưa phát huy được đầy đủ thế mạnh của địa phương cho tăng trưởng và phát triển.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định, chất lượng nông phẩm còn thấp, công nghiệp chế biến chưa phát triển, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra một số chính sách về khuyến khích phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm được ban hành, thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành theo ngành dọc của huyện.

- Chưa tập trung nguồn vốn để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm chủ lực của huyện để tạo ra bước đột phá mũi nhọn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Một bộ phận cán bộ năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao chưa cao. Công tác cải cách hành chính còn chậm, một bộ phận còn gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân trong thực thi công vụ.

- Môi trường đầu tư thiếu hấp dẫn, chưa có chính sách ưu đãi thoả đáng đối với đầu tư trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện cho các ngành, các thành phần kinh tế phát triển.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng theo hướng CNH HĐH giai đoạn 20102015 (Trang 28)