6. Bố cục của luận văn
1.3.3. Cái tôi của chiều sâu tâm linh
Tâm linh thường gợi chúng ta nhớ đến niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo,
sự linh thiêng. Nhưng tâm linh là gì? Đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào về “tâm linh” đầy đủ và sáng rõ.
Tâm linh “là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả ấy đọng lại ở những hình ảnh, biểu tượng, ý niệm” [20,12]. Ngoài ra, tâm linh còn được hiểu như là đời sống tinh thần đầy bí ẩn của con người, đối lập với ý thức “kiểu lý tính thuần tuý”. Nó bao gồm cái phi lý tính, cái tiềm thức, vô thức, bản năng thiên phú “có thể nhấn mạnh phần trực cảm, linh giác, những khả năng bí ẩn (nhưng vẫn có ý thức của con người)”.
Thơ Việt Nam thời kì đổi mới đã “mở cánh cửa vào thế giới tâm linh” với những mức độ và biểu hiện khác nhau.
“Hiện nay do nhu cầu của ý thức cá nhân, do những biến động của đời sống xã hội, đối mặt với những cuộc mưu sinh đầy phức tạp, trước sự đổi thay các nấc thang giá trị về đạo lý, cương thường, con người có nhu cầu tìm về thế giới tâm linh. Đi vào thế giới tâm linh con người có cảm giác thư giãn, bằng an về tinh thần, tránh được “nhiễu tâm” do thế giới trần tục tác động đến…” [87, 310].
Sự trở về của con người đa dạng, phức tạp, con người nội tâm đã mở đường cho khả năng đi vào thế giới bên trong con người với những không gian, thời gian tâm tưởng tương đối đặc biệt, thể hiện cõi miền rất sâu , rất xa xôi, bí ẩn trong thế giới tinh thần con người. Phong cách tôn giáo hoá trong
thơ góp phần tạo dựng một không gian linh thiêng cao cả với tinh thần vươn tới cõi vĩnh hằng, chạm tới các giá trị vĩnh cửu để nghiền ngẫm về cõi đời, cõi người. Thơ Phùng Khắc Bắc là một không gian siêu thực với những Đức Bà, Chúa, cơn hồng thuỷ, Bụt, thánh Giê-su, đêm giáng sinh, quỷ sa tăng… Hoàng Cầm dựng lên một quê hương Kinh Bắc vừa mơ vừa thực với những đền bà Sấm, bến cô Mưa… Một không gian Kinh Bắc cổ kính đầy huyền thoại với cỏ Bồng Thi, chùa Phật Tích, mưa Ỷ Lan, bến Luy Lâu, núi Thiên Thai… mờ ảo không xác định. Hoàng Cầm dường như thăng hoa tới miền hư viễn của tâm linh rất nhiều đam si, rất nhiều trầm ẩn nên không hiếm khoảnh khắc thơ ông nhập vào phần vô thức.
Song cõi tâm linh trong thơ không phải hướng tới chốn tịch diệt mà là sự thấu suốt, trải nghiệm về những nỗi đau trần thế, là một khát khao về nỗi thánh thiện vô biên, một sự giải thoát làm nên cái cân bằng giữa đời sống phàm tục và một niềm tin thiêng liêng về những giá trị vĩnh hằng bất biến đầy thành kính như một niềm tin tôn giáo. Các nhà thơ đi sâu về thế giới tâm linh để giãi bày những nỗi niềm, những ước muốn thầm kín của con người về cái thường nhật, đời thường trong sự vĩnh hằng, bất diệt.
Chiều sâu tâm linh trong thơ Nguyễn Quang Thiều lại được thể hiện rất phong phú. Tâm linh trong thơ anh có khi gắn với một cảm hứng về nguồn, về với thiên nhiên, về với kí ức tuổi thơ, có khi hoá thân trong hành trình đi tìm cái Đẹp hoặc đi tìm một Đức tin đối lập với thế giới trần tục đầy dục vọng, mưu mô và tội lỗi.
Cũng giống như nhà thơ Baudelaire xưa, Nguyễn Quang Thiều nhìn thấy phố phường chật chội, nhốn nháo và lắng nghe những đổ vỡ sâu sắc trong đời sống tâm linh văn hoá trước mỗi bước đi của kỷ nguyên đô thị hoá, công nghiệp hoá. Cuộc sống hiện đại đã bóp méo giá trị tinh thần thuần khiết. Đó là một thế giới không bình yên “bị bệnh điên ánh sáng”, “ảo giác đê hèn”. Nguyễn Quang Thiều đã dự cảm về nguy cơ ngập ngụa, sa lầy, đánh mất giá
trị tinh thần thiêng liêng của con người trong thế giới hiện đại. Thế giới của những xa lông, ti vi, ca-ra-vat, khách sạn, điện thoại, … Những thành tựu văn minh vật chất trong mắt nhà thơ hiện lên như những thuốc độc “ăn rỗng từng vòm đức hạnh”. Trong thế giới ấy, không chỉ con người bị truy đuổi, bị đe doạ mà thiên nhiên, cây cỏ, chim chóc cũng bị săn đuổi. Con người và thiên nhiên phải nương tựa vào nhau để chạy trốn:
Họ chạy trong thành phố, những ngõ sâu hốc hác, những lề đường ê chề, những công viên mắc bệnh…
Thành phố không chốn an toàn cho họ giấu đủ một ngón tay.
