6. Bố cục của luận văn
3.1.2. Tính tự do
Lịch sử thơ ca Việt Nam trải qua nhiều chặng đường cam go nhưng nhìn chung là phát triển theo quy luật bứt phá, tìm tòi trên con đường đổi mới để tiến kịp nhân loại. Dường như giai đoạn văn học nào cũng có những cá nhân phá cách, tạo sự “lệch chuẩn” để làm mới thi ca.
Thơ trung đại là Hồ Xuân Hương với phá cách trong thơ Đường luật quy phạm, Nguyễn Du làm tươi mới truyện thơ Nôm truyền thống. Thơ Mới phá vỡ tính khuôn mẫu của thơ luật, tiếp thu thơ phương Tây để hoàn thiện một số thể thơ như 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, lục bát,… là Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu,…
Đặc điểm dễ nhận thấy thơ Việt Nam thời kỳ đổi mới là khuynh hướng tự do hoá hình thức với những thể nghiệm mới về cách tổ chức câu thơ, bài thơ. Thơ tự do, thơ văn xuôi phát triển mạnh. Thơ tự do chiếm ưu thế trên thi đàn. Khảo sát các tập thơ đạt giải thưởng của Hội Nhà văn trong hơn một thập kỷ hầu hết số lượng thơ tự do chiếm ưu thế:
Một chấm xanh (Phùng Khắc Bắc)
Khúc hát người xa xứ (Trương Nam Hương) Sự mất ngủ của lửa (Nguyễn Quang Thiều) Thư mùa đông (Nguyễn Hữu Thỉnh)
Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (Nguyễn Khoa Điềm) Tặng riêng một người (Lê Thị Mây)
Nhìn một cách tổng quan qua sáng tác của Nguyễn Quang Thiều, chúng tôi nhận thấy thơ tự do được Nguyễn Quang Thiều sử dụng nhiều, chiếm 89,5%.
Qua bốn tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” (1993), “Những người đàn bà gánh nước sông” (1995), “Nhịp điệu châu thổ mới” (1997), "Bài ca những con chim đêm” (1999), Nguyễn Quang Thiều sử dụng hai thể loại chủ yếu là thơ tự do và thơ văn xuôi. Nhiều bài thơ dài mang dáng vóc của trường ca diễn tả mọi mặt cuộc sống hiện đại. Thơ Nguyễn Quang Thiều mang phong cách tự sự - kể chuyện. Nhiều bài thơ như một mẩu chuyện nhỏ với sự xuất hiện đậm đặc các chi tiết, hình ảnh mang tính biểu trưng.
Thơ tự do ít bị ràng buộc về mặt vần điệu, về sự hạn định câu từ và phản ánh được mọi góc cạnh của đời sống. “Câu thơ được mở rộng hơn để tiếp nhận một dung lượng cuộc sống thực tế hơn. Chất suy luận cũng nhiều hơn để phân tích, soi sáng những hiện tượng, những tình cảm của cuộc đời phức tạp. Vốn từ ngữ của cuộc sống hàng ngày, vốn danh từ của các ngành khoa học cũng có thể đi vào thơ… Tất cả những điều ấy buộc nhà thơ phải tháo gỡ cấu trúc thơ cách luật sẵn có, tìm ra những hình thức thơ mới thích hợp hơn, tự do hơn” [48,1692].
Thơ Nguyễn Quang Thiều thường dồn nén nhiều sự kiện, căng thẳng về suy nghĩ nên hợp với thơ tự do, không vần. Vì vậy, thơ Nguyễn Quang Thiều không có chất men say đắm, mộng mơ, chất êm dịu, du dương của vần điệu, nhịp điệu nhưng lại mang một vẻ đẹp mới mẻ, khoẻ khoắn và xông xáo.
Nguyễn Quang Thiều hay sử dụng những câu thơ dài, khoảng 10, 11, 12, 13, âm tiết, nhịp điệu của mạch thơ bị dãn ra, tiết tấu không rõ rệt, nhạc điệu bị hoà tan trong nhịp điệu của câu văn xuôi. Việc tăng các âm tiết làm giảm hiệu quả của vần.
