Phương hướng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An hiện nay (Trang 64)

3.1.1. Phát triển giáo dục toàn diện

Phát triển đào tạo nghề không chỉ đơn giản là việc cung cấp kiến thức nghề nghiệp cho người học mà quan trọng hơn là đào tạo một thế hệ lao động Việt Nam phát triển toàn diện về nhân cách, đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, ý thức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp… để có thể đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển ở nước ta hiện nay. Bởi vậy, không thể quan niệm một cách ấu trĩ là các trường dạy nghề chỉ là nơi đào tạo về nghề đơn thuần cho người lao động để có thể tìm việc làm. Thực tế hiện nay vẫn có không ít cơ sở đào tạo, trường dạy nghề chuyên nghiệp chỉ chú trọng tới nội dung “dạy nghề” mà sao nhãng, thậm chí coi nhẹ nội dung rất quan trọng là “dạy người”; quan niệm rằng nhiệm vụ chính là đào tạo nghề mà quên rằng qua đó còn là trang bị những tri thức văn hoá cho người học để họ sau này không chỉ có khẳ năng tìm được việc làm mà còn có khả năng đáp ứng được yêu cầu của công việc ở nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau, khả năng thích nghi với công việc và đặc biệt là có điều kiện để được phát triển toàn diện về mọi mặt.

Không chỉ đào tạo mà giáo dục luôn là nội dung cơ bản cốt yếu của quá trình đào tạo ấy. Giáo dục và đào tạo là hai quá trình thống nhất không thể tách rời. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nhấn mạnh rằng: “Thời đại ngày nay đòi hỏi con người Việt Nam mới phải là con người vừa cách mạng vừa khoa học, vừa có tinh thần làm chủ, vừa có năng lực làm chủ. Con người ấy kế thừa và không ngừng nâng cao những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của Đảng, phải thường xuyên đổi mới kiến thức văn hoá, nâng cao trình độ kỹ

thuật và công nghệ, có thể lực mạnh khoẻ, tâm hồn trong sáng, trí tuệ và tài năng ngày càng được phát huy, có tầm hiểu biết rộng lớn về chính trị, tư tưởng, về kinh tế và xã hội” [17, tr.6]. Có thể khẳng định rằng chất lượng toàn diện của con người Việt Nam XHCN là nhân tố quyết định vận mệnh của đất nước trong điều kiện hiện nay.

Phát triển giáo dục toàn diện phải trở thành phương châm hành động đối với hệ thông giáo dục ở nước ta hiện nay để giáo dục Việt Nam có thể tự hào về những thành quả giáo dục của mình, để các thế hệ người Việt Nam trở thành lực lượng lao động chủ chốt có thể gánh vác các công việc của đất nước ở những thời điểm lịch sử nhất định, để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong điều kiện hiện nay thì trường ĐHSPKT Vinh hiện nay cũng cần phải coi phát triển giáo dục toàn diện là điều quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Để làm tốt vấn đề này cần:

- Chú trọng giáo dục văn hoá cho người học bởi vì văn hoá là nền tảng trên đó thể hiện trình độ, phẩm chất, đạo đức và tri thức của mỗi người. Người lao động trong thời đại mới không chỉ là người giỏi về chuyên môn mà còn phải là người có văn hoá. Hiện nay, người ta còn nói tới khái niệm “văn hoá nghề” và đưa ra yêu cầu nâng cao “văn hóa nghề” cho người lao động, và cần đưa “văn hoá nghề” trở thành môn học bắt buộc và là môn quyết định đầu ra đối với người học nghề. "Văn hoá nghề" cũng cần được xem là chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề.

- Nâng cao chất lượng dạy và học các môn đại cương ngoài kiến thức chuyên môn, trong đó chú trọng tới việc dạy và học ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất và các môn khoa học Mác- Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước… Bởi trong điều kiện hội nhập hiện nay người lao động có thể làm việc ở trong nước, cũng có thể ở ngoài nước, họ tiếp xúc với máy

móc, công nghệ hiện đại, nếu không am hiểu một ngoại ngữ thì khó để đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt nếu họ làm việc ở môi trường có yếu tố nước ngoài hoặc lao động ở nước ngoài. Hay trong điều kiện cách mạng KH & CN phát triển mạnh mẽ như hiện nay, cường độ lao động tăng nhanh thì người lao động không thể làm việc với một thể lực yếu kém. Và việc bồi dưỡng thế giới quan khoa học và bản lĩnh chính trị cũng là việc làm rất cần thiết cần được coi trọng nhằm trang bị cho người lao động trong tương lai thế giới quan và phương pháp luận cách mạng, khoa học và ý thức chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

3.1.2. Phát triển theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá

Chuẩn hoá, hiện đại hoá là bước đi tất yếu khách quan đối với tất cả các cơ sở giáo dục trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện nay. Chỉ có như vậy mới có thể đứng vững trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quyết liệt của thời đại toàn cầu hoá và quan trọng hơn là “từng bước hướng tới kinh tế tri thức”.

