Vai trò của đào tạo nghề đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An hiện nay (Trang 29)

nước; phát triển dạy nghề nhằm xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và nhân viên kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ CNH, HĐH, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam.

1.2. Vai trò của đào tạo nghề đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nguồn nhân lực

1.2.1. Về đào tạo nghề

1.2.1.1. Quan niệm về đào tạo nghề

Về khái niệm đào tạo nghề hay còn gọi là dạy nghề được Luật dạy nghề 2006 quan niệm: Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học [36].

Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [36].

Như vậy, đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong tương lai. Đó là hoạt động cần thiết nhằm đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đối với nước ta là yêu cầu trực tiếp của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Yêu cầu của CNH, HĐH đặt ra cho đào tạo nghề trọng trách lớn lao là đào tạo ra đội ngũ lao động được đào tạo không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn phải có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe...

1.2.1.2. Yêu cầu củacông nghiệp hoá, hiện đại hoá với đào tạo nghề

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [8, tr.42].

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu khách quan đối với nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trên cả hai phương diện trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất. Nó gắn liền với thành tựu của cách mạng khoa học & công nghệ hiện đại. CNH, HĐH còn đòi hỏi phải có một cơ cấu lao động hợp lý, nghĩa là phải có một tỉ lệ phù hợp giữa các thành tố của nguồn lực lao động.

Phát triển lao động lành nghề, nâng cao năng lực thực hành và tăng hàm lượng chất xám. Đội ngũ công nhân lành nghề và các kỹ nghệ gia, kỹ thuật viên phải chiếm tỉ trọng chủ yếu. Đây là một tiêu chí đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của cả nước, toàn xã hội, toàn ngành Giáo dục, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề nói riêng trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Trên thực tế, trong nhiều năm qua chúng ta mới đầu tư chú ý đến phát triển giáo dục phổ thông, giáo dục đại học chưa coi trọng giáo dục nghề nghiệp, dẫn đến giáo dục chuyên nghiệp, nhất là đạo tạo công nhân mất cân đối. Quy mô đào tạo nghề hiện nay vẫn quá nhỏ bé, manh mún, thiết bị đào tạo lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH. Chính những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Thực tiễn cho thấy một xu thế tất yếu đang diễn ra là sự nghiệp CNH, HĐH, đô thị hóa đòi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi dào để thực hiện bởi yếu tố con người là yếu tố cơ bản quyết định nhất. Đảng ta đã xác định phát triển nguồn lực nói chung, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình CNH, HĐH. Sự nghiệp CNH, HĐH để phát triển đất nước đặt ra yêu cầu khách quan cho hệ thống đào tạo nghề đó là phải đào tạo ra được một đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển công nghiệp.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta không thể sử dụng lực lượng lao động nông nghiệp cho lao động công nghiệp hay lao động chưa

qua đào tạo vẫn có thể làm việc trong các công ty, xí nghiệp dù đó là công việc đơn giản. Nếu chúng ta cứ để tình trạng đó tiếp diễn thì nguy cơ tụt hậu - điều mà chúng ta đã dự đoán trước sẽ là một thực tế. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay chúng ta không chỉ cung cấp lao động cho các doanh nghiệp trong nước mà còn là sự tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cả việc xuất khẩu lao động. Do đó, đào tạo và đào tạo lại cho lao động là điều kiện thiết yếu để chúng ta tiến hành CNH, HĐH thành công và hội nhập có hiệu quả.

CNH, HĐH đặt ra những yêu cầu đối với nguồn nhân lực:

- Nguồn nhân lực phải được đào tạo cơ bản: Có trình độ chuyên môn vững vàng và trình độ tay nghề cao để có thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp đang ngày càng phát triển và chiếm ưu thế. Điều này đặt ra trọng trách cho hệ thống đào tạo nghề với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho CNH, HĐH.

- Không chỉ có đào tạo về tay nghề cho người lao động - yếu tố cơ bản đối với lao động, người lao động trong giai đoạn hiện nay ngoài tay nghề vững vàng còn cần tới phẩm chất đạo đức trong sáng, có văn hoá và đặc biệt là cần tới một sức khỏe cường tráng để có thể là người xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bởi vậy, đào tạo nghề không chỉ hiểu đơn giản là việc trang bị năng lực nghề nghiệp cho người lao động mà quan trong hơn nữa là nó góp phần đào tạo thế hệ người Việt Nam mới để xây dựng đất nước “sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới”.

- Nguồn nhân lực cho CNH, HĐH hiện nay có tác phong công nghiệp, phải có ý thức tổ chức, kỷ luật cao. Điều này hết sức cần thiết bởi nền sản xuất công nghiệp không hình thành một cách manh mún, tự phát và lao động trong dây chuyền sản xuất công nghiệp phải có ý thức tổ chức và tính công nghiệp. Đối với lao động Việt Nam đây là một trong những điểm yếu nhất bởi chúng ta đi lên sản xuất lớn từ một nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, manh mún

nên lao động Việt Nam phần lớn chưa có tác phong công nghiệp và khi phải làm việc trong môi trường công nghiệp họ gặp rất nhiều khó khăn. Thông qua quá trình đào tạo nghề người lao động không chỉ được cung cấp kiến thức và năng lực nghề nghiệp mà quá trình đó cũng chính là quá trình rèn luyện tác phong công nghiệp ở họ.

Tóm lại, nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, tài nguyên khoáng sản không nhiều… Do đó, để có thể tiếp cận được với nền khoa học - kỹ thuật đang tiến nhanh như vũ bão của thế giới, từng bước rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp với sự phát triển của các nước. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải khẩn trương bồi dưỡng về mọi mặt cho số công nhân, số lao động chưa qua đào tạo đầy đủ, tăng nhanh về qui mô với chất lượng cao. Với mục tiêu “xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng được tri thức hoá: có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao” [13, tr.50]. Muốn vậy phải nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Đào tạo nghề để tạo ra một thế hệ lao động Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức hiện nay trở thành yêu cầu cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An hiện nay (Trang 29)