Nguyễn Quang Thiều tìm sự đổi mới ở phương diện tạo nghĩa chứ không phải ở phương diện vần. Anh sử dụng các thủ pháp “lắp ghép” các sự
vật ở xa nhau, các liên tưởng chói gắt có khi “nghịch dị” để tạo sự bất ngờ, đột phá cho thơ.
Bài thơ “Trên đại lộ” trong tập "Sự mất ngủ của lửa” có những liên tưởng rất độc đáo:
- Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ Người họ bọc kín những lớp vải nâu và đen
Chỉ đôi tay, đôi chân và đôi mắt lộ ra Nhưng tất cả cũng một màu như thế
Những chiếc dậm đan bằng tre trên vai họ như vầng trăng khuyết vớt từ bùn lên Những cái giỏ bên hông như những cái đầu trọc lắc lư
theo nhịp bước Bóng họ đổ xuống đường thành những vũng đen
(Trên đại lộ)
Cả bài thơ chỉ có một dấu câu (khi kết thúc bài thơ). Dung lượng câu thơ được mở rộng tối đa. Song hầu như tác giả không chú ý tạo vần, nhịp cho bài thơ. Ở đây, không còn sự phối hợp của bằng, trắc, vần điệu, không còn niêm, luật và cũng không còn cả cách cảm, cách nghĩ quen thuộc trong thi ca truyền thống, nhưng tính dân tộc vẫn thấp thoáng qua những hình ảnh “quen” mà “lạ” như: những người đàn bà vác dậm trên đường, ngọn đèn dầu trong ngõ nhỏ… Nếu thơ truyền thống hai yếu tố vần, nhịp là xương sống tạo nên tính nhạc và tính ổn định của câu thơ thì trong thơ Nguyễn Quang Thiều điều này ta rất ít gặp. GS. Đỗ Đức Hiểu cho rằng: … “Đặc trưng của thơ là sự trùng điệp (câu thơ luôn luôn quay trở lại); sự trùng điệp của âm vần (thơ lục bát có âm trùng ở vần thơ), trùng điệp ở nhịp (…), trùng điệp ở ý thơ (…) trùng điệp của câu thơ hoặc một bộ phận câu. Trùng điệp có tác dụng tạo những nhịp điệu tương ứng trong suốt bài thơ, tạo những tiếng âm vang,
những tiếng rung trong thơ. Bởi vậy, thơ được một học giả gọi là một “kiến trúc đầy âm vang”.
Thơ Nguyễn Quang Thiều không có sự du dương thường gặp ở thơ cách luật, nhưng sự liên kết trong thơ anh là ý tưởng, sự kiện, hình ảnh, chi tiết, biểu tượng. Anh thường so sánh, liên tưởng đối lập tạo sự bất ngờ ngay trong một khổ thơ. Bài thơ “Trên đại lộ”, Nguyễn Quang Thiều tạo một sự đối lập:
- Những người đàn bà vác dậm → đội quân thất trận.
- Những người đàn bà → những tấm huân chương (những chiến công thầm lặng).
