Một vài biểu hiện có tính siêu thực trong thơ

Một phần của tài liệu Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000 (Trang 115)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Một vài biểu hiện có tính siêu thực trong thơ

trong tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều

Chủ nghĩa siêu thực với tư cách là một khuynh hướng, một phong trào chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất sâu rộng đến nhiều châu lục trên thế giới. Đầu tiên là ở Pháp, sau đó là các quốc gia châu Âu như Anh, Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Nam Tư,… rồi đến châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Bình diện của chủ nghĩa siêu thực gồm cả phong trào thơ ca, hội hoạ, điển ảnh, truyền hình… Bản tuyên ngôn siêu thực (1924) ghi rõ: “Tính tự động của tâm lý thuần tuý, bài chính tả của tư duy vắng mặt mọi giám sát của lý trí, đứng ngoài mọi thiên kiến thẩm mỹ hay đạo đức. Chủ nghĩa siêu thực dựa vào lòng tin ở thực tại siêu đẳng của những hình thái liên tưởng sơ lậu, ở những giấc mơ vạn năng, ở tư duy không vụ lợi” [45,13].

Như vậy chủ nghĩa siêu thực nhấn mạnh đến yếu tố “giấc mơ vạn năng”, “sự vắng mặt của lý trí”. Và mối bận tâm của các nhà siêu thực là sự hợp nhất: hợp nhất giữa lôgic và phi lý, giữa giấc mơ và lúc tỉnh giấc, giữa quãng thời gian tồn tại trên đời và các giá trị vĩnh cửu. Các nhà siêu thực xây dựng tác phẩm dựa trên những thủ pháp các nghịch lý, sự bất ngờ, sự thống nhất trong những cái không thể thống nhất được. Hình ảnh xuất hiện từ lối viết tự động, từ “sự xích lại gần nhau của các hiện thực cách xa nhau”. Từ đó tác phẩm của các nhà siêu thực có tính huyền ảo, phi lý…

Thơ Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI phát triển trong điều kiện lịch sử - xã hội - văn hoá và tâm lý có nhiều biến đổi. Nhiều

nhà thơ có những cách tân táo bạo, những trăn trở tìm kiếm hoà nhập vào mặt bằng thơ hiện đại thế giới.

“Nhiều thể nghiệm thành công của Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Ý Nhi, Y Phương, Nguyễn Quang Thiều,… gây ấn tượng cho người đọc” (Mã Giang Lân). Họ nỗ lực biến đổi những thói quen, thị hiếu thẩm mỹ truyền thống, tạo ra thi pháp mới: biểu hiện cuộc sống bằng những ám thị, ẩn dụ, tư duy gián đoạn không liên tục, tự do ghép chữ, tạo hình theo biểu tượng…

Thơ Việt Nam thời kỳ này là sự trở về của con người cá tính. Thơ khao khát vẽ nên chân dung đích thực của tâm hồn mỗi cá nhân. Mỗi nhà thơ đều nỗ lực xác lập một giọng điệu riêng, một hình ảnh mang cá tính riêng như một mô hình của thế giới tinh thần chính mình. Các nhà thơ luôn có ý thức tạo dựng sự đa nghĩa cho thơ. Xây dựng hình ảnh thơ mang tính tượng trưng, siêu thực là một xu hướng sáng tác của các nhà thơ thời kỳ đổi mới. Hình ảnh được “ký hiệu hoá” mà người đọc phải có một sự cảm nhận riêng mới “bắt nhịp” được.