Ngoài kia, những cánh đồng đắng cay vì bệnh tật kéo dài. Hoàng hôn xấu xí
Ngũ cốc đang ngập mình bởi cơn ho hoá chất sặc mùi.
Họ chạy chốn không nguyền rủa, không tuyên bố, không hoảng hốt, chỉ đau đớn, chỉ có chuẩn bị.
(Lời cầu nguyện)
Trong sự vây bủa của những “ảo giác đê hèn”, bỗng vang lên một giọng nói trong vòm cây, trong mây, trong gió, trong sao đêm, trong cánh chim và trong linh hồn hồ nước. Đó là giọng nói của lương tri vang lên trong tâm hồn của con người. Chỉ có giọng nói ấy mới cứu rỗi được con người, cứu rỗi được thế giới.
Bên cạnh một thế giới dung tục là một thế giới rất đỗi linh thiêng, bí ẩn và kì diệu:
Tôi bay qua những cánh đồng mùa xuân còn ái ngại Qua những ngôi sao đã mở mắt nhưng lưỡi thì chưa mọc Tôi gặp dơi của bình minh, sơn ca của bóng tối
Những ngôi mộ tổ tiên hắt sáng gọi tôi về Tôi khép đôi cánh xác xơ trước ngày cúng giỗ Ngắm những dòng sông sáp nến chảy chan hoà
Tổ tiên giơ lên trời xanh chứng minh thư bằng đá Cổ xưa hoang hoang trên mỗi cánh chuồn chuồn …
(Bài hát)
Bản thân nhan đề của nhiều bài thơ cho thấy màu sắc nghi lễ, điều thiêng liêng trong thơ Nguyễn Quang Thiều: “Tôi khóc những cánh đồng rau khúc”. “Gọi hồn”, “Sám hối”, “Lời cầu nguyện”, “Thánh ca tĩnh lặng”, “Lời trăn trối của tương lai”, “Lễ tạ”…
Từng việc làm, từng cử chỉ, từng số phận đều được nhà thơ huyền thoại hoá, nghi lễ hoá, sơn phết màu bàng bạc một điều thiêng liêng. Song điều thiêng liêng, nghi lễ, tâm linh trong thơ Nguyễn Quang Thiều không gắn với tôn giáo và không xa lạ với con người.
Theo anh, nghi lễ được sinh ra từ Đức tin, từ cái Đẹp. Chúng ta đi tìm điều thiêng liêng, hướng đến điều thiêng liêng thì xung quanh chúng ta ngập tràn điều thiêng. Và sự linh thiêng nằm trong đời sống bình dị nhất. Đó là vẻ đẹp của đời sống muôn màu: là một áng mây, một mùa lúa, một khúc nhạc… Đời sống được tráng một lớp men linh thiêng bằng cái nhìn chủ quan của nhà thơ. Sự thiêng liêng hoá đời sống đến tận cùng trở thành sự linh thiêng của đời sống.
Trong bài viết “Chúng ta từng đi qua Thiên đường với đôi mắt mù loà”, Nguyễn Quang Thiều đã nói đến quan niệm của mình về cái Đẹp, về Thiên đường. Với anh, Thiên đường không phải là cái gì cao siêu, huyền bí mà là một “đời sống tinh thần kì diệu” ở ngay thế gian này: “Là một chiều đi chân trần trên cánh đồng rực vàng của lúa chín với cõi lòng thanh sạch vô cùng…được đắm chìm trong hương lúa, trong gió từ những chân trời vô tận thổi về trong bầu trời trong vắt. Và lúc ấy, một giai điệu ngọt ngào từ đâu đó dâng lên mãi tràn ngập tâm hồn và thể xác tôi. Và tôi tin hơn bao giờ hết đấy là một hình ảnh đích thực của Thiên đường… Khi chúng ta nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và sự sống thì nghĩa là chúng ta nhận biết được Thiên
đường. Thiên đường không phải là nơi chốn chúng ta được đến đó sau khi chết. Nó hiển hiện mọi nơi mọi lúc trừ nơi u tối và lú lẫn của con người… Những gì tôi nói một cách đơn giản nhất trong những dòng chữ đơn giản này không mang tính tôn giáo hay thần học. Tất cả là sự chiêm ngưỡng của tôi, của chúng ta trong đời sống mà thôi” [122].
