“Cái cây” biểu trưng cho sự sống, sự kì vĩ

Một phần của tài liệu Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000 (Trang 90)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2.2.“Cái cây” biểu trưng cho sự sống, sự kì vĩ

“Cái cây” trong thơ Nguyễn Quang Thiều là một biểu tượng mang sức gợi mở mặc dù không xuất hiện nhiều, không ám ảnh như các biểu tượng cỏ - trăng, cánh đồng - dòng sông, bóng tối - lửa… Nguyễn Quang Thiều không nói cụ thể về một loài cây cối nào mà thường gọi bằng danh từ chung “cái cây rung lên”, “cái cây xào xạc”. Cùng với sự xuất hiện của đời sống con người, muông thú, đồ vật, cây cối đều có mặt trong thơ Nguyễn Quang Thiều.

Cây cối thuộc về thế giới thiên nhiên. Trong tư duy người phương Đông luôn mong ước sống giao hoà với thiên nhiên, cây cối, vạn vật. Người Nhật từ xa xưa đã thần thánh hoá các yếu tố thiên nhiên như: mặt trời, ngọn

núi, cây cối và trực tiếp thờ phụng những yếu tố đó. Do đó, người Nhật xem đỉnh núi Phú Sĩ như một ngọn núi cao nhất, đẹp nhất và là ngọn núi thiêng nhất. Trong văn hoá dân gian Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, cây cối mang yếu tố thiêng liêng, vật để thờ cúng. Văn hoá dân gian Việt Nam có tục thờ cúng cây lanh, cây nêu, cây si… và có nhiều sự tích về cây cối. Trong văn học viết, hình tượng cây sồi, cây bạch dương…(phương Tây) và Tùng, Trúc, Mai…(văn học phương Đông) trở thành những biểu tượng đầy ý nghĩa.

Cây “là biểu tượng của sự sống trong tiến hoá liên tục, trong sự vươn lên về phía trời, cây gợi nhớ toàn bộ hàm nghĩa biểu trưng của chiều thẳng đứng: … sự chết, sự tái sinh; đặc biệt lá cây gợi ý niệm về sự tuần hoàn: cây cối hàng năm trút lá rồi lại mọc lá mới. Cây cũng làm giao tiếp ba cấp bậc của vũ trụ: dưới đất, nơi rễ của nó cắm sâu và giấu mình; mặt đất, nơi thân cây với những cành đầu tiên mọc ra và không gian trên cao, nơi những cành bên trên và ngọn cây hút ánh sáng mặt trời. Những loài bò sát uốn mình dưới gốc rễ của nó; chim muông bay nhảy trong toàn bộ cành của nó; nó liên lạc thế giới âm ty với thế gian…”

... “Cây vũ trụ thường được hình dung dưới dạng một thực thể đặc biệt kỳ vĩ. Trong tín ngưỡng của các dân tộc, ta thấy hiện lên thế cây sồi của người Celtes, cây gia của người Đức cổ, cây tần bì của người Scandinavie, cây oliu của phương Đông Hồi giáo, cây tùng rụng lá và bạch dương ở Xibia, tất cả các loài cây có kích thước và tuổi thọ xuất chúng…” [10, 141, 142].

Cây trong thơ Nguyễn Quang Thiều luôn xuất hiện cùng con người. Cây soi sáng, cây dẫn lối, cây làm chứng, cây chở che, cây mang những giấc mơ:

Và bắt đầu đứng dậy, rừng cây ven hồ nước Đứng dậy và mọc cao hơn, những hàng cây …Những cái cây mọc, tiếng nghiến trục bánh xe

Những tán lá gắng vươn lên khỏi hơi nóng và tiếng giày đi đều trong thị trấn

Như chỉ còn đêm nay và những cái cây phải lựa chọn Như chỉ còn một lối đi và những cái cây mọc rồ dại Làm tất cả đồng hồ trong thị trấn nổ tung

(Bài ca những con chim đêm) Cái cây còn có ý nghĩa phục sinh:

Một người đàn ông yếu hèn trong đời lần đầu tỉnh giấc giữa khuya Mở cửa sổ nhìn phía trời xa, một ngôi sao sáng Chợt nhận ra cái cây còi cọc trên ban công

lần đầu trổ hoa lóng lánh Và hương thơm toả rì rầm một khúc nguyện cầu An ủi những giấc mơ đầy thở than và đầy mộng mị Và cứu vớt những đời sống hận thù, bạc nhược, vô sinh