Các nhà thơ sáng tạo những hình ảnh mới lạ, tạo ấn tượng mạnh trong cảm giác, khơi dậy các giác quan. Nguyễn Duy có các hình ảnh: gió tâm thần, gió nhàu sông, gió thô sơ, gió ngang phè,…Phùng Cung có: nắng phơi rơm, nắng ngả tương, nắng đồng trinh, nắng hàn oi, nắng ngả cau,… Hoàng Cầm có cả một không gian mưa mờ ảo: mưa ái phi, mưa sành sứ, mưa hoa nhài, mưa chèo bẻo,…

Nguyễn Quang Thiều là một trong những nhà thơ dụng công tạo hình ảnh, biểu tượng. Thế giới thơ Nguyễn Quang Thiều chen chúc các hình ảnh, biểu tượng. Nguyễn Quang Thiều đưa vào thơ nhiều hình ảnh đầy nhục thể, ít nhiều có yếu tố sex, yếu tố phi lý: “những hồ nước thủ dâm”, “miếng trầu giới tính nhiều vôi”, “những đám mây ngũ sắc vô sinh”, “những cánh đồng goá bụa”, “những cánh đồng thiêm thiếp sau từng đêm sinh nở” và “những cánh tay đàn ông, bò ngược đùi đàn bà như những chùm chân gián”,...

Trong bài “Một khu vườn ngồn ngộn hình tượng thơ”, Đông Trình đã đưa ra nhận xét: “Bước vào khu vườn của Nguyễn Quang Thiều, tôi không gặp gì khác ngoài ánh ỏi những hình tượng”. Nguyễn Quyến thì cho rằng: “Mật độ các hình ảnh trong bài thơ dày đặc. Những hình ảnh ép vào nhau. Chúng ta có thể tức thời cảm thấy không gian trong bài thơ ngột ngạt phun trào ra bên ngoài”. Còn Hàm Vũ Hùng, trong bài trao đổi với Trần Mạnh Hảo cũng đưa ra nhận xét: “Thiều thường sử dụng nhiều yếu tố tượng trưng, ẩn dụ và cả ẩn biểu đạt nên khi đọc thơ Thiều phải cẩn thận, suy tư, liên tưởng và tâm phải thông thoáng”.

Quả vậy, bước vào thế giới thơ Nguyễn Quang Thiều, người ta thấy hiện ra ngút ngát những hình ảnh, biểu tượng. Các tập thơ từ "Sự mất ngủ của lửa”, cho đến “Bài ca những con chim đêm” đều có một số biểu hiện của tượng trưng, siêu thực.

Hình ảnh, biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều mang màu sắc huyền ảo, siêu thực, phi lôgic:

- Tôi là con chim sinh đầu hoàng hôn cuối bình minh chưa biết hót Cặp mỏ tấy sưng mổ những thì thầm

… Tôi gặp dơi của bình minh sơn ca của bóng tối Những ngôi mộ tổ tiên hắt sáng gọi tôi về.

(Bài hát) - Nghe vọng lại mùa châu chấu đói

Xoè cánh bay qua vòm họng người nghèo

(Cánh đồng)

- Bầy nhái kéo những cỗ súng thần công ra khỏi thành đất Bắn những viên đạn âm thanh ẩm ướt, mơ hồ

Cánh đồng bị thương kêu lên một tiếng cười ngái ngủ Và lịm vào những thửa ruộng bùn nâu.

Ngoài ra, ta còn gặp trong thơ Nguyễn Quang Thiều lối ví von, liên tưởng mang tính siêu thực, hình ảnh mơ hồ không xác định như “vây tóc”, “chân tóc”:

- Vây tóc ta bạc trắng

Ta cất tiếng gọi bến bờ của ta bằng tiếng cá Trong hoàng hôn nước màu huyết dụ

Có một bài ca lưu lạc tìm về

(Xô-nát hoàng hôn biển)

- Gần hai mươi năm chân tóc buốt từng giờ

Ta vật vã trong vòng lăn chiếc nhẫn vàng hàng xén (Mười một khúc cảm)

Ta cũng gặp trong thơ anh “Những người đàn bà mùa đông” mang nhiều yếu tố huyền ảo:

Mùa đông mở chiếc bị cói thời gian

Lấy chiếc lược gỗ của họ thả vào một con cà cuống Về cánh đồng xăm xắp tóc màu rêu

Mùa đông lấy đôi guốc của họ thả vào một đôi rùa trắng Về ao sen ở phía không chùa

