Liên kết ý chiếm vai trò chủ đạo trong thơ

Một phần của tài liệu Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000 (Trang 125)

6. Bố cục của luận văn

3.3.2. Liên kết ý chiếm vai trò chủ đạo trong thơ

Sự lựa chọn thể loại bao giờ cũng bộc lộ quan điểm thẩm mỹ, và tư duy nghệ thuật của mỗi thời kỳ, mỗi tác giả. Vì mỗi thể loại đều hàm chứa những sức mạnh biểu cảm riêng. Không phải ngẫu nhiên mà “hồn thơ rộng mở” như Thế Lữ thường lựa chọn thể thơ tám chữ, còn Nguyễn Bính lại ưa dùng thể thơ lục bát dân tộc. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà sau năm 1975 thơ văn xuôi lại xuất hiện nhiều trên thi đàn đến vậy.

Giai đoạn sau 1975, nhất là từ năm 1986 trở đi, thơ Việt Nam mang một diện mạo mới. Hiện thực cuộc sống bề bộn, phong phú, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp. Nhiều tìm tòi trong cách biểu hiện, hệ thống ngôn ngữ, thể loại có những đổi mới phù hợp với tâm thế sáng tạo mới, tư duy mới.

Thơ văn xuôi là loại thơ trữ tình có cấu trúc câu giống văn xuôi, câu nọ nối tiếp câu kia không xuống dòng gần như không vần, nhịp điệu không rõ, mạch câu luôn chảy không chịu ràng buộc theo niêm luật nào. So với các thể loại thơ cách luật và thơ tự do, thơ văn xuôi có thế mạnh diễn tả cùng một lúc nhiều cảm xúc trùng điệp, dồn nén nhiều hình ảnh, nhiều sự kiện, có sức bao quát rộng và ẩn chứa dung lượng nội dung lớn, giúp cho

nhà thơ chuyển tải được những tư tưởng phức tạp, những cung bậc gồ ghề, sắc cạnh của tình cảm.

Trên thế giới, thơ văn xuôi gắn liền với các tên tuổi nổi tiếng như Baudelaire, Valéry, Whitman, Tagore,… Bài thơ “Thuyền giấy” của Tagore là điển hình cho sự tao nhã của thơ văn xuôi:

Đêm về, tôi dúi mặt vào cánh tay và mơ thấy thuyền giấy của tôi trôi miên man dưới ánh sao khuya. Những nàng tiên thường về trong giấc ngủ, ngồi trên thuyền tôi, mang theo nhiều lẵng mộng đầy.

Ở Việt Nam, thơ văn xuôi là một thể loại ít được phổ cập trong tâm lý người sáng tác cũng như trong tâm lý người tiếp nhận. Mãi đến giai đoạn cuối của phong trào Thơ Mới, thơ văn xuôi mới có bước tiến đáng kể qua các sáng tác của Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Hàn Mặc Tử, Phạm Văn Hạnh,…

Trong thơ đương đại, thể loại thơ văn xuôi lại tiếp tục phát triển. Sự xuất hiện thơ văn xuôi là biểu hiện áp lực của văn xuôi nên thơ, xu hướng tiến gần đến cái đời thường. Các tác giả như: Nguyễn Quang Thiều, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Bình Phương,… thường sử dụng thơ văn xuôi và có những thành công nhất định.

Nguyễn Quang Thiều lựa chọn thể thơ văn xuôi như một tất yếu. Là người có ý thức khai phá lối đi riêng, Nguyễn Quang Thiều hợp với thơ tự do, thơ văn xuôi. Nguyễn Quang Thiều thể nghiệm khả năng lý sự, biện luận tăng phần trí tuệ, phần lý trí. Thơ anh vì thế chú ý đến sự kiện, hành động nhiều hơn là giãi bày cảm xúc.

Nguyễn Quang Thiều thường sử dụng nhiều câu thơ tự do âm hưởng văn xuôi, câu dài, trúc trắc không vần. Liên kết trong thơ văn xuôi Nguyễn Quang Thiều chủ yếu là liên kết ý.