Trường ĐHSPKT Vinh đang trong quá trình phát triển và đang thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá khẳng định vị trí và bước đi vững chắc của mình. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đào tạo của trường trong thời gian tới trường việc thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá phải được xem là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để phát triển. Chuẩn hoá, hiện đại hoá sẽ là yếu tố quyết định sức cạnh tranh để phát triển trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta chủ trương xã hội hoá giáo dục.

Đương nhiên, việc chuẩn hoá, hiện đại hoá phải được tiến hành ở tất cả các khâu, tiến hành đồng bộ bao gồm:

- Chuẩn hoá, hiện đại hoá về cơ sở vật chất, trường lớp, xưởng thực hành; về máy móc, trang thiết bị;…

- Chuẩn hoá, hiện đại hoá về mục tiêu, nội dung, chương trình, giáo trình;

- Chuẩn hoá, hiện đại hoá về phương pháp đào tạo đào tạo; kiểm tra đánh giá kết quả học tập;

- Chuẩn hoá, hiện đại hoá về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý;

- Chuẩn hoá, hiện đại hoá phương pháp tổ chức, quản lý quá trình dạy - học…

3.1.3. Phát triển đào tạo nghề theo hướng đa ngành

Trường ĐHSPKT Vinh đang từng bước trưởng thành và lớn mạnh, là một trường đào tạo đa cấp trình độ: Công nhân, Cao đẳng, Đại học và liên thông trường có nhiều thuận lợi trong việc khai thức tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên phục vụ cho quá trình đào tạo. Hướng đào tạo đa ngành sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động khu vực Bắc miền Trung, Tây nguyên và cả nước.

Hiện tại, trường mới chỉ có 15 mã ngành đào tạo ở trình độ Cao đẳng, Đại học và một số ngành truyền thống ở trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề như: Điện công nghiệp, Hàn, Cắt gọt kim loại, Công nghệ Ôtô, Tin học. Nếu đem nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực cho một số ngành đang thiếu về nhân lực của các tập đoàn lớn như VINASHIN, Than - Khoáng sản, dệt may… chúng ta thấy rằng việc mở rộng quy mô cũng như trình độ đào tạo theo hướng đa ngành là định hướng cần tiếp tục phấn đấu để đưa trường phát triển đi lên và không ngừng lớn mạnh. Hơn nữa, việc mở rộng về chuyên ngành đào tạo cũng sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển ngành nghề hết sức đa dạng trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Những giải pháp cơ bản

3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Bộ máy cái - yếu tố quyết định chất lượng đào tạo luôn luôn phải là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong phát triển sự nghiệp giáo dục & đào tạo. Với

một trường đại học thì yêu cầu về đội ngũ giáo viên, nhất là chất lượng đội ngũ giáo viên càng cần phải được sự quan tâm đầu tư để phát triển.

Với sự phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên trường ĐHSPKT Vinh hiện nay thì chúng ta thấy chất lượng đội ngũ giáo viên của trường còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt trường còn thiếu rất nhiều giáo viên có trình độ tiến sĩ và giáo viên đầu ngành có trình độ tay nghề cao để đảm nhận những công việc quan trọng của nhà trường.

Nếu căn cứ vào quy định: 20 sinh viên chính quy/ 01 giảng viên, đến năm 2010: 40% giảng viên có trình độ thạc sĩ, 25% có trình độ tiến sĩ. Đến 2015: 60% có trình độ thạc sĩ, 35% có trình độ tiến sĩ thì ta thấy vấn đề đào tạo đội ngũ giáo viên của trường là một trong những vấn đề cấp bách nhất đối với trường trong giai đoạn hiện nay.

Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo tác giả nêu ra bao gồm:

- Có kế hoạch đào tạo bắt buộc hàng năm đối với giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên trẻ.

- Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được học tập nâng cao trình độ, trong đó việc xây dựng quy chế ưu đãi đối với giáo viên có trình độ, người đi học là động lực để các giáo viên không ngừng phấn đấu vươn lên.

- Nêu cao tinh thần tự học để nâng cao trình độ trong cán bộ, giáo viên toàn trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trước mắt, cần tập trung ưu tiên cho việc đào tạo tiến sĩ, đặc biệt là ở những chuyên ngành còn thiếu, chuyên ngành mũi nhọn của trường. Tuyển dụng và có chế độ ưu đãi thoả đáng đối với tiến sĩ.

- Có quy chế bắt buộc và khuyến khích việc nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giáo viên nhà trường, xem việc nghiên cứu khoa học là yêu cầu

thường xuyên và có thể lấy đó là tiêu chuẩn đánh giá trình độ, năng lực và xếp loại giáo viên.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề bởi giáo viên dạy nghề (thực hành) là nhân tố rất quan trọng của một trường sư phạm kỹ thuật. Ngoài việc cử đi dào tạo ở các trình độ có thể tiến hành bồi dưỡng giáo viên dạy nghề thông qua thực hành, sản xuất, tham quan thực tế tại các doanh nghiệp. Nếu có thể, tổ chức định kỳ việc thi nâng bậc nghề cho giáo viên thực hành và cử giáo viên tham gia các khoá bồi dưỡng nâng cao tay nghề ở trong và ngoài nước.