Những câu thơ, hình ảnh thơ như vậy, người đọc chỉ có thể cảm nhận mơ hồ rất khó giải thích ý nghĩa. Các nhà thơ siêu thực khêu gợi nỗi kinh ngạc bằng cách phá vỡ thói quen sử dụng từ ngữ sáo mòn và khai mở dáng vẻ phong phú của thế giới bằng những hình ảnh chói sáng. “Chúng tôi phơi bày toàn bộ sức mạnh của hình ảnh. Chúng tôi đã đánh mất quyền lực điều khiển chúng. Chúng tôi trở thành tài sản, thành cái khuy của chúng” (L.Aragon)

Thơ siêu thực trở thành “thơ hình ảnh”. Hình ảnh trở thành một phương tiện giải phóng cái nhìn, gắn kết tưởng tượng với tự nhiên. P.Eluard đã có những hình ảnh thơ chói sáng:

Giờ run rẩy dưới đáy thời gian hỗn loạn

Kéo lê trên tấm gương một cái xác không đầu Những viên mặt trời làm mềm đôi cánh

Và gió từ mặt đất khiến ánh sáng rụng rời Điều kỳ diệu nhất được phát hiện ở nơi đây

(Marcha cười với thiên thần)

Hình ảnh chói sáng trong bài thơ này chính là tấm gương phản chiếu xác con chim không đầu. Trong thơ Nguyễn Quang Thiều ta bắt gặp hình ảnh tương tự:

Những con cá không vây, không đuôi, không mang đang tìm vào lớp học

(Những học sinh mới và một thầy giáo cũ) Dù hình ảnh con cá không vây, không đuôi, không mang không phải thoát thai từ cái xác con chim không đầu trong thơ của Eluard, người đọc vẫn cảm thấy sức mạnh siêu hình của hình ảnh này và có một sự liên tưởng đến thơ của Eluard.

Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, ta hay gặp các hình ảnh, sự vật xa nhau không có mối quan hệ lôgic được đặt gần nhau trong một trường liên tưởng rộng rãi, có khi là đối lập, “trái khoáy”.

- Người nông dân già chiều nay rút rơm khô thổi lửa Xa tít một lưỡi cày mơ tên gọi vì sao

Tôi trở lại nhặt vành nón gẫy

Những chân trời gấp khúc xuống mùa đông

(Cánh đồng)

- Tôi đi theo những ngọn gió không mùa

Trong tiếng khóc khàn khàn của những cánh đồng goá bụa Những vết nẻ ngoạm chân tôi và nuốt

Gió đang vặt lông những đám mây vàng. (Trong tiếng súng bắn tỉa)

- Tôi đánh cắp tiếng em giật mình trong mê mang về mùa ổi dại Những quả ổi chín quá tuổi trong túi người đàn bà goá bụa Xoè diêm soi tiếng mọt cuối đời

(Không đề)

Liên tưởng, tưởng tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều mang tính nghịch dị. Thủ pháp “lạ hoá” gây được ấn tượng mạnh, tạo ra những “hình ảnh chói sáng”. Từ đó, tác phẩm xuất hiện một bầu không khí nghệ thuật đặc biệt có tính huyền ảo, phi lý,…

Hình ảnh người phụ nữ trong “Những người đàn bà gánh nước sông”

hiện lên đầy ám ảnh:

Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm

và nửa đời người tôi thấy Những người đàn bà gánh nước sông

Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt

Đó là những người phụ nữ sau chiến tranh âm thầm chôn vùi bản năng được miêu tả với những nét lam lũ, nhàu nhò. Mặt khác, họ được khắc hoạ với một vẻ đẹp phi thường, lãng mạn ngang tầm vũ trụ:

Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi Bàn tay kia bám vào mây trắng