Thơ văn xuôi đến với người đọc không đơn thuần chỉ là các tầng cảm xúc. Nhiều bài thơ buộc người đọc phải suy ngẫm, trăn trở, xem xét dưới nhiều góc độ mới có thể cảm nhận được những chiều sâu triết lý ẩn chứa

trong đó. Đây là một thế mạnh nhưng cũng là mặt hạn chế của thơ văn xuôi. Do tính nhiều bậc trong ngữ nghĩa nên chưa quen với tâm lý tiếp nhận của người đọc. Thơ Nguyễn Quang Thiều cũng không nằm ngoài quy luật này.

Đặc trưng nổi bật trong thơ văn xuôi Nguyễn Quang Thiều là trữ tình - tự sự. Thơ Nguyễn Quang Thiều liên kết bởi các sự kiện, chi tiết, hình ảnh, nhận vật. Nhân vật trữ tình có khi là con người (Nhân chứng của một cái chết, Nhịp điệu châu thổ mới…) có khi là loài vật, màu sắc (Chuyển động, Chuyển dịch màu đen…) có khi là sự kết hợp cả hai loại trên. Liên kết trong thơ văn xuôi Nguyễn Quang Thiều chủ yếu là liên kết ý. Nguyễn Quang Thiều tìm sự đổi mới ở phương diện tạo nghĩa chứ không phải ở phương diện tạo vần.

“Liên kết ý mới thực sự là “bộ xương”, là nòng cốt tạo nên bài thơ. Liên kết ý là liên kết về mặt ngữ nghĩa. Có thể liên kết logic hay liên kết chủ đề, nhưng các dòng thơ đều nằm trong cùng một hệ thống, cùng tham gia vào sự vận động cụ thể, tổng thể, vận động của một tư duy thống nhất, vận động tạo thành hệ thống liên kết nội dung của một văn bản nghệ thuật” [107, 339].

Qua khảo sát, chúng tôi thấy, Nguyễn quang Thiều dùng hai thể loại chính là thơ tự do và thơ văn xuôi. Thơ văn xuôi chiếm 6,7 % tổng số lượng sáng tác. Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, vì nhiều bài thơ tự do của anh cũng rất gần với thơ văn xuôi. Hơn nữa ngay cả những bài thơ tự do, không vần thì đều mang âm hưởng của văn xuôi và có những bài thơ dài kết hợp cả thơ tự do và văn xuôi. Thơ Nguyễn Quang Thiều là sự xâm nhập của “văn xuôi” vào thơ.

Nguyễn Quang Thiều có xu hướng viết những bài thơ dài được đánh số I, II, III,… XI thay cho tên bài thơ như bài “Mười một khúc cảm” hay bài

“Hồi tưởng” (gồm hồi tưởng tháng giêng, hồi tưởng tháng hai,… hồi tưởng tháng chạp) xen lẫn thơ tự do và thơ văn xuôi. Và “Nhịp điệu châu thổ mới”

gồm 7 chương kết cấu như một trường ca. Mỗi chương đều có một sự kiện, có diễn biến, có nhân vật, có kết thúc như một câu chuyện chứa đựng một tư

tưởng chủ đạo. Các hình ảnh, sự kiện, chi tiết được kết nối với nhau một cách lỏng lẻo tạo trở ngại cho người đọc nắm bắt ý tưởng. Thông thường với mỗi bài thơ lời đề từ “tặng X” hay “tặng Y” không quan trọng lắm. Đối với Nguyễn Quang Thiều, chi tiết văn bản này rất cần thiết cho người đọc. Lời đề từ “tưởng nhớ ngày bà nội mất” ở “Nhịp điệu châu thổ mới” là chiếc chìa khoá dẫn người đọc vào thế giới thơ qua thế giới của nhân vật Cậu Bé.

