3 Huyện uỷ Kim Bảng 2010 “Báo cáo của BCH Đảng bộ huyện khoá 2 trình Đại hội huyện lần thứ 24 ” Trang
2.2.3 Cơ cấu theo lao động
Cơ cấu theo lao động thay đổi dần theo sự thay đổi và chuyển biến của cơ cấu ngành kinh tế. Lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm dần; lao động trong các ngành công nghiệp – TTCN, thương mại, dịch vụ ngày càng tăng. Đố là sự phát triển tất yếu theo xu thế toàn cầu. Đối với Kim Bảng trong thời gian qua, quỹ đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do đất đai được sử dụng vào việc xây dựng các khu công nghiệp, khu tái định cư…Song song với việc đó nhiều nhà máy, xí nghiệp và các dịch vụ phát triển đã tao việc làm cho lao động nông thôn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV – Chương trình V của huyện uỷ về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015 bước đầu dã đạt được nhiều kết quả. Cụ thể:
- Lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp: Giải quyết được việc làm cho 510 lao động (Năm 2011). Huyện đã tạo điều kiện về cây, con giống, nguồn vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ; chuyển dịch vùng đất trũng sang sản xuất đa canh, mở rộng diện tích cây hoa màu, tăng tổng đàn gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản.
- Lao động trong ngành công nghiệp – TTCN: Giải quyết việc làm cho 1.155 lao động (Năm 2011). Huyện đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sắp xếp mở rộng dây chuyền sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm may mặc… thu hút lao động vào làm trong các nhà máy, các khu công nghiệp trong cụm, ngoài tỉnh. Khuyến khích, hỗ trợ về vốn cho các hộ phát triển mây giang đan, thêu, các làng nghề truyền thống.
- Lao động trong ngành thương mại, du lịch: Giải quyết việc làm cho 432 lao động (Năm 2011), tạo điều kiện khuyến khích các HTXNN tham gia hoạt động sản xuất, thu mua hàng nông sản; các dịch vụ thu gom phế liệu, dịch vụ hàng sáo, cửa hàng xăng dầu, hàng ăn…tạo thêm nguồn lao động có việc làm trên địa bàn huyện. Huyện cũng đầu tư đào tạo nâng cao trình độ cho lao động đi xuất khẩu ở các nước.