Thực trạng đào tạo nghề ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An hiện nay (Trang 54)

Vinh hiện nay

2.2.1.1. Về quy mô đào tạo của trường

Hiện nay, Trường ĐHSPKT Vinh thực hiện cơ cấu đào tạo đa cấp các trình độ: Đại học, Cao đẳng kỹ thuật, công nhân kỹ thuật trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề. Với các hình thức đào tạo chính quy, liên thông, liên kết, vừa học vừa làm.

Đào tạo đại học các chuyên ngành: 1. Tin học ứng dụng

2. Công nghệ kỹ thuật điện

3. Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông 4. Công nghệ chế tạo máy

5. Công nghệ kỹ thuật ô tô

6. Sư phạm kỹ thuật công nghiệp

Đại học liên thông từ cao đẳng lên đại học các chuyên ngành tương ứng với các chuyên ngành đại học.

Đào tạo cao đẳng kỹ thuật: 1. Tin học ứng dụng

2. Công nghệ kỹ thuật điện 3. Công nghệ kỹ thuật điện tử 4. Công nghệ chế tạo máy 5. Công nghệ kỹ thuật ô tô

6. Sư phạm kỹ thuật công nghiệp 7. Công nghệ cơ khí động lực 8. Công nghệ cơ khí cơ điện 9. Công nghệ hàn

Đào tạo cao đẳng sư phạm kỹ thuật liên thông từ công nhân kỹ thuật lành nghề bậc 3/7, trung cấp chuyên nghiệp (khối K)

Đào tạo nghề (Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề).

Trong những năm qua, quy mô đào tạo của trường dần tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho Nghệ An và các tỉnh Bắc miền Trung. Đặc biệt, kể từ năm 2006 khi trường được nâng cấp thành trường đại học tạo điều kiện cho trường mở rộng quy mô đào tạo. Số lượng người học cũng tăng nhanh cho thấy nhu cầu học tập, trong đó có nhu cầu học nghề đang tăng nhanh.

Bảng 2.2.1. Quy mô đào tạo qua các năm Loại hình đào tạo Năm

2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đại học 339 554 1750 Cao đẳng 942 1.109 1.200 765 2950 Trung cấp KT 212 266 266 … … Công nhân KT 530 680 678 868 80 Cao đẳng nghề 0 400 940 Trung cấp nghề 0 1.300 1.200 Cộng 1.684 1.684 4.489 5.894 6.920

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

Trong những năm tới trường dự kiến tăng quy mô đào tạo với lưu lượng sinh viên > 10.000 vào năm 2015.

Bảng 2.2.2. Dự kiến quy mô đào tạo đến năm 2015 Loại hình đào tạo Năm

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2015 - Sau Đại học 300 - Đại học

+ Đại học SPKT 330 680 1.110 1.610 3.600 + Đại học Kỹ thuật 560 840 1.140 1.490 2.650 - Cao đẳng + Cao đẳng SPKT 1.920 1.800 1.685 1.620 1.200 + Cao đẳng Kỹ thuật 1.430 1.500 1.080 1.200 1.200 - Giáo dục nghề nghiệp + Cao đẳng nghề 400 920 1.200 1.200 1.200 + Trung cấp nghề 1.300 1.200 1.200 1.200 1.200 Cộng 6.000 7.000 7.500 8.500 11.000

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

2.2.1.2. Về chất lượng đào tạo của trường

Với lịch sử phát triển gần 50 năm, nhà trường đã đào tạo biết bao thế hệ học sinh phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ những năm chiến tranh ác liệt và trong giai đoạn xây dựng CNXH hiện nay. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhà trường đã nhận thức về vai trò của mình trước nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu đó. Về cơ bản số lượng đào tạo ra đáp ứng được một phần nhu cầu về lực lượng lao động của khu vực và cả nước. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng đào tạo - vấn đề quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyết định đối với nhà trường cần phải được tiếp tục nâng cao để quá trình đào tạo của nhà trường không bị lãng phí. Chẳng hạn, những kiến thức đào tạo của nhà trường còn có khoảng cách so với thực tế sử dụng lao động tại các doanh nghiệp. Có thể thấy điều này qua đánh giá về chất lượng đào tạo của trường của chính khách hàng của nhà trường là người học và doanh nghiệp.