Và sự liên tưởng “những chiếc dậm đan bằng tre” như “những vầng trăng khuyết” còn “những chiếc giỏ” như “cái đầu trọc lắc lư theo nhịp” tạo cách nhìn lạ cho sự vật. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã nhận xét rất độc đáo về bài thơ này: “Tôi đã từng đọc thơ của nhiều tác giả ví người lính như những người nông dân chứ chưa thấy ai nói người nông dân lẫm liệt như những người lính; Nguyễn Quang Thiều là người đầu tiên chăng?... Phải chú ý đến chi tiết “cán dậm chúi xuống mặt đường”, “những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm” mới thấy Nguyễn Quang Thiều gắn bó thiết tha thế nào ngay từ thủa nhỏ đối với những người nông dân ven sông quê anh. Cũng tựa thể như hỏi một người ở thành phố rằng, khi một con trâu đang nằm, khi đứng dậy, nó đứng bằng chân trước hay chân sau, hẳn là không thể không có một thoáng lúng túng. Trong lòng cái dậm đánh cá có tấm vải nào không, trả lời câu hỏi đó khó hơn nhiều so với trả lời một câu hỏi nào đó về đôi trai gái”…
Trần Đăng Khoa cảm nhận về bài thơ: “ … Đó là cái nhìn ngồ ngộ có chất dân tộc học của một nhà khảo cổ học phương Tây, có gì đó rất ngỡ ngàng như lần đầu tiên được nhìn thấy người đánh dậm…Đọc thơ anh cũng có cái thú là luôn được chiêm ngưỡng gương mặt của chính mình bằng con mắt của một người ngoại quốc…” [59, 172].
Trong cuốn “Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại”, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành viết: “… Thơ Việt Nam hiện đại đang tìm cách vượt qua liên kết vần để đạt đến liên kết ý, sự xuất hiện của thơ tự do, thơ không có vần, thơ văn xuôi; sự giảm bớt các thể thơ cổ điển như song thất lục bát; sự phá vỡ các dòng thơ ổn định nhịp điệu của thể thất ngôn ở cuối dòng thơ,… tất cả đều chứng tỏ rằng, dường như về mặt thể loại, thơ Việt Nam hiện đại đã đi hết chặng đường cổ điển và đang cố đạt tới một thời kỳ tự do, tự do hoàn toàn đối với tư duy thơ chính là tư duy văn xuôi” [107, 344, 350].
Từ năm 1949 Nguyễn Đình Thi - người mở đầu cho loại thơ tự do không vần đã nói về vai trò thứ yếu của vần:
“Vần là một lợi khí rất đắc lực cho sự truyền cảm nhưng không phải là hết vần là hết thơ. Khi làm thơ, thái độ của người làm là ghi cho đúng cảm xúc. Nếu cảm xúc gặp được vần thì hay. Nhưng gặp khi nó gò bó hãy vượt lên nó đã”.
“Hình thức nghệ thuật (các luật bằng trắc) phải tự thân nó ra. Khi gạt luật bên ngoài đi phải có luật bên trong rất mạnh” [76, 344]. Luật bên trong ở đây có lẽ chính là tứ thơ, là ý tưởng bao quát của bài thơ đã được hình thành từ lúc bài thơ chưa ra đời như một ý đồ sáng tạo.
Theo Nguyễn Đình Thi, tứ thơ tìm đến một hình thức thơ thích hợp. Nếu có được vần phù hợp thì rất hay. Nhưng nếu phải chọn một trong hai yếu tố giữa ý thơ và vần điệu thì nhà thơ bao giờ cũng phải giữ phần nội dung. Bởi lẽ liên kết vần chỉ là hình thức, còn ý mới là “bộ xương” là nòng cốt tạo nên bài thơ. Nguyễn Đình Thi có rất nhiều bài thơ mẫu mực về thơ tự do không vần như: Đêm mít tinh, Buổi chiều vàm cỏ, Ánh biếc,…
Về mặt biểu nghĩa cho thơ thì Nguyễn Quang Thiều đã gặt hái được nhiều thành công. Nguyễn Quang Thiều tìm kiếm khả năng thể hiện tối đa ý tưởng bằng nhiều cấu trúc câu thơ dài, ngắn khác nhau. Có trường hợp câu thơ bị dồn nén, có lúc lại chảy tràn ra, bung phá. Câu thơ “tiếng chó khuya
sủa chớp phía chân trời” dồn nén nhiều ý nghĩa. Nhà thơ dựng lên cuộc sống tù đọng ở làng quê:
…Tiếng chó khuya sủa chớp phía chân trời Bao năm rồi
Tôi lớn lên trong ngõ của tôi Đã bao năm
Cứ đêm xuống
Bầy chó ngửa mặt lên trời
Sủa cay đắng, thảm sầu, man rợ Bầy chó ơi, sủa vào đâu
Sủa vào trăng?
