3 Huyện uỷ Kim Bảng 2010 “Báo cáo của BCH Đảng bộ huyện khoá 2 trình Đại hội huyện lần thứ 24 ” Trang
2.2.2. Thực trạng cơ cấu vùng (cụm), thành phần kinh tế.
Về cơ cấu vùng (cụm) kinh tế, huyện Kim Bảng được chia thành 6 cụm kinh tế. Thực trạng phát triển từng vùng trong những năm qua có thể khái quát như sau:
2.1. Cụm 1, cụm 2
Cụm1 gồm các xã Tượng Lĩnh, Nguyễn Uý, Lê Hồ. Cụm 2 gồmcác xã:Tân Sơn , Thuỵ Lôi, Ngọc Sơn- là vùng tập trung chủ yếu là trồng lúa, rau màu, phát triển một ngành sản xuất công nghiệp: cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm ,giầy da... tập trung các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động phổ thông, tạo công ăn việc làm cho nông dân, giải quyết thời gian nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân. Về dịch vụ : đáp ưng được đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra, bảo đảm tốt hơn các dịch vụ về đời sống và sinh hoạt trong vùng.
2.2. Cụm 3,4.
Bao gồm cụm 3: Xã Đồng Hoá, Nhật Tân, Nhật Tựu và cụm 4: xã Văn Xá, Kim Bình , Hoàng Tây- đây là vùng sản xuất tập trung cả về công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.
Hoạt động dịch vụ ở vùng này phát triển mạnh, đã có 2 chợ từ lâu đời trao đổi hàng hoá là chợ Sàng và chợ Đại (Nhật Tựu). Thu nhập của người dân tương đối ổn định. Đặc biệt là nhân dân xã Nhật Tân thu nhập rất cao từ hoạt động thương mại.
2.3. Cụm 5,6
Bao gồm cum 5: xã Thi Sơn, Thanh Sơn, Liên Sơn và cụm 6: Khả Phong , Ba Sao, thị trấn Quế. Ngoài trồng lúa là chủ đạo, các xã đang phát triển mạnh về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt là 2 xã Thi Sơn và Thanh Sơn có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuát kinh doanh như công ty may Hoà Bình, Cọc bê tông đúc sẵn FECON, tổng giá trị hàng năm lên đến
500 tỷ đồng. Ngoài ra, có doanh nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn như công ty xi măng Bút Sơn đã giải quyết cho nhiều lao động có thu nhập cao, ổn định.