Sự tương phản ấy đã làm bật lên hình ảnh “những người đàn bà gánh nước sông” biểu tượng về sự khổ đau vĩ đại, vẻ đẹp diệu kỳ. Hoàng Hưng đã đưa ra nhận xét: “… Nguyễn Quang Thiều sử dụng lối tạo hình mang tính hiện thực huyền ảo để nói về số phận lầm than của người dân quê muôn thủa”. Vũ Văn Sỹ cho rằng: “Từ tập thơ “Những người đàn bà gánh nước sông” trở lại đây, phần lớn cái tứ của bài thơ thì không dễ nắm bắt. Đọc thơ anh, nhất là các bài thơ dài, ta thấy hình như giữa các chi tiết, giữa các hình

ảnh ấy là những móc xích hờ hững và lỏng lẻo. Hình như nhà thơ ít quan tâm đến tính liên tục của sự việc và sự nhất quán ở sự kiện?. …Đọc mỗi bài thơ của Nguyễn Quang Thiều ta cảm thấy dù tác giả rất quan tâm đến sự việc, sự vật, hiện tượng, nhưng đọc xong bài thơ thì sự việc, sự vật, hiện tượng ấy bị nhoè hết đường nét, hình dáng… Dường như chúng bị khúc xạ qua một lăng kính riêng của tác giả, mà cũng chỉ mình tác giả dám khẳng định một cách chắc chắn sự vật, sự việc, hiện tượng ấy là gì, và như thế nào?” [102, 508, 511] .

Quả vậy, nhiều câu thơ Nguyễn Quang Thiều không dễ nắm được cái tứ, thật khó giải thích cụ thể mà chỉ có thể cảm nhận mơ hồ. Nguyễn Quang Thiều thường miêu tả gián tiếp các đối tượng, người đọc phải tự tìm lấy mối dây liên hệ đằng sau các hình ảnh, chi tiết. Đông La cho rằng: “Hành trình thơ ca của anh chính là hành trình tăng dần tính ký hiệu và sự biểu đạt nghệ thuật, sự trăn trở tìm kiếm ngôn ngữ riêng để thể hiện”.

Nguyễn Quang Thiều làm chúng ta nhớ đến Malácmê, cái bí hiểm Malácmê cố làm cho thơ ông tối tăm; ông đã giấu nghĩa của thơ ông để thiên hạ đi tìm. Malácmê nhận thấy có người hiểu được, ông đã nói: “Thế là ta chưa thành công” và chữa lại bài thơ cho khó hiểu hơn.

Thơ Nguyễn Quang Thiều “giấu tứ” và “hoạt ý”, anh sử dụng bút pháp “lạ hoá”, liên tưởng nghịch dị làm cho câu thơ trở nên hư hư, thực thực, quen mà lạ mang sắc thái tượng trưng. Trong nhiều bài thơ khác, Nguyễn Quang Thiều đã nhân hoá sự vật rất biến ảo, tạo tính đa nghĩa cho câu thơ:

Những vòm cây tự xé rách lưỡi mình Trong cơn ngứa ăn nhầm ánh sáng Những dòng sông tự cào tướp họng

Cơn buồn nôn những bến giả không thuyền Những hồ nước thủ dâm đục sóng

Trước loài sen đổi giới tính theo mùa

Nhà thơ dùng hàng loạt động từ “xé”, “ăn”, “cào” để nhân hoá đặc tính của vòm cây, dòng sông. Qua thủ pháp nhân hoá này các sự vật hiện ra theo ấn tượng chủ quan của tác giả mà không còn thuộc tính khách quan của nó nữa. Nguyễn Quang Thiều tạo ra những tổ hợp hình ảnh mới lạ, những liên tưởng so sánh, bất ngờ. Thủ pháp “ghép mảnh”, “cắt dán”, “lập thể” trong hội hoạ được phát huy tối đa:

- Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ

sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả.

(Sông Đáy)

- Cơn mơ nhàu nát hơn tấm áo ngủ, bẹp dí hơn chiếc gối mút và quẫn bách hơn tấm màn thủng

(Bình minh đang lên) - Những đám mây mềm, ươn ướt và xốp

Chiếc khăn tay của người đàn bà đẹp nhất

và buồn nhất thế gian này. Đang thiêm thiếp trong sa mạc trăng.