- Tổ chức mở các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn về năng lực sư phạm, sư phạm kỹ thuật, trình độ tay nghề, ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên có sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ và đánh giá kết quả.

- Bồi dưỡng, giáo dục thường xuyên về đạo đức, nhân cách, phẩm chất nhà giáo đối với đội ngũ giáo viên toàn trường xứng đáng là “người thầy” mẫu mực để góp phần giáo dục nhân cách cho các thế hệ HS, SV, xứng đáng với niềm tin yêu của họ.

- Nhà trường có thể thu gọn đội ngũ giảng viên biên chế, tăng cường đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là những người giỏi nghề đang trực tiếp làm việc tại cơ sở.

Nhóm các giải pháp trên cần được tiến hành đồng bộ với sự quan tâm và tạo điều kiện một các thoả đáng của lãnh đạo nhà trường. Bởi vậy, tính cấp thiết của vấn đề cần được nhìn nhận từ góc độ của những nhà quản lý và việc đề ra định hướng, chiến lược rõ ràng, có tính khả thi trở thành vấn đề có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển của nhà trường.

3.2.2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở vật chất, trường lớp, xưởng thực hành, v.v.. phục vụ việc dạy và học là yếu tố quan trọng tạo môi trường học tập cho học sinh, sinh viên. Thực tế hiện nay cho thấy trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh

chóng như hiện nay thì cơ sở vật chất là điều kiện cần trước hết đối với các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở có đào tạo nghề. Bởi việc học nghề nếu chỉ tiến hành trong điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo, máy móc trang thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu thì khó mà đảm bảo việc dạy và học sẽ đáp ứng được mục tiêu của đào tạo.

Dù đang có sự đầu tư mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng để việc đầu tư có trọng điểm và đạt hiệu quả cao nhất theo tác giả cần tập trung thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị thực hành hiện đại đảm bảo phục vụ tốt nhất môi trường học tập cho học sinh, sinh viên.

Việc đầu tư hiện nay cần tập trung thực hiện có trọng điểm các vấn đề cốt yếu:

- Có đề án, quy hoạch mở rộng, phát triển trong thời gian tới và từng bước tổ chức thực hiện theo đúng tiến trình đề ra.

- Quan tâm xây dựng phòng học khang trang, có thiết bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, phấn đấu 100% số phòng học lý thuyết đều có máy chiếu phục vụ việc giảng dạy bằng giáo án điện tử và phủ sóng internet để phục vụ quá trình dạy – học và nghiên cứu của cán bộ giáo viên và HSSV.

- Chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, sát hợp với thực tế sản xuất của doanh nghiệp, của xã hội.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch đổi mới trang thiết bị, khắc phục tình trạng máy móc, phương tiện lỗi thời, thanh lý những thiết bị đã quá cũ kỹ lạc hậu.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, phương tiện tiên tiến như các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí, các sân bãi thể dục thể thao phục vụ cho việc học tập và rèn luyện cho cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên.

- Mở rộng, xây dựng thư viện điện tử hiện đại xứng đáng với quy mô của một trường đại học.

Xây dựng khu ký túc xá hiện đại, tiện nghi phục vụ nhu cầu về chỗ ở cho HSSV, giúp người học có điều kiện học tập tốt.

Đầu tư xây dựng một số căngtin, nhà ăn phục vụ cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên.

Nâng cao chất lượng hiệu quả của y tế nhà trường bằng việc đầu tư một số trang thiết bị, máy móc hiện đại để có thể phục vụ việc khám và sơ cứu trong nhà trường, thực hiện chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên.

3.2.3. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo

Hiện nay, ở các nước có nền giáo dục phát triển chương trình, giáo trình là cốt lõi của nền học, sách giáo khoa là phương tiện tối thiểu cho dạy và học, bởi vậy, họ rất coi trọng xây dựng chương trình, giáo trình nhằm phát triển giáo dục. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay vấn đề chương trình, giáo trình chưa thực sự được quan tâm đặt lên đúng mức. Nếu muốn nền giáo dục của ta có thể tiến kịp với nền giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới thì vấn đề cấp thiết hiện nay là chúng ta phải đề ra được một chương trình giảng dạy phù hợp.

Đối với trường ĐHSPKT Vinh, hiện nay trường đang tích cực chuẩn bị mọi mặt cho việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Chương trình, giáo trình đang là vấn đề trọng tâm trong quá trình chuyển đổi này. Để bắt kịp trình độ phát triển của nền giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập hiện nay thì cần đổi mới nôi dung, chương trình đào tạo theo hướng:

Trước hết, nhà trường cần xây dựng, hoàn thiện nội dung chương trình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An hiện nay (Trang 64)