(Bài ca những con chim đêm)

Có lúc cái cây trong thơ Nguyễn Quang Thiều là nơi ghi dấu của những kí ức tuổi thơ: Tuổi thơ của một chú bé ốm o với những cây thị vàng cổ tích và những giấc mơ:

Giữa tháng tám cây thị vàng rũ rượi

Như người ốm nhiều năm không tìm ra bệnh

Những vỏ thị dán hoa dọc bức tường sắp đổ Mấy mươi năm mê sảng vẫn bay về

Trong đau ốm lại bước thêm chú bé

Đứng nhìn cây thị vàng rũ rượi trong đêm

(Hồi tưởng tháng tám)

Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, cái cây được dành một vị trí đặc biệt. Cái ác có thể mượn lốt nước, lốt mây, lốt hoa và cả lốt người nhưng không

bao giờ mượn được lốt cây. Cái cây trong thơ Nguyễn Quang Thiều là ánh sáng của tình thương, là cái thiện, cái đẹp cái kì vĩ:

Những cái cây trầm tĩnh đứng bên nhau. Vòm lá ướt lung linh, đẹp và tự tin hơn tất cả. Tôi thấy nước đang chảy trong những vòm lá

Những cái cây như được các thiên thần mang từ trời về trồng dọc con đường … Những cái cây mang cơn mơ mọc xum xuê, cơn mơ trút lá và tư duy trong vòng sáng tĩnh lặng.

(Khúc bốn)

Trong “Nhân chứng của một cái chết”, tác giả dựng lên một cảnh tượng đổ nát, nước cuốn trôi mọi thứ trên công viên, khu thị xã nhưng những cái cây vẫn cứ vươn lên, toả hương vẫn mang một vẻ đẹp lung linh để duy trì sự sống. Cái cây không chỉ đẹp, kì vĩ mà còn là cây thiêng. Bởi đó dường như là cây thuộc về trời, được các thiên thần mang từ trời về trồng.

Biểu tượng cái cây xuất hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều đậm đặc là những bài thơ được sáng tác sau năm 2000 và chuẩn bị ra mắt bạn đọc vào cuối năm nay (năm 2008). Tập thơ mang tựa đề “Cái cây ánh sáng”.

Nguyễn Quang Thiều viết bài thơ về cây liễu mang một sự kì vĩ lạ thường:

Những chiếc rễ xuyên thủng bóng tối vào tận giấc mơ Vòm lá dâng mãi lên một hành tinh khác

Hỡi cây liễu, người mọc trên thế gian một nghìn năm hay một triệu năm Hay đấy chỉ là một cái bóng trong trí tưởng tượng đầy sợ hãi

của chúng ta? Tôi nhìn thấy những đứa trẻ chạy chơi rồi biến mất vào thân cây Những bầy chim bị vòm lá nuốt chửng không bao giờ ra được Một đêm tối tôi rén rén tìm đến để chạm tay

vào thân cây tầng tầng rêu phủ. Và kêu lên kinh hãi: Cây liễu có thật

Khi bóng tối đổ xuống tất cả bị xoá hết Chỉ tiếng vòm lá rền rĩ và tiếng tôi thở

Tôi nhận ra cả tôi và cây liễu đều có thật trên thế gian

Nhưng sự kì vĩ của người, hỡi cây liễu, dù người không tồn tại một cái cây Nhưng sự kì vĩ của thời gian của người trùm phủ lên chúng ta

mãi mãi.

(Cây liễu đại thụ)

Hình ảnh cây liễu trong văn học thường gắn với cái đẹp, với người phụ nữ “Liễu yếu đào tơ” trong văn học truyền thống và “Lá liễu dài như một nét mi” (Xuân Diệu) hay liễu đìu hiu tang tóc trong mùa thu “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang” (Xuân Diệu).

Cây liễu trong biểu tượng văn hoá thế giới còn mang ý nghĩa bất tử. Lão Tử thích ngồi dưới bóng một cây liễu để thiền định. Cây liễu đôi khi được dùng làm vật liệu cho đức Bồ Tát. Với người thổ dân vùng thảo nguyên Bắc Mỹ, cây liễu là một cây thiêng liêng, biểu tượng của sự đổi mới chu kì.