Sủa vào ngọn đèn dầu?
Hay sợ đêm mà sủa vào bóng tối Hay sợ nhau mà sủa vào nhau
(Bầy chó của tôi)
Nhà thơ Phạm Tiến Duật nhận xét: “…“Tiếng chó khuya sủa chớp phía chân trời” là câu thơ nếu để riêng một dòng ấy cũng có thể thành bài. Câu thơ không tả đồng bằng mà thấy đồng bằng, không nói khí hậu mà thấy khí hậu. Một loại tiếng động của một vùng làng, vùng người quần cư, của sự hữu hạn với cái chớp sáng trời đất vô hạn” [18].
Nhà nghiên cứu Lê Lưu Oanh cho rằng: “Tiếng chó sủa trong đêm dồn dập như dựng lại một không khí làng quê tối tăm, man rợ, ngột ngạt với những văn minh trộn lẫn cổ xưa và hiện đại, bạo liệt và thảm sầu”. Cách biểu đạt hiện thực trần trụi “gai người” của Nguyễn Quang Thiều tạo ra sự đa nghĩa cho thơ nhưng cũng đưa đến nhiều cách hiểu khác nhau, có khi đối lập. Trần Mạnh Hảo phê phán Nguyễn Quang Thiều “nhìn loài chó thật ghê tởm”, “kinh hãi”.
Trong tập "Sự mất ngủ của lửa” chủ yếu là thơ tự do không vần, hoặc ít vần, được vận hành bằng “một nhịp điệu ngỡ như Âu - Mỹ”. Khi thơ thiếu vắng vần, luật thì hình ảnh là phần xương sống của thơ. Hình ảnh, chi tiết tạo “sự va đập chói loà” cho từ ngữ. Sức gợi cảm của thơ Nguyễn Quang Thiều chính là ở chi tiết, hình ảnh. Hãy lắng nghe một tiếng ho trong “Bài hát về cố hương” của thi sĩ:
Tôi hát bài hát về cố hương tôi Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó Nó không tiêu tan
Nó thành giun đất
Bò âm thầm qua vại nước, bờ ao Bò quằn quại qua khu mồ dòng họ Bò qua bãi tha ma người làng chết đói Đất đùn lên máu chảy dòng dòng…
Sau “Sự mất ngủ của lửa”, Nguyễn Quang Thiều sử dụng nhiều câu thơ tự do, buông thả, trùng điệp, nhiều câu dài, gồ ghề, trúc trắc và “phần lớn cái tứ của bài thơ không thể nắm bắt”.
Khi nhà thơ trút bỏ mọi ràng buộc về niêm luật, vần luật, số câu, số chữ thì biên độ thơ được mở rộng, các hình ảnh kết cấu trùng điệp. Khi đọc những câu thơ dài 12, 13, có khi lên đến 15 âm tiết, nhiều người cho rằng Nguyễn Quang Thiều đã bỏ mất nhạc điệu của thơ. Nhà thơ trẻ Nguyễn Quyến cho rằng, “Nhạc điệu trong thơ Nguyễn Quang Thiều được toát lên từ sự cộng thông với thế giới bên ngoài của sự vật, tức là niềm hân hoan của sự hoà giải giữa tinh thần và vật chất” [82].
Nếu Nguyễn Duy sở trường phô diễn sự du dương, ngọt ngào bằng thể thơ lục bát dân tộc thì điểm mạnh của Nguyễn Quang Thiều là ở thơ tự do không vần dồn nén sự kiện. Giọng lý trí, suy ngẫm buộc nhà thơ phải hy sinh chất êm dịu, ngọt ngào. Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều thiên về lý trí, tư
duy lôgic lấn át tư duy hình tượng. Vì thế thơ Nguyễn Quang Thiều gợi cho người đọc phải suy ngẫm, tưởng tượng hơn là dễ nhớ, dễ thuộc. Do đó, nhiều bài thơ của anh không dễ để người đọc nắm bắt được ý tưởng và có biểu hiện siêu thực (chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn tính siêu thực ở phần 3.2).
