Nhiệm vụ: Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng theo hướng CNH HĐH giai đoạn 20102015 (Trang 39)

thương mại, dịch vụ; đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia bằng nhiều hình thức liên kết, liên doanh, hợp tác,...Đầu tư và khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch trên địa bàn. Phấu đấu đến năm 2015 có 80 máy điện thoại/100 dân; giá trị ngành dịch vụ tăng bình quân 11%. Thu ngân sách hàng năm trên địa bàn vượt 5% so với kế hoạch tỉnh giao. Phấn đấu giá trị xuất khẩu địa phương đạt 55 tỷ đồng, doanh thu du lịch đạt 5,6 tỷ đồng (so với năm 2011).

- Giải pháp

+ Tiếp tục làm tôt công tác quảng bá, giải phóng mặt bằng, xúc tiến kêu gọi đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu du lịch sinh thái tâm linh Tam Chúc trở thành khu du lịch tổng hợp. Phối hợp với các Sở ngành chuyên môn

của tỉnh trong công tác xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương.

+ Huy động các nguồn vốn đầu tư để khai thác các tuyến, điểm du lịch. Tổ chức khai thác tuyến du lịch Tam Chúc, Chùa Bà Đanh, Đền Đức Thánh Cả…Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng để phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới bưu chính, viễn thông, dịch vụ Internet, e-mail, ADSL... nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

+ Thực hiện tốt quy định quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập. Khai thác tốt quỹ đất công ích; quản lý chặt chẽ các nguồn thu tại các xã, thị trấn; thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 04-CT/TW của Tỉnh uỷ, phấn đấu từng bước các xã chủ động cân đối ngân sách cấp mình.

+ Phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại, dịch vụ: giao thông, hạ tầng các bến xe, điểm đỗ… tăng số lượng xe vận tải hành khách, hàng hoá từ huyện đi các tỉnh. Xây dựng bãi đỗ xe chùa Bà Đanh (xã Ngọc Sơn), duy trì tuyến xe buýt Kim Bảng – Phủ Lý – Duy Tiên – Hưng Yên.

+ Tham mưu cho huyện uỷ, UBND huyện kiện toàn trung tâm văn hoá thể thao du lịch huyện để khai thác và phát huy tốt hơn các tiềm năng du lịch đã có của địa phương. Quản lý, khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu phát triển ổn định, lâu dài. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế với các biện pháp chống thất thu ngân sách trên các lĩnh vực. Quản lý, điều hành ngân sách hiệu quả, đúng luật. Thực hiện tốt Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

+ Tập trung cải tạo nâng cấp những chợ hiện có và đầu tư phát triển những chợ khu dân cư mới với tổng số tiền đầu tư dự kiến lên đến 17 tỷ đồng. Xây dựng một số chợ đầu mối theo hướng chuyên doanh.

- Hoàn thành xây dựng chợ Đặng Xá (xã Văn Xá)

- Nâng cấp cải tạo 02 chợ: chợ Đại (xã Nhật Tựu), chợ Quế (thị trấn Quế).

- Quản lý chợ Thi Sơn (xã Thi Sơn) đi vào hoạt động có nề nếp.

- Quy hoạch xây mới chợ ở các xã: Lê Hồ, Thụy Lôi, Kim Bình, Liên Sơn

2.3 Phát triển Văn hoá – xã hội

2.3.1 Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng theo hướng CNH HĐH giai đoạn 20102015 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w