(Dưới trăng và một bậc cửa)

Những liên tưởng táo bạo trong thơ Nguyễn Quang Thiều gây ấn tượng mạnh, đập vào trực giác của người đọc, song cũng tạo ra những cách tiếp cận khác nhau. Những hình ảnh rậm rạp, liên tiếp trong các câu thơ Nguyễn Quang Thiều được ví như “vũ điệu của hình ảnh”. Các hình ảnh trong thơ Nguyễn Quang Thiều bao giờ cũng được đẩy đến tận cùng giới hạn như chính câu thơ “Con nhện cỏ giật mình chạy hút cuối đường tơ”. Trần Mạnh Hảo cho rằng, đó là những liên tưởng phi lôgic “ý tứ ông chẳng bà chuộc, tản mạn, rời rạc”. Liên tưởng, tưởng tượng là những năng lực không thể thiếu trong quá trình sáng tạo thi ca. “Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng” (Sóng Hồng). Tố Hữu cho rằng: “Thơ phải chăng là điều ấy, cái mơ ở trong

cái thực, cái vô hình ở trong cái hữu hình… Những màu trong thâu: Không sáng cũng không tối, là mờ nhưng lại rõ, cái chính xác là sự mơ hồ, cái bảng lảng có thể nói là như vậy khi người ta là thi sĩ… [ Theo 30, 669].

Nguyễn Quang Thiều hay viết về bối cảnh đêm tối chập chờn giữa ý thức và vô thức. Thơ anh xuất hiện những giấc mộng, cơn đau. Giấc mộng trong thơ Nguyễn Quang Thiều không giống với giấc mộng mị, mà theo anh, đó là một phần ánh sáng, một phía khát vọng mà con người chưa chạm tới được. Mặt khác, giấc mộng lại gắn với vô thức nên khó nắm bắt và đẩy sự mơ hồ lên cao:

- Trong giấc ngủ muộn kia, bạn bè ơi, mơ thấy gì Có giống giấc mơ tôi đêm đêm

Tôi cùng hai con chó con lông xám của tôi Từ bậc cửa này ra đi

Đến nơi ban mai chưa mặc áo Dọc con đường bao đôi dép tôi thay

Bấy nhiêu con chó con đã theo tôi lên đường trong giấc mộng mị Chúng chết cho khao khát của tôi

Khao khát ôm ban mai chưa bao giờ mặc áo… (Trong giấc ngủ muộn) - Tôi dứt tóc xanh nhai trong miệng đắng

Trong cơn mê tôi ăn hết tóc mình

(Trong tiếng súng bắn tỉa) - Còn sót lại mùa cây sưng phổi

Bầy cơn mơ lên mảnh đất cuối cùng

(Con bống đen đẻ trứng)

Nói về những biểu hiện siêu thực trong thơ Nguyễn Quang Thiều, Đông La viết: “Nói chung, thơ Nguyễn Quang Thiều, ngoài khá nhiều bài trữ tình tự sự, là thơ có đậm tính siêu thực nhưng lại liên kết với nhau trong một

cấu trúc của thơ tượng trưng. Đó là loại thơ có ngôn ngữ rất phong phú, kỳ lạ, đồng thời lại vẫn có thể biểu đạt được những điều gì đấy trong cuộc sống… Trong kết cấu tượng trưng như thế, anh thường dựng lên những hình ảnh khách quan như một đoạn phim trôi qua màn hình, trưng ra tất cả những tính chất, mọi khía cạnh của cái biểu đạt, còn cái được biểu đạt anh để im lặng phía sau biểu tượng” [62,143]. Hà Minh Đức cho rằng: “Những nhà thơ như Thanh thảo, Thu Bồn, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy và tiếp theo là Nguyễn Quang

Một phần của tài liệu Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000 (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)