Từ gợi ý này, cấu trúc 7 chương gợi mở ra theo không gian, thời gian sự việc, nghi lễ của một đám tang. Từ lúc bắt đầu ngọn nến “linh ẩn” được thắp lên với những tiếng tù và, hương khói; những người đàn bà già làng mang đồng phục đội cầu với những âm thanh rền vang của tiếng trống, kèn, nhị,… đến khi nấm mộ mới được mọc lên… Cậu Bé - nhân vật trung tâm của bài thơ chứng kiến một hành trình rút gọn của một con người đi tiếp một thế giới khác. Không phải thế giới của sự chết, thế giới của buồn đau mà trong con mắt của Cậu Bé đó là nhịp sống mới, “nhịp điệu châu thổ mới”, nhịp sống vĩnh hằng của con người và đất đai xứ sở. Đây là ý tưởng chủ đạo của bài thơ dài và là quan điểm của nhà thơ về cuộc sống.

Nếu nói “mỗi bài thơ là một câu chuyện ngắn” thì rất đúng với trường hợp thơ Nguyễn Quang Thiều. Phong cách tự sự biểu hiện rất rõ ở thơ văn xuôi của anh. “Nhân chứng của một cái chết” gồm 19 khúc đậm đặc chất văn xuôi. Mở đầu là một biến cố: Thị xã ngập nước bởi một cơn mưa lớn tuôn đổ từ trời… và kết thúc là bình minh của một buổi sáng chủ nhật. Cả trường ca dài 19 khúc diễn tả quan niệm về sự huỷ diệt và tái sinh của thế giới.

Tuy nhiên đọc những bài thơ dài gồ ghề, trúc trắc với 15, 16 âm tiết tạo một cảm giác nặng nề cho người đọc và rất khó nắm bắt được ý tưởng của bài thơ. Đông La cho rằng: “Nguyễn Quang Thiều cũng là một thi sĩ thường không viết những điều hướng người đọc thích thú mà anh viết những điều buộc người ta phải suy nghĩ. Anh ít viết những gì êm đềm, bóng bẩy vui tươi mà viết những vấn đề gai góc, những bài toán lớn đặt ra trong cuộc sống. Thơ

anh không bộc bạch, thổ lộ hoặc thủ thỉ mà anh thường dựng lên những bức tranh, ở đó, anh dẫn người đọc vào một không gian kỳ lạ với rất nhiều luồng lách, ngõ ngách khác nhau. Chúng hoàn toàn xa lạ với những ai thoả mãn với những gì quen thuộc”.

Trong tập thơ “Bài ca những con chim đêm”, tác giả thể hiện ý tưởng phần lớn là qua 3 bài văn xuôi dài. Tập thơ gồm 3 bài thơ văn xuôi dài choán hết cả tập thơ. “Bài ca những con chim đêm” dài 150 câu, “Hồi tưởng” (12 khúc hồi tưởng), “Nhân chứng của một cái chết” (19 khúc). Đó là một bức tranh rộng lớn về cuộc đời chất chồng những số phận với những hạnh phúc, mất mát, hy vọng… Những ý tưởng, số phận, cuộc sống được phơi bày lần lượt trong các bài thơ dài, trúc trắc “đọc mãi vẫn chưa thấy trang cuối cùng của tập thơ”. Những bài thơ dài “dày đặc ý tưởng, dày đặc số phận”.

- Tôi đứng bên bờ sông như đứng bên bờ của thế gian. Những con thuyền trôi trước tôi như ở một thế giới khác. Tôi nhìn thấy những người đàn bà từ nước đi lên. Hai bàn tay họ giữ chặt hai bầu vú và biến vào bãi dâu. Và từ ngút ngàn dâu xanh những người đàn bà khốn khổ ra đi

(Khúc ba)

- Đứa em gái út của chúng tôi ốm đau, nặng nhọc thở trên giường. Nó gọi một cái tên xa lạ. Và cái tên vang trong đêm làm chúng tôi hoảng sợ, làm chúng tôi hy vọng.