Những dòng chữ trên thể hiện một cách đầy đủ nhất quan niệm của nhà thơ về cái Đẹp, đời sống, về Thiên đường… Hiểu được điều này, chúng ta dễ bề đi vào khám phá bức rèm bí mật trong thơ Nguyễn Quang Thiều.
Tuy nhiên, đọc những câu thơ của Nguyễn Quang Thiều ta cứ bị ám ảnh bởi ngôn ngữ “văn bản lần thứ nhất” và một nghĩa ngoài văn bản. Dường như mạch cảm xúc này luôn thôi thúc người đọc một suy tưởng nào đó rất khó xác định, một cảm giác mơ hồ vừa tôn giáo, vừa không phải tôn giáo, một cái gì đó rất bí ẩn, khó giải nghĩa. Vì hình tượng thơ Nguyễn Quang Thiều có sự nhoà lẫn giữa cái thực và cái ảo, giữa cái phi lý và hợp lý, có cả cái mộng mị, mơ hồ, vô thức. Dưới đây là những câu thơ như vậy:
- Không có gì cho tôi khóc sớm nay ngoài cánh đồng rau khúc Sương dâng lên chõ xôi mùa cuối của bà tôi
Những con chuột đồng ướt át và run rẩy gọi tôi Về xứ sở những lùm dứa dại
- Bên kia, những lưỡi cày đang được đất dạy dỗ Bên kia, những nông dân quỳ sụp nghe đất đặt tên.
Bên kia, những hạt giống được tắm rửa và đặt vào võng cỏ
Bên kia, những đám mây già nhàn rỗi mắc bệnh ngủ ngật thường trôi qua cánh đồng
(Điều thiêng)
- Dưới những lá cờ, thổ dân của máu quỳ lạy và cầu nguyện
(Thánh ca tĩnh lặng) - Trên cánh đồng vải niệm xôn xao
Âm nhạc đến với người - Âm nhạc không bao giờ bị vấy bẩn.
(Nhịp điệu châu thổ mới) - Phía bên kia, những miền không phân biệt,
dựng lá cờ xương thịt
(Nhịp điệu châu thổ mới)
Thơ Nguyễn Quang Thiều xuất hiện đậm đặc những cụm từ “Bên kia”
và “Tôi phải tới những vụ gieo trồng bên kia”. “Bên kia” là một cách nói, một cách tư duy mới gợi sự mơ hồ, sự vô tận vừa ngần ngũi vừa bí ẩn. “Bên kia”
theo truyền thuyết của người Ấn Độ, trong cái nhộn nhịp của cuộc sống, con người thường nghe văng vẳng tiếng gọi: “Hãy chở ta sang bờ bên kia”.
Theo nhà thơ R.Tagore, đó là tiếng gọi của con người khi “cảm thấy rằng mình còn chưa đến đích”.
“Bờ bên kia” lại gợi cho người đọc những liên tưởng vô tận. Nó không phải là bờ bên kia của một dòng sông hiện hữu trong giới hạn của đất trời. Nó chính là “bờ ta” nhưng lại tồn tại trong cõi mông lung mà ta cần phải soi rọi, phải hướng đến trong tiếng gọi tha thiết từ cõi lòng mình. Cõi mông lung đó nói như nhà văn Bùi Hiển là “tâm hồn, tâm thức, tâm linh, là những điều gì diễn ra trong tầng sâu ý thức, trong bộ não, trái tim của con người trước khi thể hiện ra bên ngoài” [Theo 82].
Cõi mông lung ấy trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn là tiếng nói vang lên từ những giấc mơ, là tiếng nói trong đêm khuya hay lúc “đêm gần sáng” đầy bí ẩn:
Cỗ xe tang trôi mãi vào cơn mê
Những con rồng gỗ vảy vàng bay lên trong tiếng kèn, tiếng trống Con nhón gót, cỏ may biền biệt trắng
Có ai khẽ khàng bế mãi con lên
Con muốn đắp lên cơn ho của con tàn hương thơm và ấm Con nhìn thấy bà nội mặc áo tơ tằm ngồi giữa ngàn ngọn nến Bà rót một bình nước mưa trong để đợi con về”.
(Âm nhạc)
Những cơn mê trong tâm trí của cậu bé ốm o mê sảng ám ảnh về thế giới của tuổi thơ, của kí ức. Đó là kí ức về đám ma của bà nội, kỉ niệm về cố hương, về cha mẹ, người thân như một tiềm thức rất khó nắm bắt:
Tôi hát bài hát về cố hương
…Đâu đây có tiếng nói mê đàn ông bên mé tóc đàn bà Đâu đây thơm mùi sữa bà mẹ khe khẽ tràn vào đêm
Đâu đây những bầu vú con gái tuổi mười lăm như những mầm cây đang nhoi lên khỏi mặt đất
Và đâu đây tiếng ho người già khúc khắc
Như những trái cây chín mê ngủ tuột khỏi cành cây rơi xuống Góc vườn khuya cỏ thức trắng một mình
(Bài hát về Cố hương)
Cố hương ấy như cơn mộng mị vừa đi vừa khóc. Cố hương ấy tụ vào và tan ra. Cố hương ấy là sự ra đi và cũng là một cuộc trở về.
