Cốt truyện phiêu lưu

Một phần của tài liệu Thi pháp trò chơi trong Lolita của V. Nabokov (Trang 88)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3. Cốt truyện phiêu lưu

Đối với Humbert, cuộc đời anh ta là một chuỗi các cuộc phiêu lưu. Sau khi chia tay người vợ đầu, Humbert đã rời quê hương, sang Mỹ để thừa hưởng phần tài sản ông chú để lại cho rồi sau đó bắt đầu một hành trình lênh đênh không nhà. Sau khi Charlotte – người vợ thứ hai của Humbert bị xe cán chết, Humbert rời khỏi nhà ấy và nhận ra rằng cuộc đời mình sẽ lại lao vào những chuyến phiêu lưu vô định: “Tôi rời bỏ ngôi nhà nhợt nhạt, nơi tôi đã thuê một căn phòng chỉ mới cách đây mười tuần, để lao vào những cuộc phiêu lưu chưa biết sẽ dẫn tới đâu” [30; 140]. Sau khi đón Lolita từ trại hè về, sau cái đêm chính thức mối quan hệ kỳ cục với cô bé tại khách sạn The Enchanted Hunters, cả hai bắt đầu rong ruổi khắp nước Mỹ: “Đó là lúc khởi đầu cuộc viễn du lớn của chúng tôi qua khắp các vùng miền nước Mỹ” [30; 193]. Trong khoảng 150 ngày di chuyển thực tế cộng với 200 ngày dừng nghỉ xen kẽ, cả hai đã vượt qua quãng đường 43.000 ki lô mét trên khắp nước Mỹ. Họ đã nghỉ qua bao nhà trọ, bao sự việc diễn ra trên đường, bao biến chuyển, đối khác trong diễn biến tâm lý, bao khám phá, phát hiện, vỡ lẽ… gợi liên tưởng tới cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer trong tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer của Mark Twain. Cuốn tiểu thuyết kể về cậu bé thông minh, tinh

83

nghịch, giàu trí tưởng tượng. Cậu thích khám phá cuộc sống xung quanh. Đối với cậu, những cuộc phiêu lưu từ những trò chơi tai quái bắt chước theo sách vở và truyện kể dân gian tại ngôi làng nghèo bên dòng sông Missisipi đầy ly kỳ, hấp dẫn và thú vị như đã đi vòng quanh đất nước rồi. Trong bối cảnh nghèo nàn, lạc hậu ấy, Tom Sawyer và Huck Finn với những trò nghịch tinh quái nổi lên như những đứa trẻ bất trị, nằm ngoài những quan niệm đạo đức của gia đình. Rồi Tom, Huck Finn cùng Joe Harper chạy đến một hòn đảo để trở thành những tên cướp biển, sống cuộc sống tự do yêu thích. Sau đó, trước sự đau buồn của những người thân khi tưởng họ đã chết, cả ba trở về nhà nhưng tiếp tục với những cuộc phiêu lưu tinh nghịch. Cuốn tiểu thuyết đề cao những cuộc sống tự do khám phá của con người và cho thấy sự dũng cảm, lòng nhân ái của các cậu bé.

Cũng rong ruổi khắp nhiều nơi, nhiều vùng đất, nhiều di tích, thắng cảnh khắp nước Mỹ nhưng hành trình của Humbert và Lolita không giống với Tom và nhóm bạn bởi nó giống một cuộc trốn chạy hơn là một sự phiêu lưu, khám phá. Humbert hoàn toàn thấy được sự cô độc của mình với mọi người, với cuộc sống xung quanh. Gã hoàn toàn thấy được con người hai mặt trong mình giữa một vẻ bên ngoài bình thường và sự ham muốn tính dục bất thường. Humbert đau khổ khi phải kìm nén ngọn lửa tình dục quái quỷ ấy trong mình. “Giữa một nền văn minh trong đó một người đàn ông hai mươi lăm tuổi được phép tán tỉnh một thiếu nữ mười sáu, nhưng không phải là một bé gái mười hai” [30; 27], cuộc tình của Humbert và Lolita nếu bại lộ thì chắc chắn nhà tù là nơi đến không thể khác của Humbert. Nhưng Humbert không thể dùng lý trí để chế ngự ham muốn trong mình bởi nó quá mãnh liệt, đầy dằn vặt và thiêu đốt tâm hồn gã. Bởi thế, để được sống tự do với con người mình, không còn cách nào khác Humbert và Lolita tránh xa những người quen biết. Đó là hành trình không biết đâu ngày mai, mỗi hôm thức dậy lại trên một

84

vùng đất xa lạ, con người xa lạ, một hành trình mới. Hai con người trong “hành trình kỳ cục” [30; 309] quấn với nhau với những trận hoan lạc đầy tội lỗi, trong cuộc trốn chạy giữa một người đàn ông ba mươi tuổi góa vợ và một bé gái bị đánh cắp tuổi thơ. Để khiến cho Lolita có cảm giác “tham quan đất nước”, Humbert đã huy động những kiến thức địa lý để tìm tới những địa điểm thú vị nhằm giữ cho người bạn đường của Humbert vui vẻ trong thời gian dài. Họ tham quan khối thạch nhũ lớn nhất thế giới, một bộ sưu tập bưu ảnh các khách sạn châu Âu trong một bảo tàng về thú tiêu khiển tại một khu nghỉ mát ở Mississippi, Tiểu Hồ Băng Trôi ở một nơi nào đó trong bang Colorado… Các địa điểm liên tục thay đổi nhằm kích thích trí tò mò của Lolita đồng thời đánh lạc hướng nàng ràng chuyến đi hoàn toàn có mục đích, có đích đến là một nơi nào đó tươi đẹp. Nhưng kỳ thực, tất cả chỉ là vô định. Chính Humbert cũng nhận thấy rằng, hành trình của họ không đem lại một chút ý nghĩa nào mà chỉ vạch một vạch dài ô uế khắp nước Mỹ. Ô uế bởi mỗi vùng đất họ đi qua chỉ gắn với những hoan lạc đầy tội lỗi. Thân phận lưu vong, vô định không nhà của Humbert phần nào phảng phất chính một phần cuộc đời của tác giả V.Nabokov. Ông cũng sớm phải rời xa nước Nga – quê hương ông yêu tha thiết trở thành nhà văn sống lưu vong trên đất Mỹ.

Một phần của tài liệu Thi pháp trò chơi trong Lolita của V. Nabokov (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)