Bảng 2.2.3. Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của nhà trường

Đánh giá của sinh viên 2004 2005 2006 2007 2008

Tỷ lệ người học trả lời đã học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp

59,0 60,0 63,5 61,0 60,5

Tỷ lệ người học trả lời chỉ học được một phần kiến thức và kỹ năng cần thiết

cho công việc theo ngành tốt nghiệp 41,0 40,0 36,5 39,0 39,5 Tỷ lệ người học trả lời KHÔNG học được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp

0 0 0 0

Nguồn: Báo cáo khảo sát thực trạng chất lượng giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

Bảng 2.2.4. Đánh giá của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo

Đơn vị tính: %

Đánh giá của nhà tuyển dụng 2004 2005 2006 2007 2008

Tỷ lệ người học đáp ứng yêu cầu của

công việc, có thể sử dụng được ngay 44,0 46,5 47,0 49.5 49,0 Tỷ lệ người học cơ bản đáp ứng yêu

cầu của công việc, nhưng phải đào tạo thêm

44,5 43,5 47,5 46,5 45,0

Tỷ lệ người học phải được đào tạo lại

hoặc đào tạo bổ sung ít nhất 6 tháng 8,5 6,5 6,5 7,0 6,0

Nguồn: Báo cáo khảo sát thực trạng chất lượng giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

Như vậy, có thể thấy chỉ có chưa đến 50% số người được đào tạo có thể đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế, hơn 50% còn lại chỉ đáp ứng được

một phần yêu cầu công việc theo đánh giá của chính người học và của nhà tuyển dụng, thậm chí có số còn cần phải được đào tạo lại.

Có thể phân tích một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới những hạn chế đó là:

- Công nghệ trong xưởng trường còn bất cập, chưa theo kịp sự phát

triển của công nghệ sản xuất bởi như đã trình bày ở trên số máy móc thiết bị dùng cho thực hành hiện vẫn còn nhiều số máy móc thiết bị cũ, đã lạc hậu về công nghệ, trong đó có cả những máy móc do Liên xô (cũ) viện trợ từ những năm 70 của thế kỷ trước. Nếu so sánh với công nghệ hiện đại trong các dây chuyền sản xuất hiện nay thì đương nhiên là không theo kịp bởi các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm cách đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ở một số khoa vẫn còn tình trạng thiếu thiết bị thực hành. Đặc biệt việc rèn luyện kỹ năng nghề cho người học thông qua lịch thực hành vẫn còn ít so với yêu cầu rèn luyện kỹ năng nghề.

- Chương trình, giáo trình chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng được cho

quá trình đào tạo. Đặc biệt, chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, yếu về thực hành để rèn luyện kỹ năng nghề cho người học.

- Đội ngũ giảng viên của trường vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập về trình độ, học hàm, học vị, kiến thức và kể cả năng lực bổ trợ cũng như ngoại ngữ, tin học và trình độ tiếp thu, ứng dụng khoa học - công nghệ mới. Đặc biệt đội ngũ giáo viên thực hành vẫn còn thiếu về quy mô và yếu về trình độ thực hành nên chưa đáp ứng được yêu cầu dạy nghề.

- Chưa có sự liên thông giữa đào tạo và sử dụng - nhà trường và nhà tuyển dụng (doanh nghiệp). Sự thiếu thông tin và thiếu hợp tác với doanh nghiệp

dẫn đến đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Đặc biệt, chính tình trạng này là nguyên nhân gây lãng phí về nguồn nhân lực đã qua đào tạo bởi không phải ai được đào tạo ra trường cũng có thể sử dụng được ngay và doanh nghiệp cũng phải bỏ ra khoản kinh phí không nhỏ để đào tạo lại.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An hiện nay (Trang 54)