Một đám mây khổng lồ, ấm như mẹ chúng tôi, bay thấp quệt vào nóc nhà. Em chúng tôi cựa mình đòi chơi ô ăn quan. Tất cả những ngôi nhà trong làng đã chạy trốn vào đêm. Những ngôi nhà mang theo những đàn ông, đàn bà cùng những con chó hay sủa của họ. Đêm tháng mười đi từ phía cánh đồng. Và biến mất trong những giấc ngủ người lớn tưởng không bao giờ tỉnh dậy. Chỉ còn lại ngọn đèn tháng mười câm lặng…

Trên đây là những câu thơ văn xuôi, không vần, không nhịp điệu. Nếu nhìn hình thức văn bản, chúng là một bài văn xuôi gồm những dấu câu chia tách về mặt ngữ pháp. Thêm vào đó, tác giả sử dụng hư từ, liên từ tạo cho câu thơ một sự thừ thãi, ngổn ngang. Phải chăng đây là một sự tạo lỗi ngữ pháp đầy chủ ý của nhà thơ? Lấy cái hình thức gồ ghề, trúc trắc của câu thơ để trình diễn cái xô bồ, cái góc cạnh của đời sống. Với những câu thơ như trên, có người cho rằng đó là “thơ dịch xổi”, “non kém về mặt nghệ thuật”…

Có một điều lạ ở Nguyễn Quang Thiều là, nếu các tập thơ của anh đậm chất văn xuôi thì trong truyện ngắn lại đậm chất thơ. Truyện ngắn “Mùa hoa cải bên sông” là một ví dụ. Khảo sát một đoạn văn trong tác phẩm này để thấy rõ điều ấy:

“Đêm xuống. Con thuyền neo lại giữa sông. Ngọn lửa bếp trên mui thuyền hằn một vầng sáng dịu dàng xuống mặt nước (…) Cho đến một buổi sáng Thao dậy sớm. Suốt cả bãi sông làng anh vàng rực hoa cải. Những bông hoa cải nhỏ nhắn, mềm mại, ấm áp và đung đưa trong gió. Thao bỗng thấy trái tim rung lên, đập hối hả. Anh chạy ùa xuống bến. Bỗng anh quỳ xuống bên luống cải. Trước mắt anh, trên phù sa rụng lấm tấm những cánh hoa mỏng và từ đó kéo dài xuống bến sông là những dấu chân mỏng và nhỏ nhắn” [117].

Bên cạnh những câu thơ văn xuôi dài, trúc trắc như “thơ dịch”, Nguyễn Quang Thiều cũng tạo dựng được những bài thơ văn xuôi trang nhã, giàu ý tưởng, giàu cảm xúc như (Chuyển động, Những ví dụ, Chuyển dịch màu đen):

- Thời gian cứ lặng lẽ chảy vào chiềc bình gốm cổ khổng lồ. Những người đàn bà goá bụa làng tôi như những con cào cào áo nâu khuất dần sau cỏ

- Những người đàn bà goá bụa làng tôi gồng gánh trên vai, trên những con đường mòn như cuộc sống dị tật ngàn đời vất vả.

Họ mộng du qua những cơn gió hồng hoang nổi lên lúc mặt trời lăn vòng cuối cùng vào bóng tối. Họ mộng du trong những cơn sốt đêm.

(Những ví dụ)

Cùng chủ đề viết về những người đàn bà goá bụa, ở tập thơ đầu tay

“Ngôi nhà mười bảy tuổi” (1990), Nguyễn Quang Thiều có bài “Dưới tán lá dịu dàng” bằng thể thơ tự do. So với bài thơ “Dưới tán lá dịu dàng” thì bài thơ văn xuôi “Những ví dụ”, số phận những người đàn bà goá bụa xúc động và ám ảnh hơn nhiều. Cách nói trúc trắc như kiểu văn xuôi có hiệu quả nghệ thuật đắc dụng hơn, gợi nên sự trắc trở đầy bi kịch của những số phận. Đó là hình ảnh của những người đàn bà vất vả lo toan, âm thầm chịu đựng như xoáy vào lòng người đọc.