Nguyễn Quang Thiều muốn khám phá mọi thực trạng của đời sống rậm rạp nên anh đã tìm đến thơ tự do, thơ không vần. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều cũng “ngồn ngộn chất liệu đời sống”. Anh lấy nguyên nghĩa của đời sống để đổ vào văn bản thơ thể hiện cái nhìn hiện thực hoá đối với đời sống. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều gần với cuộc đời đau khổ, phàm tục với những: người đàn bà goá, người đàn bà đánh dậm, gái buôn chuyến, chuồng gà, mùi cá khô, nồi bột bánh, thuốc kháng sinh, tã lót, giấy khai sinh… Với những từ ngữ trần tục, nhà thơ tái hiện những bức tranh đời sống ngổn ngang của thế giới văn minh vật chất và nguy cơ sa lầy của con người. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều không trau chuốt, tinh lọc, không êm ái mà hiện lên xù xì, góc cạnh và gân guốc.
Ngôn ngữ thơ vận động qua các thời kì, các trường phái, các khuynh hướng và mỗi thời kì, mỗi giai đoạn, ngôn ngữ thơ lại mang đặc trưng riêng. Văn học trung đại là thời đại “áo dài, khăn xếp”, ngôn ngữ văn chương, bác học mang tính ước lệ, tượng trưng, điển cố, điển tích. Thơ Mới (1930-1945) đã đưa ngôn ngữ đời sống vào thơ ca nhưng dấu vết ước lệ vẫn còn. Thơ Mới vẫn còn những từ hoa mĩ như: bồng lai, chinh phu, chinh phụ, cõi hồng trần, chốn thiên thai… Thơ kháng chiến được dân gian hoá, phục vụ cách mạng, hướng đến công - nông - binh nên từ hoa mĩ không còn mà thay vào đó là những từ có tính chất chính trị, tính đại chúng như: kháng chiến, công nông, kế hoạch, thi đua, sản xuất…
Ngôn ngữ thơ thời kì đổi mới phức tạp và đa dạng hơn. Thơ nói tất cả trạng thái của cuộc sống: ăn, ngủ, khóc, cười… thậm chí cả những điều thầm kín nhất mà trước đây bị coi là “cấm kỵ”
Hoàng Hưng đưa ra lối dùng từ trần trụi và không kém phần “dung tục”:
- Mi- ni mông lông. Cởi quần, chửi thề - Ta năm mươi rồi đâu thể cùng em
- Khu vườn ắng lại chỉ còn anh và em Khởi đầu phận sự thiêng liêng
Những cặp chân khoá chặt nhau khước từ bóng tối
(Vi Thuỳ Linh - Anh sẽ ru em ngủ) - Giữa cánh đồng tình ái mùa gặt
Giọt mồ hôi đú đởn Nỗi buồn lợm giọng
Chỉ có đêm hiểu nỗi đau tôi
(Phan Huyền Thư)
Đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ, “văn xuôi hoá thơ” làm cho thơ có độ tươi mới mang hơi thở cuộc sống, song nhiều khi sẽ tạo nên một sự thừa thãi không cần thiết và làm giảm sắc thái thẩm mỹ của thơ. Để tạo được những câu thơ tự nhiên, chân thực nhưng vẫn đảm bảo tính thi vị của thơ là một việc khó, không phải nhà thơ nào cũng đạt được. Trong những tập thơ của mình, Nguyễn Quang Thiều đã tạo dựng được nhiều bài thơ có độ tươi mới của cuộc sống, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Tuy nhiên có những bài thơ như “Lời cầu nguyện” và một số bài, một số đoạn trong “Nhịp điệu châu thổ mới” vẫn còn những “hạt sạn”. Đó là những câu thơ không còn ranh