Ta đi qua Tháng Mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiều của mẹ Mây trời vun lên những đống rơm khô
Dấu chân ta xoá dấu chân chú bê vàng lạc mẹ và dấu chân chú bê vàng xoá dấu chân ta Khi bóng đêm vụt ra đứng chặn trước mặt ta,
Ta vội quay lại tìm dấu chân mình oà khóc
Ta tin có một mụ phù thuỷ biến ta thành một chú bê. (Tháng Mười)
Thỉnh thoảng vang lên một giọng nói ở đâu đó, có khi rất mơ hồ, rất xa xôi:
Có ai đó gọi tôi qua linh hồn của ô cửa sổ.
Có ai đó gọi tôi dọc linh hồn của những ngõ sâu Và ai nữa gọi tôi từ nấm mộ ngôi nhà…
(Con bống đen đẻ trứng)
Giọng nói ấy dường như vọng lên từ cõi sâu tâm linh con người, cũng có thể của chính chúng ta, có thể của Thượng đế hoặc của một quyền năng nào đó mang một thông điệp tâm linh đại diện cho sự sống. Và giọng nói ấy cũng có thể được xem như một biểu tượng ở cấp độ nhỏ trong thơ Nguyễn Quang Thiều.
Thế giới tâm linh, một thế giới bí ẩn nhưng lại luôn gần gũi với con người. Những con người trong thế giới ấy khác biệt với thế giới chúng ta đang sống trước hết họ đã rũ sạch mọi tham vọng tầm thường mà người sống thường có. Trong văn chương, thiếu cái tâm linh thì dường như nó không còn có chiều sâu nữa. Các tác phẩm của những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng thế giới hầu như đều khai thác chiều sâu tâm linh của con người. “Tội ác và trừng phạt” của Đôxtôiépxki là cái thiện - cái ác giằng xé, đấu tranh trong cùng một con người. Thơ R.Tagore tâm linh nổi lên như những lời kêu gọi con người trở về nguồn cội…Thơ R.Tagore thể hiện niềm tin vào Thượng đế, nhưng Thượng đế trong thơ ông không phải là đấng cao siêu huyền bí mà là cuộc sống lao động, là con người, luôn ở cạnh con người nghèo hèn, đau khổ:
Thượng đế ở xưa kia Nơi thợ cày nai lưng Cày đất cằn sỏi đá cứng
Thượng đế ở cạnh người làm đường Đang đập đá
Thượng đế với họ cùng vất vả Dãi nắng, dầm mưa
Văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới cũng đi vào thế giới tâm linh. Đời sống tâm linh của con người thể hiện ở nhiều tác phẩm: “Những người thợ xẻ”, “Thương nhớ đồng quê” (Nguyễn Huy Thiệp), “Bến trần gian” (Lưu Minh Sơn), “Đò thiêng” (Phạm Minh), “Ăn mày dĩ vãng” (Chu Lai), “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh)…
Thơ Việt Nam thời kỳ đổi mới đi vào thế giới tâm linh, miền vô thức để thể hiện cái tôi cá nhân. Thế giới tâm linh được coi như một thực thể thẩm mỹ và đối tượng phản ánh của thơ trữ tình. Đi vào miền tâm linh khó giải thích này, các nhà thơ muốn nói nhiều hơn về mình, những suy nghĩ trăn trở hay những điều không giải thích được nguồn cơn:
Tôi viết thư cho bạn
Một chiều đầy mây trôi về mơ hồ địa chỉ Xứ tâm linh cuối trời.
(Vân Long) Hay là linh cảm về một thế giới trong cõi lạ:
Ngõ cũ ai về thăm lối xưa Anh là cõi khác của đam mơ Nghe hồn thu lạc qua hư ảo
Ai khóc trên mình trong nắng mưa
(Tô Hà) Có khi là sự trở về nguồn đầy hư ảo:
Thôi người ở lại soi gương Tôi đi về phía con đường cỏ lau Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả hồi sau luân hồi
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Thế giới tâm linh cũng được Chế Lan Viên và Phùng Khắc Bắc nói đến trong các tập “Di cảo” của họ. Trong thơ họ ăm ắp những nỗi âu lo, những
suy ngẫm về cuộc đời, về lẽ phải, về cái hữu hạn và vô hạn. Câu hỏi về sự tồn