Ảnh hưởng của văn xuôi đưa lại cho thơ những sinh khí mới, thơ trở lên linh hoạt hơn và biên độ mở rộng hơn. Mặc dù thơ văn xuôi không đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ về vần, luật nhưng không phải sự tự do tuỳ tiện. Để có những bài thơ văn xuôi mẫu mực đòi hỏi người nghệ sĩ phải là một cây bút tài năng. Thơ văn xuôi Việt Nam vẫn đang trong quá trình hình thành và vận động. Những tác phẩm thơ văn xuôi đã đem đến cho người đọc một “phép đọc” mới. Vì vậy, người đọc thơ cũng phải thay đổi thị hiếu, quan niệm về thơ, cởi mở hơn để đi vào thế giới thơ hôm nay.

Nếu coi sáng tạo là một nhu cầu thiết thực thì Nguyễn Quang Thiều đã có những thể nghiệm đáng được ghi nhận. Anh có những đóng góp quý cho thơ Việt Nam đương đại.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương này, chúng tôi đi vào khảo sát ngôn ngữ thơ, thống kê các thể loại thơ Nguyễn Quang Thiều ưa dùng để tìm ra đặc trưng cơ bản trong tư duy thơ. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều biểu hiện sự xâm lấn của văn xuôi vào thơ. Ngôn ngữ thơ tiến gần đến đời sống, gần với tiếng nói hàng ngày. Thơ có độ tươi mới của đời sống, song nặng về biểu ý nên thiếu cảm xúc, nghèo nhạc điệu. Tính triết lí, suy tưởng cũng gia tăng. Cấu trúc các câu thơ ngày càng dài và trúc trắc hơn, tăng dần ý nghĩa biểu tượng và tiến dần đến ngôn ngữ thơ bí ẩn, có biểu hiện siêu thực.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật. Tư duy thơ chứa đựng nhiều vấn đề về lý luận. Tìm hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sự vận động của hình tượng thơ, sự vận động của cái tôi trữ tình, hệ thống biểu tượng, yếu tố ngôn ngữ và cấu trúc thể loại… và tất cả đều thống nhất trong quan điểm sáng tạo, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.

2. Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều nằm trong nguồn mạch tư duy thơ thời kì đổi mới văn học. Đó là một cái tôi khao khát đổi mới, nỗ lực xác lập một giọng điệu riêng. Qua sự vận động thơ Nguyễn Quang Thiều phần nào chúng ta thấy được sự vận động của thơ Việt Nam đương đại nói chung.

Từ “Ngôi nhà mười bảy tuổi” đến “Sự mất ngủ của lửa”, “Những người đàn bà gánh nước sông”“Bài ca những con chim đêm”, Nguyễn Quang Thiều đã định hình một phong cách sáng tác: quan niệm mới về nghệ thuật, ưa cách nói lạ, chói gắt, đối lập và những liên tưởng thiên về nghịch lý, nghịch dị…

Cái tôi trữ tình cũng vận động từ cái tôi cảm xúc sang cái tôi triết lí. Tư duy lôgic lấn át tư duy hình tượng, yếu tố lí trí lấn át tình cảm. Cái tôi triết lí trong thơ Nguyễn Quang Thiều không giống chất triết lý mộc mạc, giản dị của Nguyễn Duy mà là suy tưởng tinh tế của lối tư duy phương Tây, “nhịp ngữ điệu Mỹ la tinh”. Đó là cái tôi phức cảm và chiều sâu tâm thức hiện đại. Cái tôi trăn trở về sự suy kiệt của cõi thế, sự tái sinh của nhân loại, cái tôi dự cảm

Một phần của tài liệu Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000 (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)