Còn trong thơ Nguyễn Quang Thiều, liễu là một “sự kì vĩ”, con người phải cúi đầu trước sự kì vĩ đó. Ngoài ra, cây liễu còn mang những yếu tố thiêng liêng, bí ẩn “vòm lá dâng lên một hành tinh khác”, “những đứa trẻ chạy chơi biến vào thân cây” và “bầy chim bị vòm lá nuốt chửng không bao giờ ra được”. Nhận xét về biểu tượng “cái cây” trong thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn cho rằng: “…Cây trong thơ Thiều như kho báu cất giữ những kí ức, những thói quen, những tầng văn hoá cổ xưa để cưu mang, bảo tồn nhân tính và cái đẹp”.

Bài thơ “Những cái cây ở Dedham” được Nguyễn Quang Thiều viết tại Karachi tháng 10 năm 2002. Cái cây được coi như là những sinh thể sống, tồn tại và chuyển động trong đời sống của con người:

Một cái cây nói Một cái cây còn ngủ

Một cái cây ngồi chống cằm Một cái cây đang chạy Một cái cây nhảy múa

Và trung tâm thành phố, một cái cây Công dân của ngoại ô Dedham Đang đi dọc vỉa hè

Một cái cây đứng cạnh ghế đá

Trên bờ biển Berley Rền vang sóng

Một cái cây đối thoại với biển cả Một cái cây cúi đầu trong gió cát Một cái cây đi lên đỉnh đồi

Những công dân của Dedham Trong hoàng hôn kỳ vĩ…

(Những cái cây ở Dedham)

Nhà thơ Lê Đạt trong một lần trả lời phỏng vấn khi nói về tiêu chí thơ hay, ông nói: “Khi tôi đọc phải thấy khác. Tôi thích cái ý: Người viết văn là người chở đò, chở người đọc sang một cảnh giới khác. Mục đích của nhà văn là làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, phong phú hơn, đừng nhạt nhẽo, đừng trì trệ”.

Khi đọc bài thơ “Những cái cây ở Dedham”, tôi có liên tưởng đến lời nói của nhà thơ Lê Đạt. Thế giới thơ Nguyễn Quang Thiều đưa người đọc đến

một sự cảm nhận rất khác - “một cảnh giới khác”. Bởi lẽ, những cái cây mọc hay được trồng trong thành phố từ ngàn năm nay vẫn vậy. Cây trút lá vào mùa Đông và lại nảy lộc đâm trồi vào mùa Xuân. Điều đó không lạ với chúng ta. Trong con mắt Nguyễn Quang Thiều, mỗi cái cây đều mang trong mình một sự sống, đều là một công dân của thành phố, một đất nước.

Cây có mặt trong nhiều bài thơ của Nguyễn Quang Thiều, đặc biệt là những bài thơ được viết từ năm 2000. “Cái cây” làm sáng rõ tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều về cuộc sống, vạn vật. Không phải ngẫu nhiên mà có lần Nguyễn Quang Thiều ví mình như cái cây:

- Tóc tôi thẫm một vòm trong đêm. Mắt tôi mở hoa. Miệng tôi xào xạc. Và tim tôi đậu từng chùm quả.

(Khúc bốn)

- Ở đó, trong một đêm âm u, hoang vắng, tôi đứng như một thân cây sẫm tối. Tinh thần tôi bay lên để nhìn ngôi sao cho rõ hơn

(Khúc mười bốn)

Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn cho rằng: “thân cây sẫm tối” chính là cái thân cây mang ánh sáng của thi ca. Biểu tượng “cái cây” trong thơ Nguyễn Quang Thiều vốn là hình ảnh gần gũi, vừa có trong văn hoá dân gian, văn hoá thế giới. Với lối tư duy “phát hiện vẻ đẹp trong những gì bình dị nhất”, Nguyễn Quang Thiều đã phủ lên những bài thơ của mình một cái nhìn mới về cuộc sống. Vì thế, những bài thơ của Nguyễn Quang Thiều luôn tạo ra một ấn tượng mạnh về phía người đọc.

Biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều rất phong phú, góp phần tái hiện một hiện thực sống động, mã hoá tư tưởng cảm xúc của nhà thơ về cuộc sống và làm lên một phong cách thơ.

Những biểu tượng xuất hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều đã tái hiện một hiện thực khách quan sống động. Thế giới ấy có thiên nhiên: cỏ - trăng, cây cối, chim muông, trời, biển, cánh đồng, dòng sông,… có hoàng hôn, ban

mai. Thế giới ấy còn có ngôi nhà, bậu cửa, những người đàn ông và những người đàn bà, những đứa trẻ, có tiếng khóc, tiếng cười, tiếng hát và cả lời cầu nguyện, có giấc ngủ và có cơn mơ, có sự sống và có cái chết, có những kí ức về cố hương, về ông nội, bà nội, mẹ, cha và các con… Đó còn là một thế giới chìm ngập bóng tối và tràn trề ánh sáng.

Biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều cũng bắt nguồn từ văn hoá dân gian như cỏ, trăng, cánh đồng, dòng sông, cái cây nhưng được nhìn bằng một lối tư duy mới, cảm xúc mới và được phủ lên một màu sắc linh thiêng hoá mang đậm vẻ hiện đại.

Thế giới trong thơ Nguyễn Quang Thiều vừa gần gũi, giản dị với thiên nhiên, loài vật mang bản sắc văn hoá dân gian nhưng lại đầy sự phá cách.

Nếu biểu tượng trong thơ Nguyên Duy là cỏ, trăng, dòng sông, cây tre, ổ rơm, xó bếp đậm chất dân gian truyền thống với cái tôi xúc cảm dào dạt thì biểu tượng thơ Nguyễn Quang Thiều lại đậm chất triết lý từ góc nhìn của người phương Tây, có nét hoang dã gần với người Mỹ La-tinh.

Những biểu tượng bắt nguồn từ văn hoá dân gian trong tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều không còn là mộc mạc, giản dị nữa mà cho người đọc một cảm giác “gai gợi” như bị phù phép.

Xây dựng hình ảnh, biểu tượng như một thủ pháp nghệ thuật trong thơ trữ tình sau năm 1975 không còn là mới lạ, nhưng để sáng tạo được những hình ảnh, biểu tượng độc đáo thì không phải nhà thơ nào cũng làm được.

Nếu Dư Thị Hoàn có biểu tượng lối nhỏ - con đường đến hạnh phúc, Hoàng Hữu có hai nửa vầng trăng - tình yêu cô đơn, Xuân Quỳnh có trái tim - sự sống và tình yêu, Hoàng Cầm có lá diêu bông - bí ẩn về hạnh phúc thì Nguyễn Quang Thiều có bóng tối và ánh sáng - biểu trưng cho sự bí ẩn, sự hỗn mang; sự sống và khát vọng.

Tiểu kết chƣơng 2

Biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều cũng bắt nguồn từ văn hoá dân gian, có chứa đựng yếu tố folklore, nhưng không phải là cái mộc mạc “chân quê” đầy xúc cảm của Nguyễn Bính và cũng không giống chất dân gian truyền thống trong thơ Nguyễn Duy. Nguyễn Quang Thiều tạo ra những biểu tượng gây ấn tượng mạnh đến trực giác của người đọc, tạo “sự va đập chói loà”. Đó là những biểu tượng cặp đôi tôn vinh cho nhau, hỗ trợ cho nhau như cỏ - trăng, cánh đồng - dòng sông và cặp đối nghịch, đối chọi như bóng tối - lửa. Nguyễn Quang Thiều xây dựng biểu tượng trên cơ sở những ẩn ngữ, các huyền tích văn hoá được tiếp nhận từ nhiều nền văn minh khác nhau mang đậm chất suy tưởng. Thơ Nguyễn Quang Thiều tiêu biểu cho lối thơ “duy lý” khác với thơ “duy tình” truyền thống. Biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều thường bị trìu tượng hoá, có nét nhoè và mở ra nhiều hướng tiếp cận tuỳ theo sự liên tưởng đồng cảm của từng độc giả.

Chƣơng 3

NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU

Một phần của tài liệu Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000 (Trang 90)